CEO Tesla bị điều tra vì giao dịch nội gián
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đang điều tra về việc liệu các giao dịch bán cổ phiếu gần đây của CEO Tesla Elon Musk và em trai Kimbal Musk có vi phạm các quy tắc giao dịch nội bộ hay không.
Cuộc điều tra bắt đầu vào cuối năm ngoái sau khi Musk và em trai bán số cổ phiếu Tesla trị giá 108 triệu USD.
Giao dịch này được thực hiện một ngày trước khi Elon Musk hỏi người dùng Twitter về việc có nên bán 10% cổ phần của ông trong công ty hay không. Musk hứa sẽ làm theo kết quả của cuộc thăm dò ý kiến đó. Cuộc khảo sát CEO Tesla kết thúc với 57,9% trong số 3,5 triệu người tham gia bỏ phiếu là có và 42,1% bỏ phiếu là không.
Câu hỏi này và kết quả cuộc khảo sát đã khiến giá cổ phiếu của Tesla giảm mạnh.
CEo Tesla Elon Musk giới thiệu mẫu xe bán tải điện
Kimbal Musk, người cũng nằm trong hội đồng quản trị của Tesla, đã bán 88.500 cổ phiếu một ngày trước khi anh trai Elon Musk đăng tweet thăm dò. Hầu hết các giao dịch nội bộ của 2 anh em nhà Musk được thực thực hiện theo “Quy tắc 10b5-1″ vốn cho phép các công ty giao dịch cổ phiếu vào một ngày cụ thể trong tương lai.
Video đang HOT
Trong khi đó, luật giao dịch nội gián cấm nhân viên và thành viên hội đồng quản trị giao dịch giữa trên thông tin chưa được công khai.
SEC sẽ điều tra xem liệu Musk có nói với em trai về cuộc thăm dò hoặc ý định bán cổ phiếu trước khi Kimbal Musk bán cổ phiếu của mình vào ngày 5/11/2021 hay không.
Cổ phiếu Tesla đã giảm khoảng 33% kể từ khi tỉ phú Musk bắt đầu bán số cổ phiếu trị giá hàng tỉ USD vào ngày 8/11/2021, vài ngày sau cuộc thăm dò.
Tesla cắt bỏ thiết bị ở thước lái, hàng chục nghìn xe ảnh hưởng
Việc cắt giảm thiết bị trên thước lái của xe Model 3 và Model Y được Tesla quyết định rất nhanh và không hề thông báo đến khách hàng.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu kéo dài đã gây không ít ảnh hưởng đến các nhà sản xuất xe ôtô trên toàn thế giới. Việc này đã khiến nhiều hãng phải tạm dừng sản xuất một số dòng xe theo từng giai đoạn, khiến lượng xe ôtô xuất xưởng giảm khá đáng kể. Mới đây nhất Ford cũng đã tạm dừng sản xuất một số mẫu SUV và bán tải trong một tuần do thiếu hụt linh kiện.
Tuy nhiên hãng xe điện Tesla đã nghĩ ra một "giải pháp" cho vấn đề thiếu chip bán dẫn. Cụ thể, thương hiệu xe ôtô điện của Mỹ đã bỏ đi 1 trong 2 thiết bị điện tử cần có trong thước lái của xe Tesla nhằm đảm bảo được sản lượng xuất xưởng đã đề ra. Được biết, có đến hàng chục nghìn mẫu xe Tesla Model 3 và Model Y bị bỏ đi thiết bị điều khiển điện tử đã đến tay khách hàng tại Trung Quốc, Úc, Anh, Đức và một số quốc gia khác tại Châu Âu.
Việc cắt giảm thiết bị trên thước lái của xe Model 3 và Model Y được Tesla quyết định rất nhanh và không hề thông báo đến khách hàng.
