CĐM buồn rầu vì loạt ứng dụng thông báo ngừng giao đồ ăn tại TP.HCM
Kể từ 0 giờ ngày 9/7, TP.HCM chính thức áp dụng hình thức giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trên toàn địa bàn thành phố.
Trong vòng 15 ngày tới, nhiều quy định phòng dịch sẽ được tăng cường triển khai hơn nữa.
Cụ thể, theo Công văn số 2279/UBND-VX của Ủy ban Nhân dân TP.HCM ban hành ngày 08/7, các ứng dụng giao đồ ăn phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố. Đồng thời, các quán ăn cũng không được phép bán mang về trong thời điểm thành phố thực hiện giãn cách.
Trước những quy định trên, nhiều ứng dụng đã nhanh chóng đăng tải bài viết thông báo tạm ngừng dịch vụ giao đồ ăn tại TP.HCM.
Shipper đeo khẩu trang ngồi chờ lấy đồ ăn cho khách. (Ảnh: VTV)
Theo thông báo được đăng tải trên fanpage, ứng dụng Now sẽ tạm ngưng dịch vụ NowFood tại TP.HCM trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7, cũng là thời điểm bắt đầu áp dụng quy định giãn cách xã hội toàn thành phố. Thời gian mở lại dịch vụ là khi có thông báo từ Cơ quan Nhà nước. Các dịch vụ NowFresh và NowShip sẽ vẫn được hoạt động nhưng có sự giám sát chặt chẽ.
Video đang HOT
Về phía Grab, ứng dụng này sẽ tạm ngừng cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách như GrabBike, GrabBike Economy, GrabBike Premium và dịch vụ giao đồ ăn GrabFood (bao gồm GrabKitchen) trên địa bàn TP.HCM trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7 hoặc cho đến khi có thông báo mới của cơ quan chức năng. Một số dịch vụ như GrabExpress và GrabMart sẽ vẫn hoạt động bình thường.
Các ứng dụng khác như Baemin, Bee,… cũng đưa thông báo tương tự.
Bài thông báo của Now. (Ảnh: Chụp màn hình)
Baemin cũng nhanh chóng đưa ra thông báo. (Ảnh: Chụp màn hình)
Để mọi người hiểu rõ hơn về các quy định phòng ngừa dịch trong vòng 15 ngày kể từ khi bắt đầu giãn cách xã hội toàn thành phố, mới đây, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố đã có những chia sẻ tại buổi họp ngày 8/7. Theo đó, ông cho biết, nếu Chỉ thị 10 cấm ăn uống tại chỗ thì hiện tại, theo Chỉ thị 16, chúng ta tạm dừng việc mua mang về.
Ông nói: “Những người bán hàng ăn uống, dịch vụ trước đây mình không cho bán ăn uống tại chỗ, giờ mình cấm luôn bán mang về, nghĩa là họ phải đóng cửa”, Phó Chủ tịch nói.
Riêng với các hoạt động giao thông vận tải, shipper – người giao hàng thông qua ứng dụng công nghệ vẫn sẽ tiếp tục được hoạt động, tuy nhiên tài xế bắt buộc phải khai báo y tế và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định.
Shipper giao hàng cho khách trong mùa dịch. (Ảnh: VnExpress)
Ngay khi đọc được thông báo, đã có rất nhiều bạn trẻ bày tỏ sự buồn lòng khi không thể đặt đồ ăn nữa. Một số bình luận còn tỏ ra lo lắng vì không biết phải xoay sở sao trong vòng 15 ngày tới. Số đông khác còn rủ nhau tham gia vào các hội nhóm học nấu ăn để “bắt đầu cuộc sống mới”.
Dù vậy, nhiều người vẫn động viên nhau cùng cố gắng để vượt qua dịch bệnh. Nhiều cư dân mạng thuộc các tỉnh, thành khác nhau trên đất nước cũng gửi lời cổ vũ đến Sài Gòn.
“Đã đến lúc học nấu ăn rồi tôi ơi. Tạm biệt trà sữa, tạm biệt viên chiên, chúng ta tạm xa nhau 15 ngày tới nhé. Chị sẽ dành dụm thật triệt để vì các em”.
“Thử thách 15 ngày mỳ tôm xin được phép bắt đầu. Biết thế khi xưa đã chăm học bếp núc”.
“Buồn hơn cả chia tay bồ các bác ạ. Bồ thì có thể thiếu chứ đồ ăn thì never”.
Những bình luận từ phía cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Tuy rằng những quy định phòng dịch sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của mọi người, thế nhưng trong tình hình phức tạp như hiện nay thì việc làm này là rất cần thiết. Vì vậy, mỗi người nên cố gắng bảo vệ sức khoẻ bản thân, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng dịch để sớm đẩy lùi được Covid-19.
Nhật Bản: Công ty giao đồ ăn Uber Eats bị cáo buộc vi phạm luật nhập cư
Cảnh sát Nhật Bản ngày 22/6 đã cáo buộc văn phòng của công ty dịch vụ giao đồ ăn Uber Eats tại Nhật Bản và hai đại diện của công ty này vi phạm luật nhập cư khi tuyển dụng người nước ngoài không có quy chế hợp pháp vào làm việc cho công ty.
Công ty giao đồ ăn Uber Eats bị cáo buộc vi phạm luật nhập cư tại Nhật Bản. Ảnh: AFP
Động thái trên diễn ra khi Uber Eats đặt mục tiêu mở rộng dịch vụ này ra bất cứ mặt hàng nào mà người dùng cần. Công ty mẹ Uber Technologies đã yêu cầu duy trì tốc độ tăng trưởng trong hoạt động giao hàng tại Nhật Bản năm nay bằng việc không chỉ giới hạn ở giao đồ ăn, mà sẽ mở rộng ra các mặt hàng như hàng tạp hóa và dược phẩm. Người đứng đầu Uber Eats Nhật Bản, bà Yukiko Muto cho biết công ty đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu của chi nhánh tại Nhật Bản trong năm 2021. Con số này đã tăng gấp 4 lần trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh.
Hiện dịch vụ của Uber Eats Nhật Bản đã bao phủ hơn 70.000 cửa hàng và tuyển dụng 100.000 nhân viên tại 33 tỉnh thành, khiến công ty trở thành dịch vụ giao đồ ăn qua mạng lớn nhất "đất nước Mặt Trời mọc".
Nhu cầu giao hàng qua mạng gia tăng đã tạo cơ hội mới để Uber thâm nhập thị trường Nhật Bản và giành thị phần tại châu Á nói chung. Một vụ kiện nhằm vào Uber Eats Nhật Bản sẽ là một "đòn giáng" vào uy tín của Uber.
Phẫn nộ khách hàng vô ý thức đặt 2 ly trà sữa rồi bùng, còn nhất định không hủy chuyến khiến bác tài xế già khốn đốn Người bán hàng cho biết, đây không phải là lần đầu tiên gặp trường hợp khách hàng như thế này. Việc khách hàng đặt đồ ăn rồi không chịu nhận hàng trước giờ đã xảy ra nhiều, thậm chí xảy ra như cơm bữa đối với nhiều tài xế. Thế nhưng, thực trạng này vẫn luôn khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Mới...