CEO Tống Đông Khuê xuất hiện tại Sa Pa cùng siêu xe Mclaren 570S độc nhất Việt Nam
Đây là lần đầu tiên vị doanh nhân này mang chiếc McLaren 570S ra miền Bắc.
Tống Đông Khuê đồng hành cùng siêu xe McLaren 570S trong chuyến đi tới Sa Pa trong dịp lễ 30/4-1/5. Xe được vận chuyển bằng xe chuyên chở từ TP.HCM ra Hà Nội để phục vụ nhu cầu đi lại của vị đại gia trẻ tuổi. Nhiều khả năng, Tống Đông Khuê sẽ cầm lái siêu xe này trở lại TP.HCM. Đây là lần đầu tiên vị doanh nhân này mang chiếc McLaren 570S này ra miền Bắc.
Chiếc McLaren 570S từng gắn liền với tên tuổi doanh nhân Nguyễn Quốc Cường. Ngoại thất của xe được nâng cấp lên bodykit Vorsteiner VX với nhiều chi tiết mới làm từ sợi carbon giúp chiếc xe nhẹ hơn. Phần cản trước được thiết kế lại với nhiều hốc gió và khe gió nhằm tối ưu khí động học cũng như lực ép cho xe. Trong khi đuôi xe được Vorsteiner thiết kế phần cản sau mới với sự bổ sung của khuếch tản gió cùng cánh gió cố định có kích thước “khủng”. Nâng cấp cuối cùng là bộ mâm độ Forgiato 2.0 Turni-Ec đa chấu màu đen.
Video đang HOT
McLaren 570S sử dụng động cơ V8, tăng áp kép, dung tích 3,8 lít, sản sinh công suất tối đa 562 mã lực và mô-men xoắn cực đại 600 Nm, kết hợp với hộp số SSG 7 cấp. Thời gian tăng tốc 0-100 km/h là 3,2 giây, vận tốc tối đa 328 km/h. Ống xả mới hiệu FI.
Trong chuyến hành trình này, ngoài chiếc McLaren 570S, nhóm bạn của Tống Đông Khuê còn sử dụng một vài mẫu xe thể thao khác bao gồm Audi R8 V10 Plus, BMW i8, Porsche Panamera và Porsche Macan.
Ảnh: Gia Phong
Ông lão U70 nhiều năm làm công việc "cướp cơm" trẻ em ở Sa Pa
" Thưa toàn thể quý du khách đang tham quan và du lịch trên toàn thị xã Sa Pa. Tổ công tác chúng tôi kính mong toàn thể quý du khách khi đi tham quan và du lịch trên toàn địa bàn thị xã Sa Pa hãy vui lòng thực hiện không mủi lòng cho tiền trẻ nhỏ, không mua hàng trẻ nhỏ địa phương " - đây là tiếng loa quen thuộc, từ người đàn ông "cướp cơm" của tụi trẻ ăn xin tại Sa Pa.
Ông Trần Văn Thơ trong một tối làm việc. (Ảnh: Dân Việt)
Theo thông tin từ báo Dân Việt, ông Trần Văn Thơ (người đàn ông phát loa) đã làm công việc này nhiều năm, từ sáng tới tận đêm khuya. Ông Thơ chia sẻ, mục đích của công việc này không phải làm cho oai mà xuất phát từ việc thương cảm cho những đứa trẻ người đồng bào lẽ ra được vui chơi, đến trường thì lại phải ra ngoài mưu sinh.
Video được một du khách hiếu kỳ rồi quay lại. (Nguồn: Hoàng Anh)
Sa Pa là địa điểm du lịch có tiếng trong nước, thu hút cả khách nước ngoài. Vì vậy, nhiều người lớn đã lợi dụng điều này, đưa trẻ con ra đường để "mua" lòng thương hại. Tụi trẻ mới lớn vì muốn có những ngày bình yên, no đủ nên đành phải chèo kéo, đu bám khách để được cho tiền. Đặc biệt, dù phải ở ngoài đường cả ngày để xin ăn nhưng tụi nhỏ lại không được chăm sóc đàng hoàng. Hầu hết số tiền xin được du khách sẽ bị bố mẹ lấy hết, "nướng" vào những thú vui khác.
