CEO bị chỉ trích vì đăng ảnh khóc lóc sau khi sa thải nhân viên
Giám đốc điều hành của HyperSocial đang phải đối mặt với những lời chỉ trích sau khi chia sẻ bức ảnh selfie đẫm nước mắt cùng thông báo sa thải một số nhân viên, theo VICE.
“Đây sẽ là điều dễ bị công kích, xúc phạm nhất mà tôi từng chia sẻ”, Braden Wallake, Giám đốc điều hành HyperSocial, chuyên về các dịch vụ tối ưu hóa bài đăng trên LinkedIn, chia sẻ hôm 9/8.
“Vào những ngày như hôm nay, tôi ước mình là một chủ doanh nghiệp chỉ vì tiền và không quan tâm đến việc tổn thương người khác. Nhưng tôi không như vậy. Vì thế, tôi chỉ muốn mọi người thấy rằng không phải CEO nào ngoài kia cũng lạnh lùng và không quan tâm khi họ phải sa thải người khác. Tôi chắc rằng có hàng trăm, hàng nghìn người khác giống như tôi”.
Bài đăng của Wallake nhanh chóng lan truyền, nhận được hơn 20.000 lượt thích trong vòng chưa đầy một ngày.
Hình ảnh khóc lóc của Braden Wallake bị dân mạng chỉ trích. Ảnh: Braden Wallake/LinkedIn.
Nhưng hình ảnh và bài viết cũng tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trong phần bình luận. Một số người tán dương Wallake nhưng những người khác gọi bài đăng là “khó hiểu” và chỉ trích CEO thích gây chú ý.
Hôm 10/8, Wallake nói với Motherboard rằng công ty đã sa thải hai nhân viên vào tối 9/8. Ông cho biết cả hai nhân viên bị sa thải đều “rất dễ chịu” với điều đó và “đảm bảo” với ông rằng họ “sẽ ổn”.
Vài giờ sau, Wallake quyết định đăng bức ảnh selfie lên LinkedIn với hy vọng thể hiện những khó khăn về mặt cảm xúc mà người đứng đầu doanh nghiệp phải đối mặt khi sa thải nhân viên.
Video đang HOT
“Tôi ngồi tại bàn làm việc, chỉ biết khóc và quyết định đăng bài vì gần đây tôi thấy nhiều chủ doanh nghiệp và CEO khác cũng khủng hoảng khi phải cho nhân viên của mình thôi việc”, Wallake nói.
Wallake là một người có ảnh hưởng trên LinkedIn với hơn 28.000 người theo dõi. Giám đốc điều hành cho biết đã cố gắng “hy sinh” trước khi phải sa thải nhân viên bằng cách giảm lương của mình.
Ông nói thêm rằng trước đây mình làm việc không lương cho công ty và chỉ bắt đầu nhận lương vào năm ngoái.
Wallake cho biết khi đăng bài viết, ông không có ý ám chỉ rằng trải nghiệm của mình tồi tệ hơn những gì nhân viên đang trải qua, nhưng ông tin vào “mức độ minh bạch” trên LinkedIn và muốn chia sẻ những khó khăn khi trở thành chủ doanh nghiệp nhỏ.
“Đây là khoảng thời gian khổ sở trong cuộc đời tôi. Tôi không cố gắng so sánh mình với các nhân viên bị sa thải, bởi vì họ khó khăn hơn nhiều. Nhưng chỉ đơn giản là tôi muốn chia sẻ hành trình mình đang trải qua với tư cách là chủ doanh nghiệp trong thế giới hiện tại”.
Wallake cho biết ông rất vui khi thấy các doanh nhân khác phản hồi dưới bài đăng của mình rằng họ có thể thuê những nhân viên bị sa thải.
“Tôi từng cười nhạo những đăng ảnh khóc lóc trên các nền tảng khác. Và bây giờ tôi làm điều đó. Tôi muốn bài đăng này có thể là một công cụ hữu ích giúp các nhân viên tìm được vị trí công việc tốt hơn”.
Sếp bực dọc quát: "Công việc không gì là mãi mãi", chàng trai đáp trả 1 câu cợt nhả khiến sếp nóng mặt, cho nghỉ việc ngay lập tức
Những bất đồng quan điểm trong cách làm việc của sếp và nhân viên dưới đây đang khiến dân tình tranh cãi.
Quản lý nhân viên là một công việc không hề đơn giản. Mỗi người có cách thức mềm mỏng hay cứng rắn khác nhau để giải quyết vấn đề. Một trong những điều khó là khi phải gặp nhân viên khó bảo, ương ngạnh... Những kiểu nhân viên này không chỉ ảnh hưởng năng suất mà còn kéo mood cả tập thể đi xuống.
