CEO PAN: Chúng tôi lựa chọn con đường không dễ dàng là phát triển bền vững
Bà Nguyễn Thị Trà My cho rằng Tập đoàn PAN có được vị thế cao trong ngành, trở thành đối tác của những tổ chức tài chính hàng đầu nhờ vào việc nhất quán tuân thủ những thông lệ thực hành trên thế giới.
Tập đoàn PAN dù không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Covid-19 nhưng cam kết không sa thải người lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho họ để vượt qua khó khăn.
Cách đây không lâu khi đi công tác tại Bến Tre, tôi đã gặp và trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Nam, từng có thời gian dài lênh đênh trên biển đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, 10 năm rồi ông Nam không còn đi biển, công việc mà ông kể với chúng tôi rằng đầy rủi ro, con cá đánh lên nhiều khi không biết có hợp pháp hay không… Giờ đây ông trở thành công nhân, yên tâm cùng đồng nghiệp xây dựng trại giống công nghệ cao tại Aquatex Bến Tre, một doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn PAN. Đây là nơi sẽ góp phần giải quyết một trong những vấn đề mang tính thời sự của thủy sản Việt Nam: nhiều cá giống bị đồng huyết, sức đề kháng kém, dị tật nhiều, kết quả ươm giống thấp do nông dân chạy theo lợi nhuận trước mắt, cho cá sinh sản không đúng khoa học. Ở Tập đoàn PAN của chúng tôi, hơn 9.000 lao động đang làm ở nhiều mảng khác nhau nhưng đều là những công việc có ý nghĩa như vậy.
PAN hiện là tập đoàn nông nghiệp, thực phẩm hàng đầu Việt Nam với vị thế cao nhất trong nhiều ngành mũi nhọn: thị phần giống cây trồng lớn nhất, đứng đầu về hiệu quả nuôi và chế biến tôm xuất khẩu, sở hữu thương hiệu bánh kẹo nội địa số 1, nhà máy chế biến gạo có quy mô và hiện đại nhất nước… Chúng tôi đến được vị thế ấy khi lựa chọn đi trên một con đường không dễ dàng: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Nông nghiệp Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc trong những năm qua và là một trong số ít lĩnh vực mà đất nước có lợi thế, có khả năng làm được trên quy mô lớn. Tuy nhiên, hầu hết nông sản vẫn được bán ở dạng thô, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, lãng phí khi chế biến sau thu hoạch, thiếu phối hợp trong chuỗi cung ứng… Tập quán canh tác manh mún, thiếu kiểm soát không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn phương hại nghiêm trọng đến môi trường.
Bà Nguyễn Thị Trà My – Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn PAN (HoSE: PAN). Ảnh: PAN Group.
Một cây viết trẻ mới đây từng so sánh: “Nếu mọi người đều đang sống như tôi thì cần 8 quả địa cầu mới chịu đựng nổi. Mà chúng ta lại chỉ có một Trái đất”. Cách đo lường ấy thật đáng suy ngẫm và đó chính xác là những gì mà tôi và các cộng sự tại Tập đoàn PAN từng trăn trở. Chúng tôi xây dựng tập đoàn với chủ trương tập hợp về một nhà những con người, những công ty thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo sức mạnh cộng hưởng bằng việc đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị và tái cấu trúc theo hướng bền vững. Khi M&A, tập đoàn đánh giá rất toàn diện các doanh nghiệp, không chỉ ở hiệu quả kinh tế mà còn là mức độ tuân thủ, tác động đến môi trường, con người và xã hội…
Nhiều năm trước, PAN gia nhập ngành điều thông qua đầu tư vào Lafooco, một trong những công ty lớn nhất ngành. Doanh thu cao nhưng khi ấy, Lafooco chủ yếu kinh doanh điều thô và bán thành phẩm với công nghệ lạc hậu. Công nghệ chao dầu phổ biến lúc đó không những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, rủi ro cho người lao động mà còn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải ra. Chúng tôi thay đổi điều đó bằng cách hỗ trợ Lafooco đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị…, trong đó có việc thay thế công nghệ hấp để giải quyết triệt để vấn đề, nước thải độc hại hầu như không phát sinh. Công nghệ Low Oxy đang áp dụng ở Lafooco an toàn đến mức nó được chấp nhận ở trong cả những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với việc đạt được những chứng nhận như HACCP, BRC, SEDEX…, Lafooco cũng gây dựng thành công hơn 500 ha vùng trồng điều tại Bù Đăng, Bình Phước được cấp chứng nhận hữu cơ của Mỹ và EU.
Lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ngày nay đã khác so với hơn 10 năm trước. Kinh tế Việt Nam mở hơn rất nhiều và Chính phủ đang làm tốt việc hỗ trợ hàng hóa vươn ra thế giới thông qua các hiệp định thương mại, gần nhất là CPTPP và EVFTA. Cơ hội là rất lớn, nhưng để có thể hưởng lợi, một thách thức không nhỏ với doanh nghiệp là yêu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững. Các thị trường khó tính sẽ không chấp nhận hàng hóa dù chất lượng tốt nhưng trong quá trình sản xuất lại vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, xã hội. Điều này không hề dễ dàng với phần lớn doanh nghiệp Việt.
Tập đoàn PAN trở thành đối tác của những tổ chức tài chính hàng đầu một phần rất lớn nhờ vào việc nhất quán tuân thủ những thông lệ thực hành trên thế giới, như chính sách bảo trợ của ADB (Safeguard Policy Statement) hay tiêu chuẩn hành động môi trường – xã hội của IFC (IFC Performance Standard). Chúng tôi cũng tự hào là một trong số những công ty hiếm hoi, thậm chí có thể là duy nhất, tại Việt Nam ban hành Bộ Nguyên tắc hành động (PAN Practice Principles) – hướng dẫn nhất quán cho các vấn đề môi trường – xã hội ở các công ty thành viên. Quy tắc tương tự thường chỉ có thể thấy ở những tập đoàn đa quốc gia như Canon (Chính sách Mua hàng xanh – Green procurement), Cocacola (Tiêu chuẩn Kore) hay Walmart (Tiêu chuẩn Responsible Sourcing)…
Không dừng ở văn bản hay khẩu hiệu, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đã gắn kết với từng hoạt động của chúng tôi và phần nào cho thấy “trái ngọt”. Chúng tôi mua lại CTCP Thực phẩm Sao Ta – doanh nghiệp hàng đầu trong ngành tôm – vào cuối năm 2017. Năm 2018, PAN hỗ trợ vốn để Sao Ta mở rộng vùng nuôi gần gấp đôi lên 300 ha, giúp công ty tự chủ được nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng đầu vào phục vụ xuất khẩu sang 3 thị trường trọng điểm là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Thời gian qua, liên tiếp 2 sự kiện POR13 và EVFTA đã tạo lợi thế cho tôm Việt Nam tại 2 thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu. Điều này cho thấy kế hoạch mở rộng vùng nuôi của Sao Ta dưới sự hỗ trợ của PAN là vô cùng đúng đắn. Hiện toàn bộ vùng nuôi của Sao Ta đều đạt tiêu chuẩn ASC – điều kiện bắt buộc để con tôm được nhập khẩu vào châu Âu và hưởng lợi từ EVFTA. Trong khi đó, tỷ lệ đạt chuẩn này ở Việt Nam nói chung chỉ đạt 5%.
Rất nhiều những câu chuyện khác có thể lấy làm minh chứng cho định hướng bền vững của PAN như chia sẻ lợi ích với người nông dân, gìn giữ thương hiệu bánh kẹo Việt, bảo vệ ngành nước mắm truyền thống hay phát triển cà phê đặc sản vùng miền… Mỗi câu chuyện kể ra đều vô cùng thú vị, nhưng ẩn chứa sau đó là sự đánh đổi về chất xám với rất nhiều mồ hôi, công sức… để theo đuổi khát vọng nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Trong giai đoạn đại dịch Covid 19 hoành hành và tác động lớn đến toàn thế giới, Tập đoàn PAN dù không nằm ngoài tầm ảnh hưởng nhưng chúng tôi cam kết không sa thải người lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho họ để vượt qua khó khăn. Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành hỗ trợ cộng đồng dưới nhiều hình thức như tặng quà là các sản phẩm gạo, nước mắm, bánh kẹo, cà phê… của Tập đoàn cho đội ngũ y bác sỹ, chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch; tặng sản phẩm cho người dân tại các khu vực cách ly; bán gạo bình ổn giá…
Với tôn chỉ minh bạch, chúng tôi định kỳ phát hành Báo cáo Phát triển bền vững theo tiêu chuẩn toàn cầu GRI, nơi không chỉ cung cấp các dữ liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh mà còn đề cập đến những hoạt động và tác động tới môi trường và cộng đồng, cả những việc đã làm được và chưa làm được.
Khi đầu tư vào các công ty thành viên, chúng tôi hỗ trợ họ về vốn để mở rộng và tự chủ nguồn nguyên liệu an toàn. Đổi lại, chúng tôi đòi hỏi một hệ thống quản trị chuẩn mực, tương đồng trong mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Các cổ đông chiến lược nước ngoài của PAN là các định chế uy tín như IFC, Daiwa, Sojitz, Hulic, TAEL… cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này.
