Cen Land trong top 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ nổi bật châu Á
Cen Land là một trong 6 công ty xuất sắc của Việt Nam lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp niêm yết quy mô vừa và nhỏ có doanh thu dưới 1 tỷ USD nổi bật tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2020.
Cen Land là một trong những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên sàn chứng khoán được nhà đầu tư đánh giá cao.
Cen Land đang dẫn đầu trên thị trường khi có nguồn hàng phân phối lớn nhất.
Cen Land được Forbes vinh danh
Theo Tạp chí Forbes, những doanh nghiệp lọt vào danh sách đáp ứng được các điều kiện về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ nợ thấp và quản trị hiệu quả. CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, HoSE: CRE)vinh dự được nằm trong 6 công ty uy tín của Việt Nam trong danh sách này, đứng cạnh nhiều tên tuổi khác như Dohaco, Navico, Bất động sản Phát Đạt, Dịch vụ Hàng không Taseco và Thiên Long Group.
Cen Land là một trong những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên sàn chứng khoán được nhà đầu tư đánh giá cao. Theo Báo cáo của Hội đồng Quản trị Cen Land, năm 2019, tổng doanh thu của Cen Land đạt 2.325 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 491,2 tỷ, đạt 87% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 392,7 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2018.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Cen Land 2014 -2020. Đơn vị: tỷ đồng.
Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng 6 tháng/2020, Cen Land tiếp tục có những tăng trưởng vượt bậc nhờ hành động quyết liệt, kịp thời và ứng phó nhanh với thời cuộc.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 711 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 287 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 176 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 139 tỷ đồng.
Năm 2020, Cen Land đã đặt ra những mục tiêu lớn. Tổng doanh thu đạt 2.441 tỷ đồng, trong đó, doanh thu môi giới BĐS phấn đấu đạt 1.334 tỷ đồng; doanh thu chuyển nhượng BĐS đạt 1.050 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện đạt 42 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ cho thuê văn phòng đạt 15 tỷ đồng.
Trước đó, Cen Land đã xuất sắc giành chiến thắng tại hạng mục giải thưởng “Công ty Phân phối BĐS tốt nhất Việt Nam” và “Công ty Tư vấn BĐS tốt nhất Việt Nam năm 2020″ của Dot Property Vietnam Awards.
Tiếp tục tăng trưởng
Video đang HOT
Hiện, Cen Land đang dẫn đầu trên thị trường khi có nguồn hàng phân phối lớn nhất. Cen Land cung cấp ra thị trường 176 dự án, với hơn 20.000 sản phẩm từ chung cư, nhà phố, biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng, tổng giá trị sản phẩm là hơn 78.000 tỷ đồng.
Tiếp tục mở rộng nguồn hàng, Cen Land bắt tay với MIKGroup trở thành đơn vị phân phối dự án Imperia Smart City. Cen Land hiện đang là đơn vị phân phối dự án The Terra Hào Nam và Grandeur Palace Giảng Võ của chủ đầu tư Văn Phú – Invest. Cen Land còn là đơn vị phân phối độc quyền dự án Casamia Hội An. Cen Land cũng được Vingroup lựa chọn phân phối shophouse của dự án Vinwonder Phú Quốc.
Mới đây, Cen Land vừa hoàn tất ký kết với Dwell Realty Vietnam phân phối 100 căn hộ để phân phối trực tiếp tới các khách hàng Hong Kong.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục đầu tư phát triển nền tảng công nghệ bất động sản Cenhomes.vn và cho ra mắt hệ thống định giá bất động sản online. Sau 2 tháng nâng cấp, hiện ứng dụng có hơn 15.000 lượt tải trên cả 2 hệ điều hành iOS và Android với số lượt đánh giá 5 sao trên 90%.
Eurowindow River Park là dự án cao tầng đầu tiên tại Đông Anh, view sông Hồng và sông Đuống. Ảnh: Cen Land.
Chuyển hướng với thời cuộc, Cen Land đã ra mắt thương hiệu Cen Cuckoo – mô hình căn hộ dịch vụ đầu tiên có quy mô lớn của Việt Nam, hiện đang đưa vào áp dụng với Khu chung cư Eurowindow River Park (Đông Anh, Hà Nội). Cen Land nhanh chóng mở rộng hệ sinh thái với thương hiệu Cen Zone – Sàn sàn bất động sản công nghiệp cho khoảng 300 khu công nghiệp trong cả nước.
Theo đại diện lãnh đạo của Cen Land, dù ảnh hưởng chung của dịch bệnh nhưng bất động sản ở thực vẫn được quan tâm, và giao dịch đều.
Kết quả kinh doanh của Cen Land có giảm so với 2019 nhưng vẫn đạt được những mục tiêu quan trọng, trong bối cảnh nhiều đơn vị khác thua lỗ. Đây là tiền đề quan trọng giúp Cen Land bứt phá tiếp tục hoàn thành những chỉ tiêu còn lại của cả năm.
Vì sao doanh nghiệp "chạy đua" phát hành trái phiếu?
Việt Nam là một trong 3 nước có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất châu Á trong 6 tháng đầu năm 2020.
Vì sao doanh nghiệp "chạy đua" phát hành trái phiếu?. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, Việt Nam là một trong 3 nước có thị trường trái phiếu doanh nghiệptăng trưởng mạnh nhất châu Á trong 6 tháng đầu năm 2020. Giới phân tích cho rằng, sự tăng trưởng này đến từ việc doanh nghiệp "tranh thủ" phát hành trái phiếu trước khi Nghị định số 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp" có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDREC (VNDIRECT), lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 168.328 tỷ đồng; trong đó, giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 156.328 tỷ đồng, tăng 88,1% so với mức 89.480 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trong quý II, đặc biệt trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 là do thông tin Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP (Nghị định 81) về việc "Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2018/NĐ-CP (Nghị định 163) quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp".
Theo VNDIRECT, Nghị định 81 sẽ thắt chặt hơn điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới, do đó doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ trước khi nghị định này có hiệu lực.
Thực tế, theo Nghị định 81, mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra con số giới hạn là 3 lần.
Số lần phát hành trái phiếu cũng sẽ bị siết lại sau khi Nghị định mới có hiệu lực. Theo đó, đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát hành 1-2 đợt mỗi năm.
Doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư trong vòng một năm, sau đó được giao dịch không hạn chế.
Nghị định cũng quy định Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ công bố thông tin đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức lưu ký cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, tính đến cuối tháng 6, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP. Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước châu Á có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất.
Hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP của Việt Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23% GDP của Thái Lan; 33-35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia và 80% GDP của Hàn Quốc.
Các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn là những tổ chức phát hành lớn nhất trên thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhóm các doanh nghiệp bất động sản phát hành nhiều nhất, đạt 71,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,8% tổng lượng phát hành và tăng 57,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là nhóm ngân hàng với tổng giá trị phát hành là 47,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,6% và tăng 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong quý II/2020, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 47,2 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với lượng phát hành quý I/2020 và cùng kỳ 2019.
SSI nhận định, sau thời điểm 1/9/2020, các đợt phát hành riêng lẻ sẽ giảm mạnh, các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành phần lớn sẽ phải chuyển qua phát hành ra công chúng.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh (HoREA), ông Lê Hoàng Châu cho biết, kênh phát hành trái phiếu rất hiệu quả để các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn từ xã hội và làm giảm nguồn vốn phụ thuộc vào ngân hàng.
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thường đưa ra lãi suất từ 12 - 14%, cá biệt có những doanh nghiệp đưa lãi suất phát hành trái phiếu lên đến 18 - 19%, tiềm ẩn rủi ro cho thị trường bất động sản, cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân.
Theo ông Châu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thật sự đảm bảo tính minh bạch. Hiện nay, chưa có đầy đủ cơ chế kiểm soát hiệu quả việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; chưa có nhiều đơn vị tư vấn có năng lực để thực hiện đánh giá chỉ số tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đánh giá tính khả thi của phương án phát hành trái phiếu.
Một số doanh nghiệp chưa đảm bảo yếu tố minh bạch và thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin, không làm rõ mục đích sử dụng vốn trái phiếu và phương án trả nợ gốc, trả lãi nên có tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu, nhất là nhà đầu tư cá nhân.
Việc gia tăng tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân; trong đó có nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp cũng đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ, kỹ năng đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp phát hành trái phiếu và danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81 thay thế cho Nghị định 163 trước đây về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Theo đó, Nghị định 81 có quy định giá trị phát hành trái phiếu không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được phát hành trái phiếu quá 2 lần trong 1 năm và mỗi lần cách nhau phải là 6 tháng. "Chúng tôi cũng thấy rằng những quy định này là hợp lý", ông Châu nói.
Chủ tịch HoREA cho biết, thực tế, hơn 80% doanh nghiệp bất động sản vẫn phát hành trái phiếu trong phạm vi khoảng 3- 4 lần vốn chủ sở hữu và vẫn phát hành ở mức lãi suất từ 10 - 12%/năm. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ở mức lãi suất chấp nhận được. Tuy nhiên, Ông Châu cũng nhận định là sẽ có nhiều doanh nghiệp tranh thủ phát hành trái phiếu cho đến khi Nghị định 81 có hiệu lực.
Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính - Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, các cơ quan quản lý đang từng bước điều tiết và uốn nắn để kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp đi vào nề nếp, quy củ và có sự an toàn trong tương lai.
Ông Bảo nhận thấy cơ quan quản lý đã có 3 điều chỉnh rất quan trọng. Đó là điều chỉnh về quy mô phát hành để doanh nghiệp không rơi vào tình huống phát hành lượng trái phiếu gấp vài chục lần như đã từng xảy ra trong thực tiễn.
Điều chỉnh nữa là về mặt lãi suất, nghĩa là trần lãi suất bị khống chế. Điều này khiến các doanh nghiệp không thể đưa ra một mức lãi suất quá cao để "chiêu dụ" nhà đầu tư nhưng làm suy yếu khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đã có sự ràng buộc về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp giúp việc phát hành trái phiếu an toàn, h
iệu quả hơn và làm cơ sở để phát triển thị trường thứ cấp trong tương lai.
Theo ông Bảo, những điều tiết này là hợp lý, hiệu quả, hứa hẹn giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển hài hòa hơn và tăng trưởng tích cực hơn trong tương lai.
Sau bước đầu tiên là Bộ Tài chính đã ban hành các nghị định mới để tăng hiệu quả, bảo đảm an toàn trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ông Bảo cho rằng, bước thứ 2, cơ quan quản lý cần có giải pháp phù hợp để phát triển thị trường thứ cấp. Đây là nơi mà nhà đầu tư có thể mua và bán lại các trái phiếu doanh nghiệp.
Thị trường thứ cấp phát triển giúp nhà đầu tư nhận diện rõ hơn về tỷ suất sinh lợi. Thực tế, nhà đầu tư ngoài được hưởng lãi suất thì phần thứ 2 cũng quan trọng không kém đó là chênh lệch mua bán trên thị trường thứ cấp, đây cũng là món lợi nhuận rất hấp dẫn.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ rất phát triển trong tương lai vì thị trường này vẫn khá sơ khai. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ ngày càng phổ biến hơn. Kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở nên hấp dẫn nếu các cơ quan chức năng bám sát thị trường, có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, xử lý tồn đọng, tháo gỡ vướng mắc nhà đầu tư và tổ chức phát hành gặp phải.
Bên cạnh đó, việc phát triển tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng rất cần thiết, bởi khi có tổ chức xếp hạng tín nhiệm thẩm định, đưa ra đánh giá về chất lượng trái phiếu của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư tự tin bỏ tiền đầu tư trái phiếu.
"Khi đó chúng ta sẽ có thị trường thứ cấp nhộn nhịp và tôi cho rằng, kênh trái phiếu sẽ không thua kém gì với thị trường cổ phiếu hoặc kênh gửi tiết kiệm hiện nay", ông Bảo nêu quan điểm./.
Ngành thuỷ sản thấy trước thách thức Xuất khẩu sụt giảm trong nửa đầu năm và khó khăn, thách thức với khối doanh nghiệp thủy sản còn lớn theo đà lan rộng của đại dịch. Khó khăn bao trùm Bức tranh tổng quan cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, mảng xuất khẩu cá tra suy giảm khá mạnh so với cùng kỳ. Trong khi đó, lĩnh vực xuất khẩu...