Mới đây, một hình ảnh đối đáp giữa sếp và nhân viên đang được chia sẻ nhiều trên MXH. Khi thấy thái độ của nhân viên trì trệ, lập tức sếp đã đanh giọng: "Nếu các em cứ ì ra, không chịu cố gắng thì anh cũng không gánh được các em đâu".
Đi kèm là lời răn đe với ý ngầm sẽ cho sa thải nếu như vẫn giữ thái độ làm việc thế này: " Các em thừa hiểu: Không gì là mãi mãi. Và công việc ở đây cũng vậy".
Ảnh: BEATVN
Trước thái độ bực dọc của sếp, một nhân viên đã nhanh chóng "bật lại" rằng: "Lương của em là mãi mãi mà anh. Mấy năm có thay đổi gì đâu".
Sau đó, anh chàng này đã bị sếp cho thôi việc, đồng thời cũng gọi bộ phận HR liên hệ với ứng viên đang tuyển dụng thời gian qua.
Phía dưới bài viết xuất hiện nhiều bình luận, ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng có lẽ nhân viên phải gặp sự bực tức nào đó thì mới nhắn tin bất bình với sếp như vậy. Tuy nhiên hầu hết đều cho rằng dù có bức xúc cỡ nào thì cũng không được nhắn tin kiểu "cợt nhả" với sếp. Điều này vừa không giải quyết được vấn đề, vừa thể hiện bản thân trẻ con và không có sự cầu tiến trong công việc.
Một số bình luận như sau:
- Cố gắng làm tốt công việc của mình, có năng lực cấp trên họ sẽ ghi nhận và cân nhắc lên vị trí cao hơn khi có cơ hội. Người ta sẽ trả cho bạn mức lương tương ứng với lợi nhuận bạn làm ra cho công ty.
- Nếu bạn có năng lực nhưng không được công nhận thì chúc mừng bạn đã dũng cảm bỏ được chỗ làm không phù hợp. Còn nếu bạn ì ra thật như người ta nói thì cũng "chúc mừng" bạn, sắp Tết nhưng lại mất việc rồi.
- Kể cả có bất công thì mình nghĩ nên dùng lý lẽ nói chuyện với sếp, hơn là nói kiểu "trẻ con" như này. Dù sao cũng muốn khuyên mọi người cố gắng làm tốt công việc của mình, cấp trên sẽ ghi nhận năng lực của bạn. Người ta cũng sẽ trả mức lương tương xứng với lợi nhuận bạn tạo cho công ty.
Mối quan hệ giữa nhân viên và sếp chưa bao giờ dễ dàng (Ảnh minh hoạ)
Môi trường làm việc nào cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn và bất đồng, tuy nhiên một mối quan hệ tốt đẹp giữa sếp và nhân viên là điều bất kỳ ai cũng mong muốn. Một số gợi ý về cách làm việc dưới đây có thể phần nào giúp sếp và nhân viên giữ một mối quan hệ hoà hợp, hiểu ý và góp phần nâng cao năng suất công việc hơn.
- Nhận trách nhiệm thay vì đổ lỗi
Dĩ nhiên, cũng có lúc nhân viên không thể làm được những gì đã nói và đã hứa chỉ vì một số lý do khách quan nào đó. Trong trường hợp như vậy, hãy nhận trách nhiệm về mình, cho dù lỗi xảy ra là ngoài tầm kiểm soát của bạn. Sau đó, đưa ra phương án khắc phục hậu quả vấn đề.
- Đưa ra những đề nghị thay vì những lời phàn nàn
Trong mối quan hệ với sếp, điều này rất quan trọng. Những lời phàn nàn thường đem lại cảm giác buộc tội và trẻ con; trong khi những lời đề nghị sẽ tạo cảm giác về sự tôn trọng, hợp lý và tập trung vào giải pháp.
- Chủ động phát triển sự nghiệp
Nhiều nhân viên thường có xu hướng đợi được nhắc nhở mới phấn đấu, trong khi có những nhân viên khác hiểu rằng, họ làm chủ số phận của chính mình trong vấn đề sự nghiệp. Bạn nên tự xác định mình muốn đạt tới mục tiêu nào, làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Bị phạt 2 triệu đồng vì 'nhân viên không cắt móng tay', nhà hàng nói gì? Một nhà hàng tại Hà Nội bị phạt 2 triệu đồng vì nhân viên "không cắt móng tay". Chủ nhà hàng này cho biết người này không phải là nhân viên của nhà hàng, chỉ là bạn của nhân viên bếp đến chơi và "đúng lúc đó thì đoàn kiểm tra đến". Ảnh minh họa - Ảnh: livestrong.com Phó trưởng Phòng Y tế...