Thông tin về việc Tesla bỏ bớt thiết bị trên thước lái do hai nhân viên của hãng cùng một nguồn tin nội bộ tiết lộ. Tuy nhiên điều tệ hại hơn chính là thông tin về việc bỏ bớt phụ tùng không phải do hãng công bố, ngược lại Tesla thậm chí còn quyết định giấu nhẹm đi chuyện này sau khi họp bàn và không hề thông báo với khách hàng đặt mua xe.
Việc thiếu đi một thiết bị điều khiển điện tử trên thước lại sẽ khiến xe điện Tesla mất đi khả năng tự động lái cấp độ 3. Điều này hoàn toàn đi ngược với tầm nhìn cũng như định hướng mà CEO Elon Musk từng công bố trước đó:
"Cá nhân tôi dự đoán rằng xe Tesla có thể đạt khả năng tự động lái hoàn toàn trong năm nay với độ an toàn cao hơn đáng kể so với người lái. Các sản phẩm xe của hãng có thể có được tính năng tự động lái thông qua việc cập nhật phần mềm, từ đó trở nâng giá trị sản phẩm lên mức cao nhất từ trước đến nay."
Việc thiếu đi một thiết bị điều khiển điện tử trên thước lại sẽ khiến xe điện Tesla mất đi khả năng tự động lái cấp độ 3.
Nhân viên của Tesla cho biết xe ôtô điện sẽ cần cả hai thiết bị điều khiển điện tử để tương thích với hệ thống tự động lái cấp độ 3. Dù vậy, các xe Tesla thiếu đi một bộ điều khiển điện tử cũng sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào về mặt an toàn bởi chi tiết đã bị loại bỏ chỉ đơn giản là hệ thống phụ, chủ yếu sử dụng để dự phòng.
Đó là nhận định từ phía Tesla, nhưng vẫn không rõ liệu việc bỏ đi một thiết bị điện tử như vậy có ảnh hưởng đến an toàn của xe hay không. Khi được hỏi, một chuyên gia về an toàn vận tải của CNBC cho biết:
"Nếu chip bán dẫn hoặc ECU không có thêm vai trò nào trong hệ thống thì đúng đó là thiết bị thừa, bạn có thể tắt hệ thống đó đi hoặc không động vào. Với chip và phần mềm lại có tính linh hoạt nhất định. Tôi có thể gán chức năng khác cho chi tiết đó".
Tesla cắt bỏ thiết bị ở thước lái, hàng chục nghìn xe ảnh hưởng.
Phil Amsurd, nhà phân tích từ IHS Markit chia sẻ:
"Tôi không tưởng tượng được viễn cảnh một nhà sản xuất phát biểu rằng "Ê. Bọn tôi sẽ tháo một thiết bị khỏi mô-đun đó, mặc dù nó có một vai trò nhất định và chúng tôi mong là điều này sẽ không ảnh hưởng gì."
Phil cũng cho biết các nhà sản xuất ôtô thường sẽ dành hơn 1.000 giờ đồng hồ thử nghiệm trước khi đưa ra bất kỳ thay đổi nào trên một chiếc xe. Không những thế, thông thường các nhà sản xuất cũng phải mất rất nhiều năm mới đưa ra quyết định thay đổi liên quan đến chất lượng xe và độ an toàn.
Trong khi đó phía Tesla chỉ bàn thảo và đưa ra quyết định trên chỉ trong vòng chưa đến 5 tuần. Điều này chứng tỏ Tesla cho rằng thay đổi này thực sự không phải là vấn đề quan trọng.
'Hiện đại thì hại điện': Xe Tesla không mở được khóa vì mất mạng, chủ xe chỉ có cách than trời Tesla và không ít hãng xe đã quên mất một điều: những gì không hỏng thì nhiều khả năng không cần sửa. Xe Tesla có thể nằm trong diện tân tiến, hiện đại và nhiều công nghệ sáng tạo bậc nhất thế giới nhưng chúng, cũng vì lẽ này, mà bị chỉ trích là phức tạp quá mức cho phép. Một trong những...