CEO Lei Jun xác nhận không ủng hộ IPO và khẳng định Xiaomi sẽ ra mắt smartphone 5G vào tháng 3-4/2019
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, CEO Xiaomi Lei Jun đã lên tiếng thừa nhận không ủng hộ quyết định IPO hồi tháng Năm vừa qua và xác nhận Xiaomi sẽ sớm ra mắt smartphone 5G vào đầu năm 2019.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang blog CNBeta (Trung Quốc) mới đây, CEO Xiaomi Lei Jun đã thẳng thắn chia sẻ về nhiều vấn đề liên quan đến kế hoạch IPO hay các dự án smartphone 5G trong năm tới.
Nếu bạn còn nhớ thương vụ IPO hồi tháng 5/2018 khi Xiaomi chính thức lên sàn chứng khoán Hồng Kông và bắt đầu giao dịch từ tháng 7. Đây là một trong những thương vụ IPO khá ấn tượng vì Xiaomi chỉ mất có 8 năm kể từ khi còn là một start-up mới nổi và nay đã có được vị thế trên thị trường smartphone.
Tuy nhiên theo chia sẻ của CEO Lei Jun, anh không nằm trong nhóm người ủng hộ IPO thuộc ban lãnh đạo Xiaomi. Jun cho biết, ý tưởng IPO chỉ được đưa ra sau khi hội đồng quản trị tiến hành đánh giá toàn diện về tình hình công ty hồi cuối năm ngoái. Trong đó nhiều thành viên hội đồng quản trị đã bỏ phiếu về kế hoạch IPO vì tin rằng thời cơ đã đến.
Nhưng trong số ban lãnh đạo có Jun và đồng sáng lập Wang Chuan không ủng hộ việc chào bán cổ phiếu ra công chúng. Lei Jun cho rằng, IPO chỉ thích hợp trong khoảng 2-3 năm tới.
Video đang HOT
Wang Chuan trước đây từng tiết lộ lý do không bỏ phiếu trong một cuộc phỏng vấn. Ông khẳng định Xiaomi không thiếu tiền. Ông cho rằng, công ty sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vì họ sẽ phải lắng nghe nhiều hơn các nhà đầu tư và phải chú ý đến sự thay đổi liên tục của giá cổ phiếu.
Cũng trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn với CNBeta, Lei Jun bày tỏ sự vui mừng với việc hãng đã vượt doanh số mục tiêu 100 triệu máy trong năm 2018 từ cuối tháng 10 vừa qua. Jun khẳng định, 100 triệu máy là một cột mốc vô cùng quan trọng trong chiến lược duy trì tăng trưởng nóng của hãng.
Chia sẻ về kế hoạch tương lai, Lei Jun đã đề cập đến hai khía cạnh mà Xiaomi đang tập trung, đó là chất lượng/trải nghiệm người dùng và toàn cầu hóa. Xiaomi hiện đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và lọt top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu ở 25 quốc gia. Hãng đang tham vọng tiến tới top 3 trong tương lai gần.
Lei Jun cũng không quên tiết lộ về chiến lược hướng tới mạng 5G và IoT. Jun chia sẻ thêm, Xiaomi sẽ giới thiệu smartphone 5G tại thị trường Châu Âu vào khoảng thời gian giữa tháng 3-4/2019. CEO Xiaomi tin rằng đây là cơ hội quan trọng để Xiaomi có thể chớp thời cơ và dẫn đầu xu hướng mạng 5G trước các đối thủ.
Về phần IoT, tính tới cuối Q2/2018, nền tảng IoT của Xiaomi đã kết nối được hơn 115 triệu thiết bị.
Cuối cùng Lei Jun bày tỏ sự quan tâm lớn tới cuộc cách mạng về pin. Nếu giải quyết được vấn đề pin, Jun tin rằng các hãng công nghệ có thể tạo ra được những chiếc smartphone có khả năng sạc thần tốc hay dùng lâu hơn.
Theo Tri Thuc Tre
Quý 3/2018: Doanh số smartphone toàn cầu sụt giảm 3%
Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint, trong quý 3/2018 doanh số smartphone toàn cầu lần đầu tiên sụt giảm tới mức 3%. Cụ thể, số lượng smartphone xuất xưởng trên toàn thế giới quý vừa rồi giảm xuống chỉ còn 386.8 triệu chiếc.
Sau khi tăng trưởng trung bình 16% trong vòng 5 năm qua, thị trường smartphone toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm với tổng mức giảm 1% trong năm nay. Rất nhiều nguyên nhân khiến thị trường smartphone không thể tiếp tục tăng trưởng. Ngoài Xiaomi và Huawei, tất cả các thương hiệu lớn khác như Samsung, Apple, LG đều sụt giảm doanh số hoặc tăng trưởng không đáng kể trong quý vừa rồi.