Trẻ em tại Sa Pa phải đi xin ăn giữa tiết trời lạnh. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
" Nhìn những đứa trẻ ngày đông giá buốt bị ép đi ăn xin, bán hàng từ sáng tới đêm khuya, chưa kể những ngày mưa nắng... Tôi không cầm được lòng " - ông Thơ tâm sự. Chính vì vậy, thay vì cho tiền, ông đã chọn cách tuyên truyền để du khách không mua hàng của các em bé. Có tâm với công việc, người đàn ông ngoài 60 tuổi này chọn cách tự đọc trực tiếp từ sáng tới tối, thay vì thu âm sẵn. Bởi vì, ông cho rằng hành động đó nên xuất phát từ trái tim, việc đọc trực tiếp cũng giúp câu chuyện trở nên gần gũi và dễ dàng được đón nhận hơn.
Công việc của ông đều đặn từ 8 giờ sáng đến 22 giờ khuya. (Ảnh: Tiền Phong)
Làm việc tốt là vậy nhưng hành động của ông Thơ bị không ít người chửi vì "cướp cơm" của những đứa trẻ con. Thậm chí, có người nhiều lần còn có ý định dùng vũ lực để ông dừng lại hoạt động này. Thế nhưng, bất chấp hiểm nguy, "phát thanh viên" bất đắc dĩ của quảng trường Sa Pa vẫn đều đặn làm việc từ 8 giờ sáng đến 22 giờ khuya. Nhờ hành động đó, nhiều đứa trẻ đã được đi học, đến trường thay vì lang thang dưới tiết trời lạnh giá.
Nhiều du khách sẵn sàng cho các em bé thêm tiền vì thấy chúng đáng thương. (Ảnh: Chụp màn hình)
Tấm lòng tử tế và hành động đẹp của ông Thơ được rất nhiều du khách ủng hộ. Chị Quỳnh Ch. (Vĩnh Phúc) chia sẻ: " Vài năm trước, khi đến Sa Pa, mình vừa xót xa vừa khó chịu khi bị các em nhỏ chèo kéo mua đồ. Hứng thú du lịch cũng vì vậy mà giảm đi một nửa. Nhưng mới đây trở lại, mình thấy khá bất ngờ vì các em nhỏ ăn xin đã ít đi rất nhiều, để ý mới thấy tiếng loa của bác đó. Giọng của ông rất ấm, truyền cảm và hay nên mình nghĩ du khách sẽ để tâm nhiều hơn ".
Bạn Thanh Tr. (Quảng Nam) khen ngợi: " Đúng là "cướp cơm" thật mà nhưng lại rất dễ thương. Chỉ có những người có tâm mới làm được như vậy thôi. Hi vọng du khách khi tới đây nên hiểu rằng việc cho tiền chỉ khiến các em khổ hơn thôi. Vậy nên hãy xây dựng một môi trường du lịch lành mạnh, giúp các em đi học thay vì phải ra đường xin ăn thế này ".
Ông Thơ cùng nụ cười hiền hậu được mọi người quý mến. (Ảnh: Dân Việt)
Câu chuyện về ông Thơ và những đứa trẻ ăn xin ở Sa Pa vẫn đang là đề tài được dân tình quan tâm, bình luận. Nhiều người cho rằng, hành động đẹp này cần nhân rộng tại nhiều điểm du lịch, tạo điều kiện giúp trẻ em được sống, vui chơi đúng với độ tuổi.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Tượng Nữ thần tự do ở Sa Pa sẽ sửa thành người H'Mông cầm khèn Những ngày gần đây, dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt đến bức tượng Nữ thần tự do phiên bản "đột biến" ở Sa Pa. Sau nhiều ngày gây ồn ào, chủ nhân điểm du lịch có bức tượng này đã có những động thái chỉnh sửa. Theo thông tin trên Vietnamnet, ông Nguyễn Ngọc Đông, chủ điểm du lịch có...