CĐM lên án gã thanh niên biến thái chuyên đi vỗ mông các cô gái đi trên đường
CĐM đang dậy sóng trước thông tin một thanh niên chuyên đi vỗ mông các cô gái đi trên đường.
Mới đây, trên hàng loạt group về xã hội lan truyền nhau thông tin về gã thanh niên mặt sáng sủa nhưng lại có hành vi biến thái. Cụ thể, một bài đăng cho biết: “ Thanh niên này đi xe máy Sirius đỏ đen biển số 71B1, chuyên canh mấy bạn nữ nhân viên công ty mặc váy ngắn gửi xe rồi đi bộ đến công ty làm thì hắn ra tay bóp vỗ, có trường hợp nạn nhân kể rằng còn bị chọc khe rồi móc móc. Thế là sáng nay quen máng, có một anh đóng giả gái cong mông hướng 12h trưa, thanh niên này đi qua vỗ xong móc móc thì bị bắt luôn.
Công an quận Tân Bình đã đưa đối tượng về trụ sở lấy lời khai, bước đầu thanh niên đã thừa nhận là vỗ mông, bóp và móc rất nhiều…”
Sau khi câu chuyện được đăng tải đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ CĐM. Bài viết đã thu hút hàng chục ngàn lượt bình luận cũng như hàng ngàn lượt share.
Cá tháng Tư 1.4 thời Covid-19: Dân mạng lại kêu gọi đừng nói dối kẻo bị phạt
Khác với sự đa dạng về chủ đề nói dối của mọi năm, ngày Cá tháng Tư năm nay dân mạng "chúc mừng năm mới", kêu gọi không... nói dối về dịch Covid-19. Nhiều người thắc mắc nếu nói dối về dịch thì có bị phạt không?
Một số tài khoản Facebook "chúc mừng năm mới" nhân ngày Cá tháng tư kèm nhắc nhở đừng... nói dối - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Dân mạng "chúc mừng năm mới" nhau, than thở về kỳ nghỉ dài lịch sử, nhắc nhở nhau không đăng thông tin sai về dịch Covid-19... là những câu chuyện được lan truyền nhanh trong ngày Cá tháng tư năm nay.
Cộng đồng mạng hài hước coi ngày Cá tháng tư trùng với mùa dịch Covid-19 năm nay là một ngày đầu năm mới vì bước sang một tháng mới trong kỳ nghỉ dài. Nhiều tài khoản Facebook coi thời điểm chuyển giao giữa ngày cuối tháng 3 với ngày đầu tháng 4 là thời khắc giao thừa năm "Covid thứ nhất".
Đồng thời, Chỉ thị cách ly toàn xã hội 15 ngày từ 0 giờ ngày 1.4 của Thủ tướng Chính phủ khiến nhiều người dân gấp gáp mua đồ ăn, nhu yếu phẩm về tích trữ nên cư dân mạng ví việc này như mua sắm ngày 30 Tết Âm lịch.
Một số dòng trạng thái được đăng lên với nội dung chúc mừng năm mới nhận được nhiều bình luận dí dỏm - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tài khoản Việt Khải đăng: "Mọi người chuẩn bị đón "giao thừa" tới đâu rồi? Em thì chuẩn bị lên YouTube coi bắn pháo bông nha". Nhiều bình luận hài hước trả lời dòng trạng thái này như tài khoản Huỳnh Diễm viết: "Không có một bóng người luôn, năm mới vui ghê". Tài khoản Hồ Hương Thảo lại trả lời: "Mua được mấy thùng mì thượng hạng vừa ăn mì vừa xem pháo hoa".
Rất nhiều tài khoản Facebook khác cũng đăng trạng thái về chúc mừng năm mới nhân ngày 1.4 đã được cư dân mạng quan tâm, nhiều người bình luận và chia sẻ.
Năm nay, ngày Cá tháng tư trùng với thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên dân mạng đã ý thức đăng nhiều bài viết nhắc nhở nhau không đưa tin sai lệch gây hoang mang trong thời điểm này.
Tài khoản Tríc Trúc đăng: "Đầu năm mới chúc mọi nhà bình an. Ngày mùng 1 đừng đăng bừa Cô Vy nhé. Tiền ra đấy ạ!". Dòng trạng thái này nhanh chóng được nhiều người quan tâm và chia sẻ để lan tỏa thông điệp dù là ngày nói dối nhưng trong mùa dịch bệnh không nên làm ảnh hưởng đến nỗi lo chung của toàn xã hội.
Những dòng trạng thái với nội dung tương tự nhanh chóng được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội.
Ngày Cá tháng Tư, nói dối về dịch thì có bị phạt không?
Nhiều người thắc mắc nếu nói dối về dịch thì có bị phạt không? Luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa có hướng dẫn về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, nhiều hành vi sẽ bị xử lý hình sự, bao gồm cả đưa tin sai về dịch Covid-19.
LS Thanh khẳng định, luật không có quy định nào hay loại trừ trách nhiệm cho ai ngày Cá tháng Tư, một nguyên tắc pháp luật được luật hiến định đó là Cơ quan pháp luật chỉ được phép làm những gì luật quy định. Do vậy, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu bất kể là ngày nào đi nữa thì đều có thể thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288.
Việt Nam có 212 bệnh nhân nhiễm virus corona sau khi công bố 5 ca mới
Theo LS Thanh, người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155.
Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174.
Trước đó, nhiều người đã bị phạt 12,5 triệu đồng khi đưa tin sai về dịch Covid-19 lên mạng xã hội, các hành vi này đều bị xử phạt theo hành vi "cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm cá nhân".
Trần Kim Anh
"Đu trend" mùa dịch, Facebook sắp làm cả nút react biểu tượng cảm xúc Covid-19 Biểu tượng cảm xúc này hiện đang được Facebook phát triển, trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát và người dân được khuyên ở nhà. Khi Facebook giới thiệu tính năng reaction vào năm 2015, cho phép người dùng phản hồi bài đăng bằng cách thả tim hay biểu tượng cảm xúc thay vì chỉ "like", đó là một bước tiến lớn. Hiện...