Hướng tới tương lai, phát triển bền vững đối với chúng tôi vẫn luôn là chiến lược xuyên suốt. Tập đoàn PAN sẽ tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc, nâng cao giá trị sản phẩm để đem lại lợi ích lớn hơn cho chuỗi cung ứng, trong đó có người nông dân. Chúng tôi cũng đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại, an toàn cho con người và thân thiện môi trường, góp phần đưa nền nông nghiệp, thực phẩm Việt Nam có vị trí xứng đáng trên bản đồ sản xuất lương thực thế giới.
Chị Nguyễn Thị Trà My:
Cựu sinh viên Khoá 4, Chương trình Vietnam Executive MBA, Đại học Hawaii tại Hà Nội (VEMBA 4 Hà Nội);
Đồng sáng lập, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn PAN (https://thepangroup.vn);
Sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP CSC Vietnam;
18 năm giữ cương vị Giám đốc Tài chính và Phó Tổng Giám đốc Biomin Vietnam – công ty thuộc Tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia của Áo hoạt động trên 150 nước;
Giải thưởng Cựu sinh viên danh tiếng (Hall of Honor Awards) của Trường kinh doanh Shidler, ĐH Hawaii năm 2016.
Cảnh báo sự lạc quan quá đà trên thị trường chứng khoán
Tâm lý thị trường từ bi quan chuyển sang hưng phấn đã giúp VN-Index phục hồi nhanh, hiện chỉ còn thấp hơn khoảng 10% so với bình quân 3 tháng trước khi sụt giảm bởi đại dịch Covid-19, trong khi tác động của dịch bệnh là khó lường.
Kể từ đáy 4 năm cuối tháng 3/2020 tới ngày 18/5, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán như VN-Index tăng hơn 26%, VN30 tăng gần 29%. Sự tăng điểm này có sự đồng pha với diễn biến thị trường thế giới, với kỳ vọng các nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại sau giai đoạn cách ly xã hội nhằm phòng chống dịch và các hoạt động kinh tế sớm trở lại guồng quay bình thường, nhất là khi chính phủ và ngân hàng trung ương nhiều nước đồng loạt có các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.
Nhưng thực tế cho thấy, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như chỉ phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư cá nhân trong nước, trong khi không ít nhà đầu tư tổ chức tranh thủ nhịp hồi phục để thoái vốn, doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp mua vào cổ phiếu ít hơn nhiều so với lượng đăng ký, khối ngoại tiếp tục có động thái bán ròng...
Diễn biến hồi phục của chỉ số VN-Index.
Đăng ký nhiều, mua chẳng bao nhiêu
Giới đầu tư kỳ vọng, việc lãnh đạo các doanh nghiệp đăng ký mua vào cổ phiếu và doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ sẽ bổ sung dòng tiền không nhỏ cho thị trường trong giai đoạn tháng 4 và đặc biệt là tháng 5, sau khi thị trường bị bán tháo trong tháng 3 do bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19. Thực tế, giá trị mua vào không như kỳ vọng.
Thống kê các doanh nghiệp đã hết thời hạn mua cổ phiếu quỹ cho thấy, khối lượng mua vào tại không ít doanh nghiệp ở mức thấp so với lượng đăng ký mua.
Chẳng hạn, Công ty cổ phần GTNfoods (GTN) mua được 1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 11,11%; Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GEX) mua được 15,57% lượng cổ phiếu đăng ký; Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) mua được 30,81% cổ phiếu đăng ký mua; Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC) mua được 31,16% cổ phiếu đã đăng ký...
Một số doanh nghiệp khác có tốc độ giải ngân mạnh hơn nhưng vẫn còn cách khá xa mục tiêu, trong khi thời gian sắp hết như Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) mua được 1 triệu cổ phiếu, tương ứng 69,57% lượng cổ phiếu đăng ký; Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) mua được 19,85 triệu cổ phiếu, tương ứng 73,52% lượng cổ phiếu đăng ký; Công ty cổ phần Phú Tài (PTB) mua được 1,19 triệu cổ phiếu, tương ứng 79,02% lượng cổ phiếu đăng ký.
Trong khi đó, lãnh đạo của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG) là Đặng Minh Lượm không mua được cổ phiếu nào trong tổng số 290.000 cổ phiếu đăng ký, Vũ Đăng Linh mua được 14,3% trong tổng số 70.000 cổ phiếu đăng ký, Lý Trần Kim Ngân mua được 50% trong tổng số 50.000 cổ phiếu đăng ký.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) là Vũ Quốc Thái mua được 33,6% trong tổng số 1 triệu đơn vị đăng ký, Nguyễn Đăng Thanh mua được 13,7% lượng cổ phiếu đăng ký. Tình trạng tương tự diễn ra ở HCM, TMS, AAA, PC1, DVN, PNJ, VNM...
