CEO bị chặt xác trong nhà riêng ở New York
Giám đốc điều hành một công ty công nghệ chết trong căn hộ hạng sang ở New York trong tình trạng xác bị chặt thành nhiều mảnh.
Fahim Saleh, 33 tuổi, nhà đầu tư mạo hiểm kiêm CEO của Gokada, công ty cho thuê xe tại Nigeria, chết trong căn hộ ở Manhattan, New York, hôm 15/7. Lần cuối Saleh xuất hiện là qua camera an ninh tối 14/7, khi đi vào thang máy tòa chung cư.
Cảnh sát xác định nghi phạm là một người đàn ông mặc đồ đen, đã đi vào thang máy cùng Saleh. Thang máy lên thẳng căn hộ của anh này. Khi vào trong nhà, nghi phạm đã tấn công Saleh.
Fahim Saleh, 33 tuổi, được phát hiện chết trong nhà riêng hôm 15/7. Ảnh: Gokada.
Khi chị gái của CEO đến gặp em, cô phát hiện phần thân trên không đầu và tay của Saleh ở khu vực cạnh phòng khách. Những phần cơ thể con lại bị nhét trong nhiều túi để trong căn hộ. Cảnh sát chưa xác định động cơ tấn công và đang tìm hiểu cách kẻ tấn công rời khỏi tòa chung cư.
Video đang HOT
“Báo chí đều đang đưa tin về một tội ác mà tới giờ chúng tôi vẫn không hiểu nổi”, gia đình Saleh nói. “Fahim không chỉ là những gì các bạn đọc trên báo. Anh ấy còn hơn thế. Anh ấy thông minh, luôn đầy ý tưởng sáng tạo mới đưa người ta vào một phần trong thế giới những chuyến phiêu lưu mà anh ấy tạo ra và chắc chắc không bao giờ để ai lại phía sau”.
“Không từ ngữ hay hành động nào có thể khiến chúng tôi yên lòng trừ việc bắt được kẻ đã hành xử như ác quỷ lên người thân của chúng tôi”.
“Chúng ta cần thúc giục cảnh sát New York và những thành viên khác của lực lượng thực thi pháp luật làm việc không ngừng để tìm hiểu tận cùng tội ác, mang lại công lý cho Fahim”.
Công ty Gokada bày tỏ tiếc thương trên mạng xã hội, cho biết Saleh là một “lãnh đạo tuyệt vời, truyền cảm hứng và soi sáng hướng đi tích cực cho tất cả chúng tôi”, “Anh sẽ ở mãi trong tim chúng tôi”.
Từ thời trung học, Saleh đã thành lập PrankDial.com, một trang web ghi lại các cuộc điện thoại chơi khăm mà anh viết phần mềm năm 2018, tạo ra hơn 10 triệu USD từ khi đi vào hoạt động. Saleh tiếp tục thành lập và bán nhiều trang web suốt tuổi thiếu niên và thời gian sinh viên ở Đại học Bentley.
Gần đây, anh thành lập công ty đầu tư mạo hiểm Adventure Capital, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đi nhờ xe tại những quốc gia như Bangladesh và Colombia.
Tòa tối cao Mỹ vừa ra phán quyết bất lợi cho Tổng thống Trump
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 9/7 yêu cầu các hồ sơ tài chính cá nhân của ông Donald Trump phải được giao cho công tố viên ở New York, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ đội luật sư của ông.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông Donald Trump đã phá vỡ truyền thống kéo dài nhiều thập kỷ qua nhiều đời tổng thống khi từ chối công bố tờ khai thu nhập cá nhân tính thuế. Nỗ lực giữ bí mật thông tin tài chính của ông Trump đã thất bại một phần vào ngày 9/7 với hai phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ.
Trong vụ kiện thứ nhất, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép Văn phòng Công tố Quận Manhattan, một trong 93 văn phòng công tố cấp liên bang của Mỹ, được thu thập hồ sơ tài chính cá nhân của ông Trump. Các hồ sơ này đang được công ty kế toán Mazars USA lưu giữ.
Tuy nhiên, trong phán quyết thứ hai, các thẩm phán tòa án tối cao tạm thời không chấp thuận trát của Hạ viện Mỹ với yêu cầu tương tự Văn phòng Công tố Quận Mahattan dù khác mục đích. Các thẩm phán cho rằng những tòa án cấp thấp hơn cần xem lại vụ kiện.
Một người biểu tình đòi công khai tờ khai thu nhập cá nhân tính thuế của Tổng thống Trump trước Tòa án Tối cao Mỹ ngày 9/7. Ảnh: AP.
Trong thông báo phán quyết, Chánh án John Roberts nhấn mạnh "không công dân nào, kể cả tổng thống, được đặc quyền đứng trên nghĩa vụ chung là cung cấp bằng chứng khi được đề nghị trong tố tụng hình sự". Ông khẳng định "tổng thống không được miễn trừ tuyệt đối" khi cơ quan truy tố yêu cầu ông cung cấp giấy tờ cá nhân, đồng thời "không được đặc cách một tiêu chuẩn yêu cầu cao hơn", theo Financial Times.
Trên thực tế, các hồ sơ cá nhân của ông Trump chưa được công khai hoàn toàn mà chỉ được giao cho cơ quan công tố xem xét. Dù vậy, Công tố viên quận Mahattan, ông Cyrus Vance, vẫn xem phán quyết "là một chiến thắng to lớn của hệ thống tư pháp quốc gia", cũng như các nguyên tắc đã tạo dựng nên nền tư pháp Mỹ. Ông nhấn mạnh: "Không ai - kể cả tổng thống - được đứng trên pháp luật".
Tổng thống Trump trước khi nhậm chức là chủ một "đế chế" kinh doanh quốc tế. Ông đã không thoái vốn khỏi công ty sau khi đắc cử vào cuối năm 2016 mà chuyển tài sản vào quỹ tín thác và giao cho con trai ông quản lý. Điều này làm dấy lên những lo ngại về xung đột lợi ích. Những người chỉ trích ông trong hơn 3 năm qua luôn tìm cách buộc ông phải công bố tờ khai thu nhập cá nhân tính thuế.
Văn phòng Công tố Mahattan đòi Mazars USA cung cấp những hồ sơ này để phục vụ cho một cuộc điều tra đại bồi thẩm đoàn liên quan đến hoạt động của Tập đoàn Trump. Để chặn việc công khai tài liệu cá nhân, ông Trump đã khởi kiện Deutsche Bank, Capital One và Mazars không được cung cấp hồ sơ tài chính của mình cho các công tố viên ở New York.
Cuộc điều tra của Vance bắt đầu từ một số khoản tiền ém nhẹm thông tin bất lợi cho ông Trump vào năm 2016, khi ông đang tranh cử tổng thống. Số tiền được lấy từ quỹ của chiến dịch tranh cử, dàn xếp bởi luật sư riêng của ông là Michael Cohen. Năm 2018, Cohen đã thừa nhận trước tòa án liên bang về vi phạm quy định tài chính đối với vận động bầu cử.
Tưởng niệm George Floyd khắp thế giới: Nguy cơ làn sóng Covid-19 mới Các hoạt động biểu tình và tưởng niệm George Floyd, người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ghì chết có thể là nguy cơ gây ra làn sóng Covid-19 mới trên thế giới. Nhiều hoạt động tưởng niệm người Mỹ gốc Phi George Floyd bị cảnh sát ghì chết đã diễn ra không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác trên...