CDC Trung Quốc: Nguy cơ lây COVID-19 qua aerosol giữa các tòa nhà gần nhau
Nghiên cứu mới của Trung Quốc cảnh báo nguy cơ lan truyền COVID-19 qua đường aerosol – những giọt chất lỏng rất nhỏ – có thể mang virus lơ lửng trong không khí giữa các tòa nhà gần nhau dùng làm nơi cách ly tập trung.
Nguy cơ lây lan của virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng bị tăng thêm vì hoạt động của máy điều hòa, việc đóng mở cửa ra vào và cửa sổ ở các khu cách ly gần nhau – Ảnh: AFP
Theo báo China Daily , các nhà nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã cùng thực hiện nghiên cứu nói trên với các nhân viên kiểm soát dịch bệnh địa phương tại tỉnh Quảng Đông.
Theo đó, nhóm nghiên cứu phát hiện virus SARS-CoV-2 lan truyền qua aerosol nhiều khả năng còn vì hoạt động của máy điều hòa cũng như việc đóng/mở cửa ra vào và cửa sổ.
Do đó, theo nghiên cứu đăng trên trang web China CDC Weekly ngày 20-8, cần tăng cường giám sát chất lượng không khí tại các khu vực cách ly dành cho bệnh nhân COVID-19 cũng như khử trùng các khu vực này.
Trang web China CDC Weekly là một nền tảng học thuật do CDC Trung Quốc thành lập.
Hồi tháng 5, một người ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, bị nghi ngờ lây nhiễm virus qua aerosol mang mầm bệnh của một bệnh nhân COVID-19 tại tòa nhà khác ở cùng bệnh viện. Cả hai đều là người nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc.
Trước khi được chẩn đoán mắc COVID-19, hai người này được cách ly ở hai tòa nhà khác nhau cách nhau khoảng 50cm và chung phần trần nhà bên ngoài, tạo ra một không gian tương đối khép kín.
Video đang HOT
Sau đó, nhóm nghiên cứu làm một thử nghiệm tại bệnh viện nói trên, dùng các kính hiển vi huỳnh quang để quan sát, mô tả sự khuếch tán của các hạt aerosol trong không khí, sau đó xác định đường lây của chúng.
Kết quả thử nghiệm cho thấy hoạt động của máy điều hòa, việc đóng/mở cửa ra vào và cửa sổ, cũng như hoạt động đi lại thường xuyên của con người có thể tác động đến sự lan truyền của aerosol giữa các tòa nhà sát cạnh nhau.
“Hệ thống thông gió càng tốt, tốc độ lan truyền càng nhanh”, kết luận của nghiên cứu nêu.
Dựa vào phát hiện này, nhóm nghiên cứu đề xuất phải có khoảng cách thích hợp giữa các khu cách ly và khu điều trị ngoại trú của bệnh viện.
Ngoài ra, cần kiểm tra cách bố trí luồng không khí ở các khu cách ly và tăng cường khử trùng để giảm nguy cơ lan truyền virus qua aerosol.
Giả thiết nguyên nhân xét nghiệm dương tính nCoV sau 14 ngày cách ly
Ba trường hợp dương tính sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung 14 ngày, dẫn đến 3 chuỗi lây nhiễm cộng đồng với 38 ca, câu hỏi đặt ra là tại sao.
Hai giả thiết được nhiều chuyên gia đưa ra là người bệnh có thể ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày hoặc bị lây nhiễm trong khu cách ly.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nghiêng về giả thiết người cách ly ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày. Lý do là thế giới đã ghi nhận số ít trường hợp dương tính kéo dài tới hơn 14 ngày, vì vậy Việt Nam có thể xuất hiện nhóm cá thể người bệnh này.
