Celiac: Bệnh lý do không dung nạp gluten
Bệnh celiac gọi là bệnh không dung nạp gluten. Bệnh gây ra do phản ứng với gluten, do cơ thể không hấp thu được các thực phẩm có chứa gluten-một loại protein trong lúa mì, lúa mạch đen. Đặc biệt, những người mắc bệnh tự miễn thường không thể tiêu hóa gluten.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 100 người có một người mắc bệnh celiac. Trong khi, có đến 13% người gặp khó khăn khi tiêu hóa gluten (NGCS), tuy không mắc bệnh celiac. Ở những người này, ruột non của họ không bị tổn thương giống như bệnh celiac, nhưng nếu nhạy cảm với gluten, vẫn có thể mắc các triệu chứng bệnh tương tự.
Bệnh celiac dẫn đến tình trạng viêm và bất sản niêm mạc ruột non, gây hàng loạt các rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tại ruột non. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi hay có thể xuất hiện sớm khi còn nhỏ. Thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn khác như tiểu đường tuýp 1, viêm tuyến giáp tự miễn…
Thông thường, điều trị bệnh chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống. Có thể kiểm soát bệnh bằng cách tuân thủ một chế độ ăn không có gluten, nghĩa là bạn không ăn bất kỳ thực phẩm nào chứa gluten. Việc áp dụng chế độ ăn này có thể gây phiền toái. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ, bệnh có thể tái phát và người bệnh ngay tại thời điểm đó khó có thể phát hiện.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Celiac:
Khô da
Nhiều người mắc bệnh NGCS thường bị khô da, phát ban, mụn và bệnh chàm. Tuy nhiên, những vấn đề về da này khác với bệnh viêm da, một dạng thường gặp của bệnh celiac. Biểu hiện của viêm da là phát ban mạn tính, xuất hiện các mụn nước màu đỏ, chứa đầy dịch lỏng. Những chỗ sưng thường xuất hiện ở cánh tay gần khuỷu tay, đầu gối và mông, và dọc theo chân tóc.
Đầy hơi
Dấu hiệu của việc khó tiêu hóa gluten là dạ dày sưng và mềm. Mặc dù các rối loạn đường ruột mạn tính cũng gây đầy hơi, nhưng nếu bụng thường xuyên có cảm giác sưng và đau, đặc biệt khi khi ăn nhiều thực phẩm chứa gluten. Trướng hợp này, hãy đến gặp bác sỹ chuyên môn vì đây là một trong những triệu chứng của không dung nạp gluten.
Video đang HOT
Đau bụng
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 83% người nhạy cảm với gluten cảm thấy đau bụng sau khi ăn gluten. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, hãy có một nhật ký thực phẩm để viết ra những thứ ta ăn và bất cứ cơn đau bụng quặn nào, nếu có (cũng như bất cứ vấn đề nào khác), để theo dõi thực phẩm nào có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh.
Gluten là tên gọi chung của các protein khác nhau, được tìm thấy trong lúa mì và trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen.
Sương mù não
Nhạy cảm gluten ảnh hưởng đến não nhiều hơn là ruột. Nhiều người mắc bệnh cho biết thường cảm thấy có hội chứng sương mù não, gây mất trí nhớ, không thể tìm được những từ thích hợp khi nói chuyện. Tuy vậy, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung mức độ nhẹ sẽ nhanh chóng được cải thiện trong năm đầu tiên, nếu như không tiêu thụ gluten.
Đau đầu, trầm cảm
Người mắc bệnh celiac và nhạy cảm với gluten thường bị đau nửa đầu hơn là những người không có bệnh. Dấu hiệu là cảm thấy đau nhói ở một bên đầu, có cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh gây khó khăn cho những hoạt động thường nhật. Những người không dung nạp gluten làm tăng khả năng bị trầm cảm chỉ sau vài ngày tiêu thụ gluten.
Mệt mỏi
Người nhạy cảm với gluten thường thiếu năng lượng, như ngủ 8 giờ đồng hồ mỗi, ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức vào ngày hôm sau. Ở người mắc bệnh celiac, suy dinh dưỡng và thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng uể oải, chậm chạp do ruột không hấp thu các chất dinh dưỡng đúng cách. Đó là lý do nhiều người nhạy cảm với gluten thường cảm thấy mệt mỏi trong ngày.
Giảm cân không chủ ý
Bệnh celiac thường gây giảm cân do ruột non bị tổn thương, không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Đây không phải là trường hợp của bệnh nhân NGCS, nhưng người nhạy cảm với gluten vẫn có thể giảm cân thấy rõ. Họ thường hạn chế ăn uống vì sợ cơn đau xuất hiện sau khi ăn một số thực phẩm và điều này có thể dẫn đến giảm cân.
Đau khớp
Người mắc bệnh celiac khi tiêu thụ gluten gây ra tình trạng viêm toàn thân, có thể dẫn đến nhiều vấn đế nghiêm trọng bên ngoài ruột bao gồm đau khớp giống như hội chứng đau cơ xơ hóa, trong khi 11% bệnh nhân NGCS có cảm giác đau nhức các khớp. Hiện nay, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để tìm hiểu về mức độ phổ biến của triệu chứng bệnh ở những người nhạy cảm với gluten.
Những thực phẩm không chứa gluten có ở các loại ngũ cốc, rau quả, thịt gia cầm:
Kiều mạch, bột năng, hạt kê, diêm mạch. Rau và trái cây. Các sản phẩm sữa.Thịt đỏ, thịt gà, cá, trứng, đậu đỗ.
Tuy nhiên, phải cẩn trọng trong việc kiểm tra nhãn thực phẩm. Cần có sự tư vấn từ chuyên gia, để tránh việc sử dụng các sản phẩm chứa glute, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ai nên và không nên theo đuổi chế độ ăn không chứa gluten?
Gluten là loại prôtêin có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen...
Tuy là nguyên liệu chính của những thực phẩm phổ biến như mì và bánh mì, song gluten có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho một số người mẫn cảm với loại prôtêin này.
Đây là lý do các chuyên gia nghiên cứu để xác định những đối tượng nên thực hiện chế độ ăn không chứa gluten (gluten-free diet).
Ảnh: Healthline
Ai nên theo đuổi chế độ ăn không chứa gluten?
Theo các chuyên gia, bất kỳ ai mắc các bệnh sau đây cần kiêng ăn gluten để bảo vệ sức khỏe:
Bệnh Celiac (không hấp thu gluten). Đây là một bệnh tự miễn của hệ tiêu hóa. Ở người mắc bệnh này, việc dung nạp gluten sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hủy hoại lớp niêm mạc của ruột non. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ dưỡng chất và theo thời gian có thể khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do vậy, người mắc bệnh Celiac nên tuân thủ chế độ ăn không chứa gluten suốt đời.
Hội chứng ruột kích thích (IBS). Bệnh tiêu hóa mãn tính này có thể dẫn tới chứng chuột rút, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Gastroenterology and Hepatology, chế độ ăn không chứa gluten có công dụng làm giảm các triệu chứng IBS.
Nhạy cảm với gluten, nhưng không phải bệnh Celiac. Tuy trải qua các triệu chứng giống như dấu hiệu của bệnh Celiac, nhưng một số người lại không có kết quả dương tính khi xét nghiệm bệnh này. Những trường hợp như vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thử áp dụng chế độ ăn không chứa gluten một thời gian để đánh giá mức độ thích hợp (triệu chứng bệnh giảm đồng nghĩa nên tiếp tục áp dụng cách ăn uống này).
Dị ứng lúa mì: Một số người có thể bị dị ứng với tất cả các loại prôtêin có trong lúa mì (bao gồm albumin, globulin, gliadin và gluten). Do vậy, chế độ ăn không chứa gluten hoặc lúa mì sẽ giúp ích cho họ.
Ngoài lợi ích giảm tình trạng viêm ở người mắc bệnh Celiac và các bệnh viêm ở hệ tiêu hóa như IBS, chế độ ăn không chứa gluten còn có thể hỗ trợ cho những người muốn giảm cân, nhờ loại bỏ hết các loại thức ăn vặt và thực phẩm chế biến sẵn kém lành mạnh ra khỏi thực đơn.
Người bình thường không nên chọn chế độ ăn không chứa gluten
Các sản phẩm từ lúa mì - như bánh mì, ngũ cốc và mì ống - cung cấp những dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, các loại vitamin (riboflavin, folate, thiamin, niacin...), khoáng chất và vi chất dinh dưỡng. Vì thế, chế độ ăn không chứa gluten dễ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, dẫn tới nguy cơ khởi phát các triệu chứng liên quan đến thiếu hụt dưỡng chất. Đây là lý do những người có sức khoẻ bình thường, tức có thể hấp thu gluten và không mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào kể trên, nên duy trì chế độ ăn bình thường để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Mặt khác, theo đuổi chế độ ăn không chứa gluten đồng nghĩa bạn cần thay thế đa số thực phẩm dễ tìm bằng các thực phẩm không chứa gluten nhập khẩu có giá thành cao, sẽ thêm tốn kém.
Tóm lại, chế độ ăn không chứa gluten đòi hỏi người áp dụng phải có kế hoạch ăn uống chặt chẽ, nếu không có thể tiềm ẩn một vài rủi ro. Vì vậy, tốt nhất là những người bị dị ứng thực phẩm - gồm cả gluten - nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong cách thức ăn uống hằng ngày.
Ghép nối ruột tái tạo đường ăn cho bệnh nhân ung thư thanh quản Một bệnh nhân 52 tuổi, tại Hưng Yên, vừa được ghép nối ruột tái tạo đường ăn do ung thư thanh quản hạ họng. Đây là một ca phẫu thuật hy hữu được thực hiện tại Bệnh viện K. Sau hơn 10 ngày phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, đi lại bình thường, miệng nối liền tốt và tiếp tục được theo dõi,...