CEO nhiều ngân hàng đề xuất nới room tăng trưởng tín dụng
Những năm gần đây, tín dụng tăng trưởng được đánh giá phù hợp, kiểm soát theo mục tiêu, mà vẫn đảm bảo tăng trưởng nền kinh tế ở mức cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh hiện nay, các ngân hàng trông đợi Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng nới room dư nợ tín dụng.
Ngân hàng cạn room tăng trưởng cho vay
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn ức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng riêng lẻ đã đạt hơn 12%, trong khi hạn mức (room) của năm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao là 13%.
áng chú ý, dư nợ tín dụng của Ngân hàng mẹ VPBank từ đầu năm đến nay đã chuyển hướng sang nhóm khách hàng ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
“VPBank đã gần hết room tăng trưởng tín dụng và đang xin thêm”, ông Vinh nói.
Thông tin tại ại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của TPBank cho biết, tính đến hết tháng 4/2020, dư nợ của Ngân hàng đạt 11% và theo hạn mức NHNN giao đầu năm, room tăng trưởng tín dụng chỉ còn 0,5%.
Lãnh đạo ngân hàng này mong muốn tăng trưởng tín dụng được phân bổ thêm đến 15%.
Ông Phạm Doãn Sơn, Tổng giám đốc LienVietPostBank chia sẻ, tính đến tháng 5, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đạt khoảng 5%, gần bằng một nửa định mức NHNN giao đầu năm (gần 11%).
“Ngân hàng luôn phải kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng để không xảy ra chuyện chẳng may vi phạm quy định của NHNN”, ông Sơn nói và thông tin thêm, LienVietPostBank phải đợi tín hiệu của NHNN có nới room tín dụng trong năm nay hay không thì mới quyết định đẩy mạnh cho vay.
“Mặc dù thu nhập đến từ dịch vụ đã được cải thiện thời gian qua, nhưng 70-90% lợi nhuận của các ngân hàng vẫn đến từ hoạt động tín dụng, nên dễ hiểu việc các ngân hàng trông đợi được nới room tín dụng”, lãnh đạo cao cấp một ngân hàng cổ phần cho hay.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết: “ây là thời điểm cần khôi phục hoạt động kinh doanh, nhưng room tín dụng không còn thì các ngân hàng không dám đẩy mạnh cho vay.
Video đang HOT
Giải pháp thường được đề cập là đòi nợ khách hàng cũ để cho vay mới, nhưng khách hàng cũ hiện còn đang không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ thì làm sao đòi được nợ.
Và điểm đáng chú ý là giải ngân tín dụng của quý I đa phần liên quan đến việc kiểm soát room tăng trưởng năm 2019″.
Cũng theo vị lãnh đạo trên, việc nới room tín dụng thời điểm này là cần thiết trong bối cảnh nguồn tiền huy động khả quan do người dân không có kênh đầu tư nào hiệu quả, an toàn hơn bằng việc gửi tiền ngân hàng, cho dù lãi suất huy động trong xu hướng giảm. Không nới room tín dụng, doanh nghiệp “chết”, hệ thống ngân hàng “chết” và nền kinh tế “chết”.
“Hiện tại, xuất khẩu là rất khó, nhưng nhu cầu đầu tư, sản xuất hàng hóa trong nước vẫn cao, nên thực tế nhu cầu về tín dụng vẫn lớn”, vị tổng giám đốc nhận định.
ại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực lên mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, tác động đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
ối với hoạt động ngân hàng, tín dụng những tháng đầu năm có xu hướng tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Cụ thể, tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07%, tháng 3 tăng 1,1%, tháng 4/2020 tăng 1,42% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ 2019 tăng 4,44%) và đến 20/5, dư nợ tín dụng tăng 1,32%.
Năm 2020, NHNN đưa ra mức cấp tín dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác ước tính khoảng 10,1%, thấp hơn mức 13% đặt ra hồi đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng không nên nới room tăng trưởng tín dụng do có thể khiến lạm phát quay trở lại và điều quan trọng, nếu nhìn vào số liệu tăng trưởng tín dụng và GDP qua các năm, không phải tín dụng tăng cao là tăng trưởng kinh tế cùng song hành.
ơn cử, năm 2016, tăng trưởng tín dụng đạt 18,25%, còn tăng trưởng kinh tế đạt 6,21%; năm 2017 tương ứng là 18,28% và 6,81%; năm 2018 là 13,89% và 7,08%; năm 2019 là 13,65% và 7,02%.
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm: “Tôi ủng hộ nới room tín dụng và chấp nhận rủi ro lạm phát để đổi lấy việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế, nhất là trong giai đoạn các nền kinh tế chịu rủi ro suy thoái như hiện nay, kể cả Việt Nam”.
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, từ năm 2016 đến nay cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh khả quan, trong đó tín dụng tập trung chính vào lĩnh vực đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế như sản xuất – kinh doanh.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2019, tín dụng đối với ngành công nghiệp bình quân tăng 9,17%/năm, chiếm trên 20% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng ngành xây dựng bình quân tăng 12,76%/năm, chiếm 9,64%.
Tín dụng ngành thương mại – dịch vụ tăng trưởng ổn định, đạt mức trung bình khoảng 18,6%/năm, chiếm tỷ trọng 57-62,5%, trong đó ngành bán buôn – bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có dư nợ cao nhất, chiếm 16,7-20,5% tổng dư nợ.
“Tạm tính đến cuối tháng 3/2020, tín dụng ngành công nghiệp tăng 2,11% so với cuối năm 2019, chiếm 19,19% tổng dư nợ; tín dụng ngành xây dựng tăng 2%, chiếm 9,84%; tín dụng đối với ngành bán buôn – bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 0,45%%, chiếm 20,31%”, Thống đốc thông tin.
ối với các lĩnh vực ưu tiên, Thống đốc cho biết, bình quân giai đoạn 2016-2019, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn tăng 19,83%, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 16,35%, chiếm 19%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 7%, chiếm 3,2%; công nghiệp hỗ trợ tăng 19,57%, chiếm 2,81%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 2,6%, chiếm 0,42%.
Tạm tính đến cuối tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm 2019, khi tín dụng lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn tăng 0,86%, đạt tỷ trọng 24,8%; doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 1,2%, chiếm 19,2%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 3,74%, chiếm 2,99%; công nghiệp hỗ trợ tăng 1,38%, chiếm 2,83%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 5,42%, chiếm 0,39%.
ặc biệt, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung, nhưng tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản ngày càng giảm (tại thời điểm 31/12/2017 là 45,63%, sang đến 31/12/2018 là 35,49% và đến 31/12/2019 là 32,95%).
“ến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm 2019, chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng bất động sản”, Thống đốc thông tin.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán qua các năm 2018 là 14,7%, năm 2019 là 6,79%.
ến cuối tháng 3/2020, lĩnh vực này giảm 0,92%, chiếm 0,36% tổng dư nợ. Tăng trưởng tín dụng phục vụ đời sống đã được kiểm soát qua các năm 2016 là 48%, năm 2017 là 36,07%, năm 2018 là 29,59% và năm 2019 là 19,49%. ến cuối tháng 3/2020, tín dụng lĩnh vực này tăng 0,26%, chiếm 20,44% tổng dư nợ.
“Bình quân giai đoạn 2016-2019, dư nợ lĩnh vực BOT, BT giao thông tăng 10,82%, chiếm 1,51% tổng dư nợ, tốc độ tăng – giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng cũng có xu hướng giảm. ến cuối tháng 3/2020, dư nợ lĩnh vực này tăng 1,27%, chiếm tỷ trọng 1,35%”, Thống đốc cho biết.
TPBank đặt chỉ tiêu nào cho năm 2020?
Trước ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) vẫn báo con số lợi nhuận lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, cùng với lo ngại tỷ lệ thu nhập lãi thuận (NIM) mỏng hơn năm trước.
TPBank vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng năm 2020 cao hơn năm trước.
Nợ xấu xu hướng tăng
Báo cáo tài chính quý I/2020 của TPBank cho thấy, các mảng kinh doanh, tín dụng vẫn đóng vai trò chính khi mang về khoản thu nhập lãi thuần 1.727 tỷ đồng, tăng tới 34,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, TPBank đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.009 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của ngân hàng được nâng lên mức 176.600 tỷ đồng, tăng tới 7,4% so với đầu năm.