Nhận định được bác sĩ Hà đưa ra khi phân tích bối cảnh 3 người dương tính sau khi hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày và có ít nhất 2 lần xét nghiệm âm tính nCoV. Trong đó, "bệnh nhân 2899", đã hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung tại Đà Nẵng vào 21/4, có ba lần xét nghiệm PCR âm tính. Anh về nhà và xét nghiệm dương tính nCoV vào 8 ngày sau khi hết cách ly. 5 chuyên gia Trung Quốc, hoàn thành cách ly tập trung ở Yên Bái và xuất cảnh ngày 29/4, cũng dương tính nCoV. Một trường hợp khác gồm chuyên gia Ấn Độ sống tại Hà Nội, dương tính sau khi hoàn thành cách ly tập trung 2 ngày, chưa được Bộ Y tế ghi nhận.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, ngày 4/5 nghiêng về giả thuyết lây nhiễm chéo trong khu cách ly, giữ nguyên nhận định đã chia sẻ với VnExpress vào ngày 30/4. Bác sĩ Khanh cho rằng có thể các cơ sở cách ly chưa kiểm soát chặt chẽ tiến trình, để người cách ly vô tình tiếp xúc bệnh phẩm hay bề mặt chứa nCoV tại đây. Thêm vào đó, người bệnh được xét nghiệm trước khi hết hạn cách ly một ngày, khiến cho không thể phát hiện bệnh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, cùng ghi nhận hai giả thiết trên. Hai ông cũng tiếp tục đặt ra các khả năng là người bệnh có thể lây trên đường trở về nhà lúc di chuyển, xét nghiệm chưa phát hiện được bệnh, lây nhiễm từ cộng đồng khi di chuyển nhiều nơi và tiếp xúc nhiều người sau khi hết cách ly tập trung.
Tuy nhiên, ông Phu nhận định khả năng cao về giả thiết lây nhiễm trong khu cách ly, dựa vào điều tra dịch tễ và kết quả giải trình tự gene. Ông phân tích: "Quy trình cách ly tại khách sạn Như Nguyệt 2, Yên Bái chắc chắn có vấn đề. Kết quả giải trình tự gene người cách ly Ấn Độ nhiễm chủng Ấn Độ, họ đã lây nhiễm sang người nhân viên khách sạn. Giải trình tự gene các ca mắc ở Vĩnh Phúc liên quan chuyên gia Trung Quốc từng cách ly tại khách sạn cũng cho thấy nhiễm chủng Ấn Độ. Hai trường hợp cho thấy rõ có mối liên hệ nhau".
Khách sạn Như Nguyệt 2 là nơi cách ly hai đoàn chuyên gia Ấn Độ và chuyên gia Trung Quốc. Ngoài hai đoàn này, cùng thời điểm khách sạn đang cách ly một đoàn nữa, tức là tổng cộng ba đoàn cách ly tại đây, sau đó chỉ hai đoàn Ấn Độ và Trung Quốc phát hiện ca nhiễm.
Bộ Y tế nghi ngờ 5 chuyên gia Trung Quốc lây nhiễm chéo từ đoàn chuyên gia Ấn Độ tại khách sạn cách ly. Cả hai đoàn cách ly tại khách sạn Như Nguyệt 2, trong đó đoàn Ấn Độ gồm 11 người bắt đầu cách ly từ ngày 17/4, đoàn Trung Quốc cách ly từ ngày 9 đến 23/4. Tại khách sạn, đoàn Ấn Độ và đoàn Trung Quốc ở tầng liền nhau. Đoàn Ấn Độ, ngày 18, 22 và 24/4, Bộ Y tế lần lượt ghi nhận 4 chuyên gia dương tính nCoV. Ngày 26/4, thêm một nhân viên lễ tân khách sạn người Việt dương tính. Kết quả giải trình tự gene của 4 chuyên gia và nhân viên khách sạn Như Nguyệt 2 nhiễm chủng Ấn Độ.
Theo ông Phu, nguy cơ lây nhiễm sau thời gian cách ly vẫn có dù tỷ lệ thấp, với các trường hợp ủ bệnh sau 14 ngày hay xét nghiệm cho kết quả âm tính giả...