Tổng cộng, Samsung đã xuất xưởng được 72.3 triệu chiếc smartphone và đứng ở vị trí thứ nhất. Tuy nhiên, so với năm ngoái doanh số của gã khổng lồ Hàn Quốc đã giảm tới 13%. Với Apple vẫn duy trì sự tăng trưởng ở mức ổn định. Với Huawei, Xiaomi và HMD Global có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Đáng chú ý nhất là Huawei khi doanh số quý vừa rồi đạt tới 53 triệu chiếc, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Xiaomi bán được 33.7 triệu, tăng 25%. Doanh số toàn cầu của Nokia (thuộc HMD Global) tăng trưởng ấn tượng nhất, lên tới 71%.
Bình luận về sự suy giảm của thị trường smartphone, ông Tarun Pathak- Phó Giám đốc tại Counterpoint Research cho biết: "Đây là lần đầu tiên thị trường smartphone trên toàn cầu giảm liên tiếp trong ba quý. Nguyên nhân có thể là nhu cầu mua điện thoại giảm mạnh ở các thị trường như Trung Quốc, Mỹ và Tây Âu. Đồng thời, nguyên nhân còn ở việc thiếu sự đổi mới và cải tiến trong chất lượng xây dựng smartphone dẫn đến việc kéo dài chu trình thay thế điện thoại".
Bên cạnh đó, ông Pathak còn nói thêm về sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thương hiệu Trung Quốc: "Mặc dù thị trường nội địa suy giảm, nhưng các thương hiệu Trung Quốc như OPPO, Vivo và Xiaomi vẫn đạt được mức cao trong việc bán ra những chiếc smartphone của một quý. Minh chứng là Huawei có thể duy trì hơn 50 triệu lô kiện hàng smartphone và nắm được vị trí thứ 2 trong quý 3/2018. Điều này cho thấy các công ty sản xuất smartphone đang giảm sự phụ thuộc vào đất nước của họ. Và các thương hiệu muốn mở rộng thị trường sang các nước Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu".
Các thương hiệu Trung Quốc cũng đang thể hiện tốt hơn trên thị trường quốc tế so với thị trường trong nước. Đáng chú ý nhất chính là Xiaomi, trong khi tại Trung Quốc hãng này giảm 16% thì trên quốc tế họ lại đạt mức tăng trưởng lên tới 83%. Huawei thì tăng trưởng ở cả Trung Quốc và quốc tế với mức 13% và 60% tương ứng. Cả Vivo và OPPO cũng đều tăng trưởng ở cả hai thị trường nhưng với những con số khá khiêm tốn (1% và 12% cho OPPO, 4% và 14% cho Vivo).
Phân tích về xu hướng thị trường hiện nay, nhà nghiên cứu Shobhit Srivastava cho biết: "Sự tăng trưởng smartphone Trung Quốc ở các thị trường mới được sự trợ giúp từ những người dân ở đây, họ là những người chuộng điện thoại "nước nhà" và khi di cư sang nhiều nơi trên thế giới giúp mang lại doanh thu cho smartphone Trung Quốc.
Bên cạnh đó, phải kể đến các dịch vụ từ công ty OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) đã tăng cường tính cạnh tranh bằng cách cung cấp nhiều tính năng "hay ho" cho các smartphone bình dân. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng smartphone ở các thị trường khác, nơi mà các thương hiệu mới đang nỗ lực để duy trì chỗ đứng".
Ông Srivastava còn nói thêm: "Các OEM của Trung Quốc đang thúc đẩy ASP (chỉ số giá bán trung bình của 1 chiếc điện thoại) ở các thị trường mới với mức giá dao động từ bình dân cho đến tầm trung, bằng cách cung cấp những thông số kĩ thuật tốt nhất với giá cả phải chăng. Những công ty OEM này đang nhắm mục tiêu đến những khách hàng không có khả năng để mua những chiếc smartphone cao cấp. Tuy nhiên, họ vẫn đang gặp khó khăn với bài toán thuyết phục người dùng đổi điện thoại mới trong thời gian ngắn".
Khi nhìn vào các poster quảng cáo điện thoại Trung Quốc, sẽ bắt gặp các tính năng phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), camera kép, màn hình tràn viền, cấu hình cao cùng bộ nhớ "khủng". Đây là những quảng cáo "tinh tế" giúp công ty dễ dàng nâng giá một chiếc điện thoại lên sản phẩm tầm trung, đồng thời duy trì được doanh thu mặc dù số sản phẩm bán ra bị giảm lại. Trong tương lai sẽ còn xuất hiện thêm mạng 5G, giúp các nhà sản xuất kiếm thêm lợi nhuận từ mảng dịch vụ. Hứa hẹn mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho thị trường smartphone.
Theo Báo Mới
Huawei vẫn là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới Counterpoint Research vừa phát hành báo cáo mới nhất của họ về thị trường smartphone toàn cầu với sự vươn lên mạnh mẽ của Huawei. Theo Technode, nghiên cứu cho thấy doanh số smartphone toàn cầu trong quý 3/2018 đã suy giảm 3% so với năm trước. Counterpoint cho biết "đây là lần đầu tiên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu...