CenLand (CRE): Chuyển mình ngoạn mục, sẵn sàng bứt tốc
“Cho tới thời điểm này, chúng tôi có thể khẳng định CenLand đã vượt qua giai đoạn dịch bệnh một cách mạnh mẽ và sẵn sàng tăng tốc trong thời gian tới”, lãnh đạo CenLand khẳng định.
Đa dạng nguồn hàng
Khi dịch bệnh đã qua, bất động sản được đánh giá là một trong những lĩnh vực có đà phục hồi nhanh chóng. Theo khảo sát thị trường, từ sau khi hết lệch cách ly, nhu cầu mua nhà đã tăng trở lại, các chủ đầu tư cũng đang rầm rộ bung hàng. Phân khúc căn hộ trung bình, biệt thự liền kề và bất động sản nghỉ dưỡng sẽ được thị trường quan tâm bởi đáp ứng nhu cầu cũng như gia tăng giá trị trong tương lai.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, CenLand đang đàm phán bắt tay với với nhiều chủ đầu tư lớn, uy tín trên thị trường để có nguồn hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu của người mua. Hiện, CenLand đã và đang là đối tác bán hàng của nhiều chủ đầu tư lớn như: Gamuda Land, Bitexco Group, Eurowindow Holding, FLC Group, Alphanam Group, Sunshine Group, Dabaco, Khang Điền, Quốc Cường, MIK Group, …
Năm 2020, CenLand cũng sẽ ký kết với đối tác lớn sau 5 năm hợp tác. Việc hợp tác này sẽ không chỉ dừng lại ở mảng bất động sản mà còn mở rộng các mảng khác thuộc hệ sinh thái của đơn vị này. Theo đó, kho hàng của CenLand sẽ được mở rộng, không chỉ là 176 dự án hiện tại.
Cũng theo CenLand, thời điểm hiện nay là cơ hội tận dụng lợi thế của hệ thống phân phối hàng đầu và điều kiện thị trường thuận lợi cho hoạt động M&A, CenLand tăng cường các hoạt động tìm kiếm và đầu tư vào các dự án có chi phí thấp, giúp mở rộng hiệu quả hoạt động đầu tư.
Chớp thời cơ vàng của bất động sản công nghiệp, CenLand sẽ nghiên cứu phát triển hình thành chuỗi cung ứng bất động sản logistic mang tính mang xu hướng thời đại như bất động sản kho vận và hậu cần để đón đầu xu thế chuyển dịch đầu tư nước ngoài sang Việt Nam, sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng của thế giới. Ngoài ra, CenLand cũng sẽ có thêm sàn bất động sản công nghiệp cho khoảng 300 khu công nghiệp trong cả nước.
Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái, CenLand đã công bố và ra mắt thương hiệu Cen Cuckoo – Thương hiệu chuyên về căn hộ dịch vụ đầu tiên có quy mô lớn của Việt Nam. Mô hình này sẽ được lựa chọn triển khai tại những tỉnh thành phố lớn, những dự án có vị trí thuận lợi, gần sân bay, thuận tiện cho việc di chuyển tới các khu công nghiệp, dễ dàng kết nối tới khu vực trung tâm, thỏa mãn nhu cầu ở – làm việc – đi lại của cộng đồng chuyên gia nước ngoài.
Đội quân bán hàng tinh nhuệ
Song song với nguồn hàng, CenLand cũng đã chuẩn bị một đội quân bán hàng, theo đó số lượng nhân viên bán hàng có thể lên đến từ 5 – 7 nghìn người. Hiện, CenLand có 2 đội quân chiến lược: đội quân chủ lực STDA 2.000 nhân sự phát triển từ 2012 tới nay và đội bán hàng đặc nhiệm thương hiệu CenHomes đang xây dựng 1.000 nhân sự. Bên cạnh đó, hệ thống tiếp thị và phân phối BĐS lớn nhất Việt Nam còn có hơn 700 sàn liên kết, hơn 15.000 cộng tác viên.
Video đang HOT
Đội quân chủ lực và đội bán hàng đặc nhiệm của CenLand sắp tới sẽ tăng lên hàng chục ngàn quân.
Theo lãnh đạo của CenLand, hệ thống phân phối dịch vụ bất động sản là giá trị cốt lõi. CenLand cũng sẽ làm việc chặt chẽ và đồng hành với các chủ đầu tư để đưa giải pháp giúp giải quyết vấn đề hiệu quả cho chủ đầu tư và theo sát dự án từ trước khi bán hàng đến sau khi bán hàng.
Để công tác bán hàng trở nên chuyên nghiệp và hiện đại hơn, CenLand tiếp tục đầu tư vào nền tảng công nghệ bất động sản Cenhomes.vn ứng dụng big data, tập trung vào các mảng hoạt động mang lại giá trị cho xã hội và hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động bán hàng của CenLand, chính thức ra mắt hệ thống định giá bất động sản online chính xác và chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Với những bước chuyển mình mạnh mẽ, CenLand hứa hẹn ngày càng phát triển vững chắc, xứng đáng với vị thế hàng đầu trên thị trường bất động sản. Năm 2020, CenLand đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 2.441 tỷ đồng, trong đó, doanh thu môi giới bất động sản phấn đấu đạt 1.334 tỷ đồng; doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 1.050 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện đạt 42 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ cho thuê văn phòng đạt 15 tỷ đồng.
CRE: Bản chất hoạt động kém hiệu quả, ẩn khuất đằng sau những con số đẹp!
Thực chất, CenLand đang ghi nhận sự gia tăng rất lớn của các khoản phải thu cả trong ngắn và dài hạn. Theo đó, với dòng tiền âm, dự kiến công ty sẽ phải đối mặt với bài toán vốn.
Những con số đẹp để "làm màu"?
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ- Cenland (mã CK: CRE) vừa công bố mới đây, công ty tiếp tục ghi nhận thêm một kì lưu chuyển tiền thuần âm gần 38,2 tỉ đồng. Mặc dù dòng tiền kinh doanh có sự cải thiện và đạt 20,7 tỉ đồng nhưng dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài chính lần lượt âm 26 tỉ đồng và 33 tỉ đồng. Thời điểm cuối năm 2019, công ty cũng ghi nhận lưu chuyển tiền thuần âm 155 tỉ đồng.
Vấn đề về dòng tiền của Cenland, đặc biệt là dòng tiền kinh doanh nhận được được chú ý cổ đông lớn. Tại ĐHĐCĐ năm 2019 của công ty diễn ra vào giữa tháng 4 năm ngoái, đại diện cổ đông ngoại lớn nhất - nhóm quĩ VinaCapital từng có ý kiến về việc dòng tiền kinh doanh âm của Cenland.
Trong Báo cáo tài chính Hợp nhất quý I của Cenland cũng thể hiện rõ, phần khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, người viết tính toán được tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn đầu quý là 3,2, nhưng đến cuối quý giảm xuống còn 1,9. Như vậy, tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn giảm đi 1,3 lần cho thấy so với hồi đầu quý. Và do đó, khả năng mà các Tài sản ngắn hạn (TSNH) có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản Nợ ngắn hạn hoàn toàn khó khăn hơn. Nếu như ở đầu quý công ty có tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn đang ở mức cao hơn 2, thì ngay sau đó vào cuối quý tỷ số này nhanh chóng rơi xuống thấp hơn 2. Nguyên nhân có thể là do khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho kém. Trên thực tế hàng tồn kho cuối quý đã tăng lên 13.869.812.010, tương ứng vs mức tăng 8,9%.
Nguồn: Ảnh chụp từ Báo cáo tài chính Hợp nhất quý I của Cenland
Bên cạnh đó, tỷ số khả năng thanh toán nhanh đầu quý là 1,99; nhưng đến cuối quý là 1,72. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cuối quý so với đầu quý đã giảm 0,27 lần cho thấy khi đã loại bỏ yếu tố hàng tồn kho, khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền của doanh nghiệp ngày càng kém đi. Đặc biệt khi hệ số này ở 2 thời điểm đều lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán nợ ko tốt vì các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Người viết cũng tính toán được rằng, tỷ số khả năng thanh toán đầu quý là 0,1469 nhưng đến cuối quý là 0,1477. Như vậy, tỷ số khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp đầu quý có giảm nhẹ so với cuối quý. Bên cạnh đó tỷ số này ở cả đầu và cuối quý đều thấp hơn 0,5 rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ vốn vay từ bên ngoài của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30%, chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên trong bối cảnh tăng trưởng của ngành BĐS và xu hướng xây dựng ngày càng nhiều các khu du lịch, khu chung cư cao cấp... thì doanh nghiệp nên để tỷ số nợ cao hơn để tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính này. Tỷ số tự tài trợ Tài sản dài hạn giảm 0,49 so với đầu quý cho thấy mức độ tự tài trợ Tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu càng ít, khả năng tài chính của doanh nghiệp đang kém dần, có thể dẫn đến rủi ro tài chính cao hơn trong tương lai.
Cũng trong BCTC Hợp nhất quý I cho thấy, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp giảm mạnh, tương ứng vs 98%. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế giảm 45,77%, chi phí lãi vay tăng so với đầu quý cho thấy trong quý 1 doanh nghiệp hoạt động không mấy hiệu quả.
Doanh thu Cenland đạt gần 275 tỉ đồng trong quí I/2020, giảm 29% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, doanh thu môi giới bất động sản sụt giảm mạnh từ 312 tỉ đồng còn 221 tỉ đồng, đây cũng là khoản thu chiếm tới 80% tổng doanh thu của công ty.
Ngoài ra, các khoản thu từ mảng đầu tư bất động sản, dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện hay dịch vụ cho thuê văn phòng đều ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt.
Nhìn chung, khả năng thanh toán ngắn hạn của Cenland ngày càng kém cho thấy tiềm lực tài chính chưa vững vàng, hoạt động giảm sút một cách báo động trong quý I.
Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động môi giới bán hàng của CenLand. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 270 tỉ đồng giảm 30% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu môi giới BĐS giảm 29% xuống 221 tỉ đồng và doanh thu dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện giảm mạnh từ gần 20 tỉ đồng xuống còn 908 triệu đồng, sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt 107 tỉ đồng giảm 28% so với quý I/2019.
Cổ phiếu bị ghẻ lạnh?
Với tình hình kinh doanh không mấy khởi sắc cùng dòng tiền thuần âm trong thời gian dài, giá cổ phiếu CRE của Cenland cũng liên tục giảm sâu trong 6 tháng qua. Trước khi niêm yết cổ phiếu CRE được giới đầu tư kỳ vọng rất nhiều bởi kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng và mức giá niêm yết khá hấp dẫn. Cụ thể, với mức giá tham chiếu ngày niêm yết là 50.000 đồng/cổ phiếu thì chỉ số giá cổ phiếu trên thu nhập mỗi cổ phần chỉ có khoảng 5 lần, chỉ số giá trên giá trị sổ sách khoảng 2 lần. Tuy vậy, khác với nhiều cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiền khi niêm yết thường được đẩy giá tăng kịch trần để "lấy hên" thì CRE lại liên tục giảm.
Một động thái mới nhất vào ngày 24/4/2020, theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), quỹ đầu tư nước ngoài Dragon Capital đã "cắt lỗ" sau 2 năm đầu tư vào CenLand.
Sau giao dịch này, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý (gồm VEIL và Amersham Industries Limited) chỉ còn nắm giữ 3,9 triệu cổ phiếu CRE, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,88% và không còn là cổ đông lớn tại CenLand.
Lần thoái vốn đáng chú ý nhất gần đây là quĩ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) vừa công bố thông tin đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu CRE trong phiên 24/4. Sau giao dịch, quĩ này chỉ còn sở hữu 2,82 triệu cổ phiếu CRE, tương đương 3,525% vốn điều lệ của công ty.
Về phía nhóm quĩ ngoại còn lại là VinaCapital cũng từng thông qua quĩ thành viên Vietnam Master Holdings 2 Limited bán bớt một phần sở hữu cổ phiếu CRE trong tháng 2/2019, giảm tỉ lệ nắm giữ từ 12% còn 11,76% vốn điều lệ.
Việc nhà đầu tư không hào hứng với cổ phiếu CRE có thể bắt nguồn từ sự ảm đạm của thị trường bất động sản trong thời gian qua. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác khiến cho CenLand không hấp dẫn là cổ đông của công ty này khá đậm đặc. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2019, Cenland là công ty con của Cen Group, vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó Cen Group nắm 51,1% cổ phần, Cán bộ công nhân viên sở hữu 12%, Ban lãnh đạo và các bên liên quan 3,1%, Cổ đông khác 8,8%. Như vậy, số cổ phiếu tự do chuyển nhượng chiếm tỷ lệ có 8,8%, tương đương với 4,4 triệu cổ phiếu. Việc cổ phiếu tự do chuyển nhượng khá thấp đồng nghĩa với việc sẽ không có quá nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu này. Do đó giá cổ phiếu cũng khó tăng đột biến trong ngắn hạn.
Cơ cấu cổ đông của Cenland khá cô đặc
Nhìn vào hoạt động của Cenland, có thể thấy, bản chất hoạt động của Cenland không dừng lại ở vai trò môi giới, mà đã cơ bản chuyển sang hình thức đầu tư thứ cấp kết hợp môi giới.nếu giả định lựa chọn đầu tư thứ cấp của Cenland là đúng, điều gì khiến nhà đầu tư cần quan tâm với Cenland? Nhiều nhà đầu tư chia sẻ, đó là các giao dịch với bên có liên quan của Công ty.
Mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm công ty hoặc trực thuộc một nhóm công ty có mô hình tập đoàn, thì việc phát sinh các giao dịch với các bên liên quan là điều có thể hiểu được. Trong nhiều trường hợp, đây chính là thế mạnh giúp doanh nghiệp có thêm sức mạnh trong kinh doanh.
Tuy nhiên, việc phát sinh các giao dịch với các bên có liên quan với giá trị lớn, trong một số tình huống có thể tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích hoặc có thể dẫn đến việc phản ánh không khách quan chất lượng doanh thu mà doanh nghiệp phản ánh.
Hơn nữa, khi xét đến tương lai của thị trường bất động sản rất nhiều người vẫn còn e ngại. Nhiều chuyên gia cho rằng giá bất động sản đã đạt đỉnh nên mức độ giao dịch sôi động thời gian tới sẽ giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Cenland khó lấy lại được kỳ tích tăng trưởng doanh thu lẫn lợi nhuận cao như những năm vừa qua. Do đó triển vọng của Cenland cũng không được đánh giá cao và cổ phiếu cũng sẽ không thu hút được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.
Tổng kết lại, với tình hình tài chính có thể đánh giá là kém, việc nhóm quỹ lớn thoái vốn bớt khỏi CRE và đặt những nghi ngờ về doanh nghiệp này cũng là điều dễ hiểu. Do đó, có nhiều khuyến cáo các nhà đầu tư trong nước cũng nên cân nhắc khi bỏ vốn vào CRE. Phải chăng đây cũng chính là lý do cổ phiếu CRE của Cenland mãi vẫn không thể "ngóc đầu" lên được?
Biến động giá cổ phiếu CRE 6 tháng qua
An ninh Tiền tệ sẽ tiếp tục thông tin./.
CenLand dự kiến trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%, đặt kế hoạch 2020 lãi 400 tỷ Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 2%, đạt 400 tỷ đồng trong 2020. CenLand sẽ chia cổ tức 2019 tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Với vai trò là người dẫn đầu thị phần môi giới, luôn chủ động, tiên phong, đi tìm cơ hội trong thách thức, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, HoSE: CRE) ghi nhận nhiều dấu...