CEO Tim Cook dội gáo nước lạnh vào nỗ lực hòa giải của Qualcomm
Qualcomm khẳng định muốn giải quyết tranh chấp với Apple bằng hòa giải bên ngoài tòa án. Nhưng CEO Tim Cook phủ nhận điều đó.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CNBC, CEO Tim Cook đã nói về cuộc chiến pháp lý đang diễn ra với Qualcomm và cho rằng có rất ít khả năng kết thúc bằng cách hòa giải.
“Vấn đề mà chúng tôi gặp phải với Qualcomm, đó là họ có một chính sách không ký thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế thì sẽ không cung cấp chip. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là chính sách bất hợp pháp”, CEO Tim Cook chia sẻ.
“Tiếp theo vấn đề thứ hai, Qualcomm có nghĩa vụ kinh doanh cấp phép bằng sáng chế một cách công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử giữa các khách hàng. Nhưng họ không làm vậy, họ tính phí cắt cổ đối với chúng tôi”.
Apple còn gặp phải một vấn đề khác với Qualcomm. Theo New York Times, Qualcomm đã thuê Definers Public Affairs viết và chia sẻ những báo cáo bất lợi cho Apple, khiến các nhà đầu tư lo lắng.
CEO Tim Cook cho biết: “Họ trả tiền cho một vài người để viết báo cáo giả mạo và chia sẻ chúng. Đây không phải cách mà một công ty công nghệ lớn nên làm”.
CEO Steve Mollenkopf và Qualcomm đã từng nhắc lại nhiều lần về việc cố gắng giải quyết tranh chấp với Apple bằng hòa giải bên ngoài tòa án. Tuy nhiên CEO Tim Cook đã dội một gáo nước lạnh vào hy vọng đó của Qualcomm.
“Chúng tôi đã không tham gia bất kỳ cuộc thảo luận dàn xếp nào với họ kể từ Q3 năm ngoái. Do đó tôi không chắc ý tưởng đó của họ bắt nguồn từ đâu”, CEO Tim Cook khẳng định.
Video đang HOT
Qualcomm phản hồi trong một thông báo: “Trong 18 tháng qua, tại nhiều thời điểm, chúng tôi đã thảo luận với Apple để tìm ra một giải pháp cho cuộc tranh chấp cấp phép bằng sáng chế của chúng tôi”.
Mặc dù ngoài mặt nói rằng muốn hòa giải, nhưng Qualcomm vừa mới đạt được một lệnh cấm bán iPhone tại Trung Quốc và Đức, đẩy Apple vào tình cảnh vô cùng khó khăn.
Tham khảo: CNBC
Điểm lại các mốc sự kiện đáng nhớ trong 6 tháng trượt dốc của Apple
Chỉ trong 6 tháng ngắn ngủi, từ vị trí công ty đắt giá nhất hành tinh, Apple đã liên tục trượt dốc để rơi xuống vị trí thứ 4 với một tương lai không mấy sáng sủa phía trước.
Cuối tuần vừa rồi, cổ phiếu Apple có một ngày giảm giá sâu nhất trong vòng 5 năm gần đây, điều này càng đáng nói hơn khi giá trị thị trường công ty mới cán mốc nghìn tỷ USD vào tháng Tám vừa qua. Nhưng giá cổ phiếu chỉ là vấn đề ít đáng ngại nhất của Apple, vậy điều gì đã đến với công ty trong suốt 6 tháng qua?
Hãy cùng xem lại các mốc sự kiện đáng nhớ đối với Apple trong vài tháng qua:
- Ngày 2 tháng Tám 2018: giá trị Apple đạt mốc 1.000 tỷ USD sau nhiều năm liên tục đạt kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận, vốn bắt đầu từ khi Steve Jobs quay trở lại và đưa công ty thoát khỏi vực thẳm.
- Ngày 12 tháng Chín 2018: Apple giới thiệu iPhone XS, XS Max và XR, các điện thoại mới có giá cao hơn hẳn người tiền nhiệm cùng với những tính năng mới không mấy hữu ích so với thế hệ trước, vốn đã làm nên tiêu chuẩn của sự hoàn hảo.
- Ngày 2 tháng Mười Một 2018: Huawei củng cố vị trí thứ hai của mình về thị phần smartphone toàn cầu, khi đẩy Apple xuống phía sau trong quý 3 năm 2018.
- Cũng trong ngày 2 tháng Mười Một 2018: Apple cho biết họ sẽ dừng thông báo số lượng iPhone bán được sau nhiều năm liên tục đạt kỷ lục về doanh số. Các nhà đầu tư lo lắng về điều này khi xem nó là dấu hiệu cho thấy doanh số sụt giảm.
