CEO Huawei muốn ‘dẫn đầu thế giới’ về phần mềm
Ông Nhậm Chính Phi kêu gọi các nhân viên Huawei “dám dẫn đầu thế giới” trong lĩnh vực phần mềm nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo bản ghi nhớ nội bộ với nhân viên, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm CEO Huawei, nhấn mạnh rằng công ty đang tập trung vào phần mềm do đây là lĩnh vực “về cơ bản nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ”, đồng thời sẽ giúp Huawei “có được sự độc lập và tự chủ lớn hơn”.
Người sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi.
Trong bản ghi nhớ, ông Nhậm cho rằng việc thúc đẩy phát triển ở lĩnh vực phần mềm sẽ phụ thuộc nhiều vào quá trình tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp. Theo ông, công ty nên áp dụng cách tiếp cận mã nguồn mở, kêu gọi nhân viên nên “chọn lọc tinh hoa” thông qua các cộng đồng nguồn mở.
Video đang HOT
Ông Nhậm nhấn mạnh, Huawei sẽ củng cố vị thế của mình tại quê nhà Trung Quốc, đồng thời xây dựng hệ thống đủ lớn mạnh để vượt qua Mỹ trong tương lai. Châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và châu Phi sẽ là thị trường được Huawei nhắm tới.
Ngoài ra, bản ghi nhớ cũng cho biết Huawei đang phải chịu tác động lớn từ các lệnh cấm của Mỹ nên sẽ khó có thể sản xuất phần cứng tiên tiến trong ngắn hạn. Do đó, công ty sẽ tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái phần mềm, chẳng hạn như hệ điều hành HarmonyOS, hệ thống đám mây Mindspore dựa trên AI và các sản phẩm công nghệ thông tin khác.
Huawei hiện gặp khó về sản xuất phần cứng, đặc biệt là mảng bán dẫn do các lệnh cấm của Mỹ từ tháng 5/2019 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Cho đến nay, Chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden cũng chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy sẽ đảo ngược các lệnh trừng phạt của Trump.
Huawei gần đây dần chuyển sang lĩnh vực ôtô điện và các sản phẩm phần mềm. Theo báo cáo doanh thu thường niên, công ty đạt 138,70 tỷ USD chỉ riêng mảng phần mềm trong 2020.
Huawei muốn trở thành Google của Trung Quốc
Huawei đẩy mạnh nỗ lực phát triển lĩnh vực phần mềm sau khi hứng chịu nhiều thiệt hại trong mảng phần cứng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Arcfox, thương hiệu thuộc nhà sản xuất ôtô Baic Group, tuần trước ra mắt mẫu xe với nhiều công nghệ của Huawei, trong đó bao gồm tính năng lái tự động và khoang lái sử dụng hệ điều hành HarmonyOS được Huawei phát hành năm 2019. Huawei sẽ không chế tạo ôtô mà tập trung vào công nghệ sử dụng cho chúng.
Huawei hôm 25/4 cũng ra mắt các sản phẩm điện toán đám mây nhằm thách thức doanh nghiệp đầu ngành tại Trung Quốc hiện nay là Alibaba. "Chúng tôi hy vọng tập trung vào công nghệ đám mây sẽ tăng cường tỷ trọng kinh doanh phần mềm và dịch vụ trong tổng doanh thu", thông cáo của Huawei có đoạn viết.
Logo Huawei tại triển lãm hàng điện tử tiêu dùng IFA ở Đức năm 2020.
Sự chuyển hướng sang phần mềm được đưa ra sau khi Huawei hứng chịu hàng loạt lệnh cấm vận từ Mỹ và chứng kiến doanh số bán smartphone lao dốc. Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen năm 2019, giới hạn quyền tiếp cận những công nghệ của Mỹ. Washington năm ngoái cũng loại Huawei khỏi chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn then chốt.
"Lệnh trừng phạt khiến Huawei không thể mua linh kiện bán dẫn thiết yếu, buộc họ tăng tốc chuyển dịch thành công ty phát triển phần mềm và dịch vụ đám mây. Nỗ lực này giống tham vọng trở thành Google", nhà nghiên cứu Neih Shah của Counterpoint Research nhận xét.
Google phát triển hệ điều hành Android được dùng trong phần lớn smartphone trên thế giới, cũng như sản xuất hệ điều hành dùng trên ôtô và đang sở hữu dịch vụ tính toán đám mây phát triển rất nhanh.
Huawei từng quảng cáo HarmonyOS có thể hoạt động trên nhiều thiết bị, từ smartphone đến TV và ôtô. "Mảng kinh doanh smartphone đang gặp khó khăn, nhưng họ vẫn còn nền tảng di động khác là ôtô sử dụng HarmonyOS. Xe hơi sẽ là nền tảng di động rất lớn để ứng dụng HarmonyOS", Will Wong, nhà nghiên cứu của IDC, cho hay.
Trong nỗ lực theo đuổi lĩnh vực phần mềm và điện toán đám mây, Huawei cũng sẽ phải thách thức nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Alibaba là hãng dẫn đầu điện toán đám mây ở nước này, trong khi hàng loạt doanh nghiệp cũng đang tìm cách tranh giành thị phần hệ điều hành ôtô như Baidu và Xiaomi.
Nỗ lực xâm nhập thị trường phần mềm của Huawei cũng là cách để họ tách biệt khỏi các động thái địa chính trị và lệnh trừng phạt tiềm tàng từ Mỹ. Washington đã thành công trong ngăn cản quyền tiếp cận chip bán dẫn của Huawei, nhưng họ sẽ gặp thách thức lớn hơn nhiều nếu muốn tạo ảnh hưởng trong lĩnh vực phần mềm.
"Huawei sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các đòn đánh của Mỹ", Wong nói, nhấn mạnh rằng chipset cho ôtô không đòi hỏi quy trình sản xuất tiên tiến như chip smartphone.
Điều gì khiến nhân viên Huawei cống hiến không mệt mỏi? Khởi đầu với số vốn ít ỏi 3.300 USD, người sáng lập Huawei - ông Nhậm Chính Phi đã làm thế nào để giữ chân những nhân sự cốt cán từ ngày đầu? Huawei thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, trong thời kỳ Trung Quốc mở cửa với nền kinh tế thị trường. Ông Nhậm Chính Phi, cựu kỹ sư của quân...