Tuy nhiên, đi sâu vào các chỉ số tài chính khác thì thấy, một số mảng kinh doanh ghi nhận sự sụt giảm trong kỳ như: Lãi thuần hoạt động dịch vụ giảm 27,6%; lãi thuần chứng khoán đầu tư giảm 18,7%; hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 83 tỷ đồng so với mức lỗ gần 14 tỷ đồng cùng kỳ năm trước... Cùng với đó, chi phí hoạt động của ngân hàng này đã tăng 22% so với cùng kỳ. Đặc biệt, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 2,1 lần, lên gần 324 tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất, về chất lượng tín dụng, tính đến 31/3, TPBank đang có hơn 1.880 tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng này tăng từ mức 1,29% hồi đầu năm lên 1,87% trong quý I. Không những thế, nếu tính từ con số tỷ lệ 1,09% năm 2018, thì tỷ lệ nợ xấu của TPBank đã cho thấy xu hướng gia tăng rõ rệt.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho hay, với tác động của dịch Covid-19, nợ chắc chắc chắn có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, trong quý I/2020, nhiều khoản nợ xấu tồn đọng từ năm trước chưa được xử lý, hoạt động thu hồi nợ bị đình đốn nên cộng thêm với việc phải cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nên nợ xấu tăng lên. Ông Hưng cho biết, ngân hàng sẽ kiểm soát dưới 2,5%, và cố gắng đưa về mức dưới 2% tổng dư nợ. Bởi nợ xấu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến cả thu nhập và lợi nhuận ngân hàng do phải trích lập dự phòng rủi ro, nhất là trong bối cảnh các khách hàng cũng gặp khó khăn nên khó thu hồi nợ hơn trước đây.
Lợi nhuận phải chia sẻ
Bức tranh kinh doanh năm 2019 dù còn những mảng màu chưa sáng, nhưng khi so với các ngân hàng thương mại trong nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 thì TPBank vẫn ở mức khá, vẫn tăng trưởng dương, trong khi nhiều ngân hàng đã tăng trưởng âm. Chính vì có động lực này, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho biết, TPBank tiếp tục đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn trong năm 2020.
Theo đó, TPBank đặt mục tiêu dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế tăng 15%, ở mức 117.181 tỷ đồng; kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức dưới 2,5%; tổng tài sản tăng trưởng 9% lên trên 180.000 tỷ đồng. Về lợi nhuận, TPBank đặt kế hoạch lãi trước thuế 4.068 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019. ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đạt 22,31%, thấp hơn mức 26,11% của năm 2019. Lãnh đạo TPBank cho biết, kế hoạch này được xây dựng đã có dự tính đến ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt trong năm nay, TPBank là một trong ba ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng cao nhất hệ thống.
Như vậy, các kế hoạch mà ban lãnh đạo TPBank đặt ra trong năm 2020 đều có sự tăng trưởng so với năm 2019. Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid-19 còn những diễn biến khó lường thì vẫn chưa thể có những khẳng định chắc chắn về khả năng đạt kế hoạch hay không, nhất là khi toàn ngành ngân hàng đã có một "khởi đầu" trong quý I đầy gian nan. Theo đó, các ngân hàng đều đã hưởng ứng lời kêu gọi giảm lãi suất cho vay, chấp nhận chia sẻ lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Phía TPBank cũng đã triển khai các chương trình ưu đãi, với lãi suất giảm từ 1,5-2,5% so với lãi suất hiện hành, thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn phí toàn bộ phí giao dịch chuyển tiền tại quầy và trên các kênh online...
Ông Nguyễn Hưng cho biết, với các chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, theo ước tính của TPBank, trong năm nay, tổng thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khoảng 1.000 tỷ đồng. Hơn nữa, năm nay, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) sẽ mỏng hơn năm trước, một phần bởi ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng, nhưng lãi suất huy động chưa giảm ngay được, nên ngân hàng chấp nhận giảm NIM để đẩy vốn ra. "Trước đây, NIM của ngân hàng trong khoảng 3-4%, năm nay giảm 0,5-1% so với trước đó. Như vậy, toàn bộ danh mục tài chính của ngân hàng sẽ giảm theo do NIM thấp đi", ông Hưng nhận định.
Không những thế, khi đại dịch diễn ra, thị trường cổ phiếu cũng chao đảo, khiến thị giá nhiều loại cổ phiếu giảm mạnh. Cổ phiếu TPB của TPBank cũng cùng chung số phận, tính đến đầu tháng 5/2020, thị giá cổ phiếu này đã có lúc giảm sâu tới hơn 17%, nhưng hiện tại đã về được vùng giá ổn định ban đầu.
Ngân hàng tư nhân đang chia lại 'miếng bánh' thị phần Các ngân hàng tư nhân như Techcombank, VPBank, VIB, ACB... tiếp tục cho thấy tốc độ bứt phá mạnh mẽ với quy mô thị phần được mở rộng, nhờ đó kết quả kinh doanh cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các ngân hàng tư nhân đang chia lại "miếng bánh" thị phần Trong khi các ngân hàng tư nhân kể trên...