CEO Long Điền: Nhu cầu đầu tư bất động sản còn rất lớn, một nửa trong số đó đã sẵn sàng “xuống tiền”
Ông Nguyễn Minh Khang, CEO Công ty Long Điền LDG cho rằng, nhu cầu ở và nhu cầu đầu tư của cá nhân trên thị trường còn khá lớn, vấn đề là dự án của mỗi CĐT như đáp ứng nhu cầu này như thế nào.
Theo ông Khang, hiện tại người mua đã bắt nhịp lại với thị trường BĐS sau thời điểm dịch nhưng chỉ mới khoảng 50% sẵn sàng “xuống tiền” mua, còn 50% có nhu cầu nhưng còn dè chừng không biết dịch bệnh có tái lại và xấu hơn không.
Góc nhìn thị trường BĐS đến thời điểm cuối năm, CEO LDG cho rằng, tiền đầu tư vào các kênh khác đang bị vấn đề là rủi ro cao, kể cả chứng khoán. Trong khi tiền để trong ngân hàng cũng mất giá và lãi suất không cao. Cho nên, có xu hướng là NĐT dùng tiền đó để đầu tư vào tài sản thật như BĐS, vàng và một số kênh khác. Với BĐS, ưu tiên hàng đầu của NĐT cá nhân hiện nay vẫn là pháp lý ổn, dự án tiềm năng và chủ đầu tư uy tín là họ sẵn sàng “xuống tiền”.
“Nhìn tổng thể, từ giờ đến cuối năm thị trường BĐS vẫn chưa ổn định. Vẫn còn tâm lý dịch bệnh nên vừa là ưu thế cũng là yếu thế cho thị trường”, ông Khang nhấn mạnh.
Về góc nhìn đầu tư, vị CEO này có một số lưu ý cho NĐT là đầu tư BĐS là kênh đầu tư không mất tiền và tạo giá trị gia tăng dòng tiền. Nhưng, khi quyết định mua BĐS cần xem kỹ càng pháp lý dự án, dự án đó do ai làm và họ có khả năng làm không.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Khang cho rằng, nhu cầu mua để ở và đầu tư trên thị trường còn rất lớn, quan trọng là sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.
Điều quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay là biết cách nhận biết các CĐT sắp chết. Không loại trừ trường hợp sẽ cố lừa cú chốt để “được cả ngã về không”. Có thể như dự án chiết khấu cao, khuyến mãi nhiều bất thường. Điều kiện thanh toán ban đầu cao nhưng các đợt tiếp theo lại ít và cho kéo dài. Khách hàng nghĩ rằng, với việc thanh toán này sẽ tốt, dễ thở nhưng có thể đó là dấu hiệu của tổng lực gom tiền để chạy. Vì thế, NĐT cũng cần lưu ý khi tham gia thị trường.
Nói về lý do thị trường BĐS có thể còn chưa ổn định rõ nét vào thời điểm cuối năm, ông Khang phân tích: Vì kinh tế toàn cầu đang rất khó khăn, Việt Nam không nằm ngoài điều đó. Các tháng tiếp theo kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn trong tình trạng khó khăn so với năm trước. Thế giới vẫn còn dịch bệnh, chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong khi kinh tế nước ta hiện xuất đi nước ngoài đang bị hạn chế rất lớn, mua nguyên liệu vào cũng rất khó. Di chuyển ra nước ngoài bị hạn chế mức cao nhất. Nhìn chung, kinh tế sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Cho nên, với BĐS người mua có 2 dòng tư tưởng. BĐS sẽ nóng sau đại dịch và BĐS sẽ giảm giá sau đại dịch. Tuy nhiên, theo ông Khang, 2 điều này đều không có cơ sơ.
Vì sao BĐS sẽ không giảm giá sâu sau đại dịch, ông Khang phân tích.
Thứ nhất, giai đoạn hiện nay không phải là khủng hoảng kinh tế, mà là rủi ro của nền kinh tế do dịch bệnh. Vì thế BĐS sẽ không giảm sâu giống như cuộc khủng hoảng năm 2008.
Thứ hai, có thực tế, chứng khoán hiện giảm sâu, tiền không đầu tư vào BĐS sẽ có khả năng cao chuyển vào đầu tư BĐS.
Thứ ba, chính sách tài chính tín dụng của ngân hàng đang khuyến khích cho vay cá nhân. Chừng nào ngân hàng không cho vay nữa thì BĐS mới chết.
Thứ tư, giá vàng vẫn bấp bênh không ổn định, không đoán trước được. Cho nên BĐS vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn.
Thứ năm, về các dự án BĐS được duyệt để đăng kí triển khai hiện rất ít. Để thuận lợi ít nhất nguồn cung thị trường quay trở lại vào tháng 6/2021. Vì thế, các sản phẩm BĐS đủ điều kiện pháp lý để đưa ra thị trường sẽ rất hạn chế trong thời gian tới. Vì thế, BĐS không thể giảm giá vì khan cung, trong khi nhu cầu mua bán còn rất cao.
EVNGENCO 2 được định giá hơn 46.102 tỷ đồng, dự kiến IPO tháng 12/2020
Dự kiến phương án cổ phần hoá EVNGENCO 2 sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 8/2020 và sẽ thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020.
Sáng 19/5, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Lễ công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 EVNGENCO 2 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2019 của Công ty mẹ - EVNGENCO 2 để cổ phần hoá là hơn 46.102 tỷ đồng trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - EVNGENCO 2 là hơn 26.605 tỷ đồng.
Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tài sản cố định hình thành từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi có giá trị còn lại là 5,7 tỷ đồng được chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.
Hiện nay, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN, EVNGENCO 2 khẩn trương triển khai các bước tiếp theo đúng quy định, dự kiến Phương án cổ phần hoá sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2020 và sẽ thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020 đảm bảo đúng tiến độ được duyệt
Giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - EVNGENCO 2 được Liên doanh Tư vấn AASC - UHY xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính được Kiểm toán độc lập KPMG kiểm toán.
Đại diện SCIC cho biết, để có bức tranh đầy đủ giúp các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, GENCO 2 cần đưa ra nhiều thông tin hơn. SCIC cũng từng đầu tư vào điện, phối hợp với EVN đầu tư nhiệt điện Hải Phòng, các lĩnh vực đầu tư vào điện khá hiệu quả do đó SCIC mong muốn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này trong tương lai, mong muốn tiếp cận thông tin, các quỹ đầu tư tiến hành bước đầu để làm soát xét, có thông tin đầy đủ hơn với phương án phát hành của GENCO 2 để ra quyết định đầu tư.
Về kết quả kinh doanh EVNGENCO 2, năm 2019, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của EVNGENCO 2 đạt được là 27.101 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2018. Với việc giá vốn bán hàng ở mức cao, lên đến 22.887 tỷ đồng do đó lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 4.213 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2018.
Trong các khoản chi phí, chi phí lãi vay ở mức cao, lên đến hơn 1.058 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế ghi nhận của GENCO 2 năm 2018 là 3.575 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3.131 tỷ đồng.
Bất động sản chạy đua kích cầu hậu Covid-19 Gia tăng chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc vô thời hạn, thậm chí là cam kết mua lại với mức lãi 15%/năm,...là những chính sách vô cùng hấp dẫn đang diễn ra trên thị trường địa ốc ở hầu hết các dự án BĐS mới. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản bắt đầu...