Khối ngoại vẫn có động thái bán ròng
Từ tháng 6/2019 tới nay, khối nhà đầu tư nước ngoài gần như liên tục bán ròng cổ phiếu. Thống kê giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho thấy, trong tháng 3, khối ngoại bán ròng 7.952,2 tỷ đồng, tháng 4 bán ròng 6.020,7 tỷ đồng và giai đoạn đầu tháng 5 bán ròng 329,3 tỷ đồng.
Giá trị mua bán ròng của khối ngoại trên HOSE.
Đặc biệt, một số quỹ lớn có động thái thoái vốn trong thời gian qua như Dragon Capital thoái 23 triệu cổ phiếu Xây lắp điện 1 (PC1), thoái 2 triệu cổ phiếu KDH, thoái ra 130.000 cổ phiếu Vĩnh Hoàn (VHC).
VinaCapital thoái 303.050 cổ phiếu Tập đoàn Dabaco (DBC), thoái 214.800 cổ phiếu Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP), thoái 160.000 cổ phiếu Cường Thuận IDICO (CTI), thoái 83.680 cổ phiếu Hoá chất cơ bản miền Nam (CSV)...
Nguy cơ từ đại dịch Covid-19 vẫn còn
Trên thế giới, những quốc gia chống dịch Covid-19 hiệu quả bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...
Tuy nhiên, số ca nhiễm bệnh từ bên ngoài có dấu hiệu gia tăng, khiến không ít ý kiến quan ngại làn sóng dịch thứ hai có thể quay trở lại, cũng như việc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế như trước đây là khó có thể sớm thực hiện được.
Diễn biến đáng quan tâm là các nền kinh tế đang vận hành dưới công suất tiềm năng và bắt đầu có hiện tượng doanh nghiệp lớn cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản như công ty dệt may lớn nhất Nhật Bản là Renown, nhà bán lẻ J.Crew của Mỹ, Neiman Marcus - chuỗi cửa hàng bách hoá xa xỉ ở Mỹ...
Kinh tế Việt Nam có độ mở cửa cao khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, dệt may, nông sản phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, lĩnh vực chế biến, chế tạo phụ thuộc vào nguyên liệu ngoài nước, ngành du lịch phụ thuộc vào khách du lịch đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..., trong khi các thị trường nước ngoài nhìn chung vẫn đang đối mặt với tình hình phức tạp của dịch Covid-19.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh có nhiều thách thức, nhưng thị trường chứng khoán với dòng tiền chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân trong nước đang hồi phục theo hình chữ "V", các chỉ số tiếp cận gần vùng đỉnh cũ trước khi có dịch, dường như giới đầu tư đang phớt lờ các thông tin xấu liên quan tới triển vọng kinh doanh, mà tập trung vào câu chuyện kỳ vọng.
Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán có thể "bước đi ngẫu nhiên" theo xu hướng dòng tiền, nhưng trong trung và dài hạn sẽ phản ánh tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành cũng như nền kinh tế với những thuận lợi và khó khăn riêng.
Việc thị trường chứng khoán tăng điểm tạo ra cảm giác hưng phấn, dù "tách rời" nền kinh tế, khiến rủi ro dần gia tăng.
Khi sự hưng phấn qua đi, các nhà đầu tư nhìn nhận cộng đồng doanh nghiệp nói chung đối mặt với những khó khăn kéo dài, thì tâm lý đám đông có thể sẽ chuyển từ hưng phấn sang bi quan và làn sóng bán ra cổ phiếu có thể lặp lại.
Mặt khác, nhà đầu tư quá lạc quan dễ dẫn tới sự bảo thủ trong đầu tư, việc bảo thủ và không tỉnh táo trên thị trường thường khiến họ nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn giảm giá.
"Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tái diễn, dịch bệnh bùng phát lần hai trên thế giới, tình trạng vỡ nợ ở khu vực châu Âu, làn sóng phá sản của doanh nghiệp toàn cầu... thì tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ nhanh chóng chuyển từ hưng phấn chuyển sang bi quan và thị trường có thể còn tệ hơn tháng 3 vừa qua", một chuyên gia chứng khoán nói.
Tập đoàn PAN chỉ mua chưa tới 34,4% cổ phiếu quỹ đăng ký Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN - sàn HOSE) thông báo chỉ mua được hơn 7,28 triệu cổ phiếu trong tổng 21 triệu cổ phiếu quỹ đăng ký mua với mức giá mua trung bình 22.880 đồng/cổ phiếu. Được biết trước đó, PAN công bố dự kiến mua 21 triệu cổ phiếu sau khi chứng kiến giá giảm sâu, tuy nhiên...