CDC Mỹ khuyến nghị tiêm tăng cường Moderna, J&J
Ngày 21-10, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ đưa ra khuyến nghị tiêm tăng cường cho những người đã tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Moderna và Johnson & Johnson (J&J) và cho phép tiêm trộn.
Trụ sở Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tại bang Georgia, Mỹ – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, tiến sĩ Rochelle Walensky – giám đốc CDC – đã ký phê duyệt các khuyến nghị nói trên vào cuối ngày 21-10, nhằm điều chỉnh các hướng dẫn cho phù hợp với quyết định mới nhất về tiêm tăng cường và tiêm trộn của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ.
Bà Walensky cũng lưu ý các vắc xin COVID-19 được cấp phép tại Mỹ “đều có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh nặng, nhập viện, và tử vong, ngay cả khi biến thể Delta lan rộng”.
Trước đó, cùng ngày, Ủy ban cố vấn thực hành tiêm chủng (ACIP) của CDC đã nhất trí ủng hộ tiêm tăng cường bằng vắc xin Moderna và J&J.
ACIP ủng hộ khuyến nghị tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 J&J trong ít nhất 2 tháng.
Đối với người đã tiêm mũi 2 vắc xin Moderna trong ít nhất 6 tháng trước đó, ACIP khuyến nghị tiêm mũi 3 cho người từ 65 tuổi trở lên, cũng như những người có nguy cơ cao mắc bệnh hay thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh.
CDC cũng cho phép người dân linh hoạt trong việc lựa chọn loại vắc xin để tiêm tăng cường. Theo đó, những người tiêm mũi 1 vắc xin J&J có thể tiêm tăng cường bằng vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna.
Các cách tiêm trộn nói trên đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ tốt hơn trong một số nghiên cứu của Mỹ.
Trước đó, FDA và CDC cũng đã cho phép tiêm tăng cường bằng vắc xin Pfizer đối với các nhóm đối tượng tương tự như Moderna.
Ngày 21-10, Pfizer cũng đã cung cấp dữ liệu cho thấy một mũi tiêm tăng cường của hãng có hiệu quả bảo vệ đến 95,6% cho những người từ 16 tuổi trở lên, ngay cả với biến thể Delta. Nghiên cứu cũng ghi nhận mũi 3 của vắc xin Pfizer có độ an toàn cao.
Theo CDC, đến nay đã có khoảng 11,6 triệu người Mỹ tiêm mũi tăng cường.
Johnson & Johnson gặp bất lợi trong cuộc đua tiêm mũi tăng cường vắc xin Covid-19
JNhững người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 của hãng Johnson & Johnson có lẽ được lợi hơn nếu tiêm nhắc bằng các vắc xin của Hãng Pfizer hoặc Moderna, theo Reuters dẫn các kết quả sơ bộ tại Mỹ.
Vắc xin ngừa Covid-19 của Hãng Johnson & Johnson. Ảnh REUTERS
Do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) tài trợ, cuộc nghiên cứu được kỳ vọng có thể cung cấp thông tin về khả năng tiêm trộn vắc xin phòng Covid-19, vốn trước đây chưa được phê duyệt tại Mỹ.
Nghiên cứu có sự tham gia của 458 người trưởng thành được tiêm đủ một trong 3 vắc xin được Mỹ phê chuẩn là Pfizer, Moderna hoặc J&J sau ít nhất 12 tuần, chia thành 3 nhóm chính.
Kế đến, mỗi nhóm chính tiếp tục được chia thành 3 nhóm phụ, lần lượt được tiêm nhắc bằng một trong 3 loại vắc xin trên. Mỗi nhóm nhỏ có khoảng 50 người, tổng cộng 9 nhóm.
Sau 15 ngày kể từ thời điểm tiêm mũi 3, các nhà nghiên cứu phân tích hàm lượng kháng thể ở người tham gia.
Kết quả cho thấy, ở nhóm người ban đầu được tiêm J&J, hàm lượng kháng thể tăng cao gấp 4 lần nếu được tiêm nhắc bằng vắc xin J&J, gấp 35 lần ở mũi tăng cường Pfizer và 76 lần nếu mũi 3 là Moderna.
Đồng thời, mức kháng thể ở người ban đầu tiêm mũi Moderna cao hơn hẳn nếu được tiêm nhắc, không phân biệt vắc xin, so với nhóm tiêm Pfizer hoặc J&J, theo báo cáo.
Mỹ, Canada nói gì về "tiêm trộn" vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna?
Bên cạnh đó, chưa thấy dấu hiệu xảy ra quan ngại về an toàn ở những người tiêm nhắc.
Cuộc nghiên cứu trên vẫn chưa được bình duyệt và vấp một số hạn chế, bao gồm quy mô thấp.
EU đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành Ngày 31/8, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 70% người trưởng thành ở Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, đạt mục tiêu mà liên minh này đặt ra vào đầu năm nay. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Điều này có nghĩa là ít nhất 255 triệu người ở...