- Ngày 15 tháng Mười Một 2018: AMS, hãng cung cấp cảm biến nhận diện gương mặt cho Apple, cắt giảm dự báo về doanh số khi cho biết về " các thay đổi gần đây về nhu cầu của một khách hàng quan trọng."
iPhone XR, canh bạc giá hợp lý không mấy thành công của Apple.
- Ngày 23 tháng Mười Một 2018: Apple giảm giá iPhone XR ở Nhật Bản giữa lúc các báo cáo cho thấy doanh số nghèo nàn tại quốc gia này. Báo cáo từ Wall Street Journal cho biết, Apple sẽ sản xuất trở lại iPhone X để đáp ứng các thỏa thuận về sản lượng với nhà cung cấp màn hình OLED chính của họ, Samsung.
- Ngày 26 tháng Mười Một 2018: lần đầu tiên giá trị thị trường Microsoft vượt qua Apple trong vòng 8 năm qua.
- Ngày 4 tháng Mười Hai 2018: Apple dường như đang cho thấy sự hoảng loạn của mình khi giảm giá mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mại và đổi trả máy trên toàn cầu.
- Ngày 9 tháng Mười Hai 2018: Japan Display, nhà cung cấp màn hình LCD cho iPhone XR, thông báo cắt giảm sản xuất - một sự ám chỉ doanh số đi xuống của Apple.
Ông Tim Cook trong cuộc phỏng vấn của CNBC.
- Ngày 2 tháng Một năm 2019: CEO Tim Cook đưa ra dự báo điều chỉnh kết quả kinh doanh cho Quý 1 trong năm tài chính 2019: doanh thu giảm còn 84 tỷ USD thay vì 93 tỷ USD, xác nhận doanh số iPhone yếu hơn dự kiến. Mức doanh thu này thấp hơn 6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Theo ông Cook, sự sụt giảm này có nhiều nguyên nhân, như doanh số iPhone thấp, đồng USD mạnh lên, quá nhiều sản phẩm mới và nền kinh tế ở các thị trường mới nổi đi xuống. Ông cũng cho rằng chương trình thay pin giá rẻ 29 USD - được công ty đưa ra sau scandal về việc cố tình giảm hiệu năng thiết bị cũ - đã gây cản trở đến chu kỳ nâng cấp thiết bị.
Điều này càng cho thấy việc Apple phụ thuộc vào trải nghiệm người dùng đối với thiết bị hiện tại nhanh hay chậm để họ nâng cấp. Ngoài ra, các vấn đề với doanh số iPhone cũng cho thấy, các thiết bị mới ra mắt không mang lại bất kỳ tính năng đáng kể nào cho phần lớn người tiêu dùng.
- Ngày 2 tháng Một năm 2019: Netflix bỏ tùy chọn thanh toán phí thuê bao thông qua iTunes, và điều hướng người dùng để học thực hiện trả tiền qua trang web riêng của công ty. Động thái này không chỉ lấy đi một khoản doanh thu lớn của iTunes - ước tính đến 256 triệu USD mỗi tháng - mà còn gửi tới các công ty truyền thông và các nhà phát triển phần mềm khác một thông điệp mạnh mẽ: bạn không cần Apple để thu phí thuê bao.
CEO Reed Hastings của Netflix và CEO Tim Cook của Apple.
Động thái này đến đúng vào thời điểm khi Apple đang cố gắng thuyết phục các bên thứ ba tăng giá ứng dụng và sử dụng hệ thống thanh toán của iTunes, một bước đi cho thấy công ty muốn gia tăng doanh thu dịch vụ để giảm phụ thuộc vào doanh số iPhone.
Liệu đây có phải là khởi đầu cho sự kết thúc của Apple? Rất khó nói vậy. Công ty vẫn có một thương hiệu mạnh và một tập người dùng trung thành vững chắc. Nhưng mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh, như lịch sử công ty từng cho thấy. Tuy nhiên, những sự kiện này giống như tiếng chuông thức tỉnh hơn - cho dù mọi thứ trong hiện tại đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực nhưng công ty hoàn toàn có thể sửa sai và đưa ra lộ trình đúng đắn hơn trong năm tới.
Theo GenK
Qualcomm: 22% sản phẩm của Huawei và 38% sản phẩm của Samsung sử dụng chip Qualcomm Vụ kiện giữa FTC và Qualcomm vẫn chưa có dấu hiệu gì sẽ sớm được giải quyết. Vài ngày trước, Qualcomm và FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang) đã gặp nhau tại tòa án để giải quyết vụ kiện chống độc quyền được FTC đệ trình từ năm 2016. FTC đã kiện Qualcomm vì lạm dụng vị trí thống trị của mình...