"Vấn đề xác định nguồn lây cũng rất quan trọng để định hướng truy vết và đánh giá quy mô dịch. Song, điều quan trọng lúc này là ưu tiên truy vết hết F0, F1, F2... trong cộng đồng để tránh lây lan. Tiếp đến là phải khẳng định trường hợp này có bị lây nhiễm ở cộng đồng không để có biện pháp chống dịch phù hợp", ông Phu nói.
Nhân viên y tế xếp danh sách người xét nghiệm nCoV tại Hà Nội ngày 10/2. Ảnh: Giang Huy.
Ngày 4/5, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã yêu cầu các khu cách ly tập trung tạm thời kéo dài thời gian và chưa giải quyết đối với tất cả các đối tượng đã đủ điều kiện hết cách ly. Thời gian kéo dài được thực hiện cho tới khi có thông báo mới của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19. Những người mới rời khu cách ly phải tự theo dõi tại nhà và có sự quản lý của chính quyền địa phương.
Các chuyên gia khuyến nghị cơ quan chức năng cần quản lý chặt người trong khu cách ly tập trung. Khi họ hết hạn cách ly, trở về địa phương và ra ngoài cộng đồng cũng cần theo dõi sát, ít nhất trong 14 ngày.
Cũng theo ông Phu, thời gian cách ly tập trung 14 ngày cơ bản an toàn, không cần tăng thêm . "Để đảm bảo an toàn tuyệt đối hơn, cần theo dõi và cách ly thêm tại địa phương", ông Phu nói.
Không cần tăng thời gian cách ly tập trung cũng là nhận định của bác sĩ Khanh. Theo ông, việc cần làm lúc này là rà soát lại quy trình, siết chặt quản lý cách ly tập trung thực tế và việc giám sát người bệnh sau khi về cộng đồng theo quy định của Bộ Y tế. Nếu thực hiện đúng, cơ quan chức năng sẽ phản ứng kịp thời, chặn dịch lây lan ra cộng đồng khi xét nghiệm dương tính sau 14 ngày cách ly.
Phó giáo sư Nga lại đồng tình với phương án kéo dài thời gian cách ly tập trung . Theo ông, việc này giúp đảm bảo không có thêm ca bệnh dương tính sau khi về nhà, tránh nguy cơ dịch bùng phát diện rộng, khó kiểm soát sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Ông cũng cho biết vẫn cần theo dõi, không nên vội khẳng định độ an toàn khi người nhập cảnh có hộ chiếu vaccine và giấy xác nhận âm tính nCoV 3-5 ngày trước khi nhập cảnh.
Để ứng phó với trường hợp người cách ly có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày, bác sĩ Hồng Hà cho rằng chính quyền địa phương cần tăng cường giám sát trong khoảng một tuần với nhóm người đã kết thúc cách ly tập trung. Người cách ly cũng cần tự theo dõi sức khỏe, nghiêm túc tự cách ly tại nhà, không tự ý ra ngoài và báo ngay cho cơ quan y tế nếu có vấn đề bất thường về sức khỏe.
Các địa phương cũng cần tuân thủ biện pháp 5K. Những nơi tập trung đông người cần được trang bị nước sát khuẩn đầy đủ, kiểm soát người dân đeo khẩu trang. Các cơ sở y tế phải siết chặt, nghiêm ngặt thực hiện quy trình sàng lọc, phòng chống dịch bệnh.
Số ca nhiễm cộng đồng của cả nước từ ngày 27/4 đến nay là 38, tính cả ca nhân viên khách sạn Như Nguyệt 2 lây nhiễm trong khu cách ly đoàn Ấn Độ. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly là hơn 40.000. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 561, tại cơ sở khác hơn 22.000, còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Ấn Độ cấp quyền khẩn cho quân đội chống Covid-19 Bộ trưởng Quốc phòng Singh cho phép quân đội sử dụng tài chính khẩn cấp để thiết lập và vận hành cơ sở cách ly cùng bệnh viện. "Bộ trưởng Quốc phòng hôm nay viện dẫn điều khoản đặc biệt nhằm cấp quyền hạn tài chính khẩn cấp cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ để trao quyền và tăng tốc nỗ...