CEO Pfizer tiết lộ lý do chưa tiêm vaccine Covid-19
Giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla, cho hay ông chưa tiêm loại vaccine Covid-19 do hãng này phát triển vì không muốn giành ưu tiên của người khác.
“Tôi chưa tiêm nó và chúng tôi đang thành lập một ủy ban đạo đức để xác định ai là người được tiêm”, Albert Bourla, giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer, nói trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 14/12.
Ông Bourla cho biết Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) đã nêu rõ ràng các nhân viên y tế tuyến đầu, cư dân và nhân viên của các viện dưỡng lão là những người được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 trước.
“Với những quy tắc phân bổ nghiêm ngặt mà CDC đã biểu quyết, chúng tôi rất hiểu việc mình không nên chen chân giành tiêm vaccine trước”, ông Bourla nói.
Albert Bourla, giám đốc điều hành của Pfizer, tại phiên điều trần ở Đồi Capitol, Washington, hồi tháng 2/2019. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, CEO của Pfizer không loại trừ khả năng tiêm vaccine sớm nếu nó có thể giúp mọi người có thêm niềm tin vào loại vaccine này.
Video đang HOT
“Mọi người sẽ tin tưởng hơn vào mức độ an toàn của vaccine nếu CEO cũng tiêm nó”, ông nói.
Nhóm người Mỹ đầu tiên đã bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 vào hôm 14/12, sau khi sản phẩm mà Pfizer cùng với BioNTech sản xuất được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hôm 11/12. Sandra Lindsay, một y tá khoa chăm sóc đặc biệt ở Trung tâm Y tế Long Island Jewish, đã trở thành người đầu tiên ở Mỹ tiêm vaccine Pfizer/BioNTech.
Nhiều lãnh đạo địa phương và quan chức y tế Mỹ tin rằng vaccine sẽ giúp Mỹ thoát khỏi cuộc chiến dai dẳng với Covid-19.
“Tôi tin đây chính là vũ khí để kết thúc cuộc chiến tranh này”, Thống đốc New York Andrew M. Cuomo nói.
Canada kích hoạt chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử nước này
Giới chức y tế Canada hy vọng vắcxin sẽ giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và đưa đại dịch vào tầm kiểm soát.
Tiêm vắcxin phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 14/12, Canada đã chính thức kích hoạt chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nước này.
Một cư dân sống tại cơ sở chăm sóc dài hạn ở Quebec và một nhân viên làm việc tại viện dưỡng lão ở Ontario nằm trong nhóm những người đầu tiên đã được tiêm chủng vắcxin phòng COVID-19 do hãng Pfizer hợp tác với công ty BioNTech (Đức) phát triển.
Ông Doug Ford, Thủ hiến tỉnh Ontario đông dân nhất Canada, cảm ơn mạng lưới bệnh viện Toronto đã quản lý những liều vắcxin đầu tiên ở tỉnh này.
Ông Ford cho biết: "Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại loại virus chết người. Nhờ họ, chúng tôi là những người đầu tiên ở Canada và là một trong những người đầu tiên ở Bắc Mỹ sử dụng vắcxin này."
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế tỉnh Quebec, Christian Dube, nhận định đây là "một ngày rất, rất trọng đại" đối với tỉnh.
Ontario đã nhận được 6.000 liều vắcxin của Pfizer vào ngày 13/12 và chính quyền tỉnh có kế hoạch tiêm chủng cho khoảng 2.500 nhân viên chăm sóc y tế.
Ontario cho biết sẽ ưu tiên phân phối vắcxin cho các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, dự kiến phải tới tháng 4/2021, vắcxin mới có thể được cung cấp rộng rãi hơn cho người dân.
Ontario dự kiến sang năm 2021 sẽ tiếp nhận 30.000-85.000 liều vắcxin của Moderna - loại vắcxin hiện đang chờ Bộ Y tế Canada phê duyệt.
Vắcxin phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech là loại vắcxin đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Canada.
Sau khi hai người ở Vương quốc Anh bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắcxin của Pfizer-BioNTech, giới chức y tế Canada cảnh báo rằng những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắcxin phòng COVID-19 không nên tiêm vắcxin.
Bộ Y tế Canada vẫn giữ nguyên các khuyến nghị hiện tại về việc sử dụng vắcxin, đồng thời nói thêm rằng những người có tiền sử bị dị ứng nặng nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng vắcxin.
Trước đó, Chính phủ Canada đã thông báo về việc xây dựng một chương trình hỗ trợ tổn thương do vắcxin trên toàn Canada nhằm bảo vệ người dân khi phải đối mặt với những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể xảy ra khi dùng vắcxin.
Giới chức y tế Canada hy vọng vắcxin sẽ giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và đưa đại dịch vào tầm kiểm soát.
Người dân cũng được cảnh báo cần tiếp tục thận trọng và tuân thủ các hướng dẫn về y tế công cộng như đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người...
Việc khởi động chiến dịch tiêm chủng mới chỉ là bước đi đầu tiên để đưa cuộc sống tại quốc gia Bắc Mỹ này trở lại trạng thái bình thường. Thủ tướng Justin Trudeau cũng đã nhấn mạnh: Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 chưa kết thúc.
Theo trang mạng CBC.ca, tính đến thời điểm 15 giờ 15 ngày 14/12 (giờ địa phương), tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Canada đã lên tới 466.715, trong đó 13.505 người đã tử vong./.
Vaccine Sputnik hiệu quả 91,4% Kết quả thử nghiệm trên quy mô hơn 22.714 người, vaccine Sputnik V hiệu quả 91,4%, theo tuyên bố lần thứ 4 của giới chức Nga. Ngày 14/12, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Gamaleya, cơ sở nghiên cứu và phát triển Sputnik V, cho biết trong số tình nguyện viên tham gia thử nghiệm ghi nhận 78 trường hợp nhiễm nCoV,...