Cây xăng quyền lực: Chỉ là “phần nổi”
Sự thật còn kinh khủng hơn, không quá tải cũng phải chung chi!
Ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.HCM, nói:
Ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.HCM
Loạt bài điều tra của Pháp Luật TP.HCM phản ánh tiêu cực của CSGT nhưng chỉ chạm đến phần nổi của tảng băng chìm. Không phải chỉ có doanh nghiệp (DN) chuyên chở quá tải mới chung chi cho CSGT mà cả DN không chở quá tải nhưng vì muốn được yên thân, không bị làm khó dễ cũng phải chung chi…
- Thường chỉ có xe chở quá tải thì mới bị CSGT kiểm tra, xử lý nên phải chung chi CSGT để được qua chứ không quá tải thì hà cớ gì phải chung chi, thưa ông?
Theo Nghị định 71, mức phạt xe quá tải 3-5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe của tài xế 30-60 ngày. Ở đây phải minh định cụ thể về lỗi quá tải. Thứ nhất, lỗi chính các DN vì cạnh tranh cố tình chở hàng quá tải thiết kế xe, tải trọng của cầu, đường. Thứ hai là do lỗi hạ tầng giao thông nhưng DN vận tải phải chịu. Trên tuyến đường tốt nhưng có một số cầu yếu, cơ quan chức năng thay vì nhanh chóng sửa chữa lại gắn biển báo thấp xuống làm cho các xe chở đúng tải cũng trở thành quá tải cầu và bị xử lý quá tải. Nhiều trường hợp xe bị xử lý quá tải là do biển báo không hợp lý chứ không phải họ chở quá tải. Về chuyện này, tôi còn nhớ báo Pháp Luật TP.HCM đã có loạt bài “Khập khễnh biển báo tải trọng cầu đường” cách đây vài năm.
Lực lượng CSGT và thanh tra giao thông (TTGT) xử lý nghiêm lỗi vi phạm quá tải thì không có DN vận tải dám chở quá tải. Các DN chở quá tải muốn tồn tại thì họ phải chung chi cho CSGT, TTGT. Thế nhưng có rất nhiều DN vận tải không chở quá tải nhưng vì muốn “yên thân”, không bị làm khó dễ thì họ cũng chung chi. Tất nhiên, giá chung chi của xe quá tải sẽ cao hơn so với xe bình thường.
Cây xăng Hồng Nhân ở Đức Trọng, Lâm Đồng, nơi đã nhận tiền của lái xe để chung chi cho CSGT TP Đà Lạt với giá 1,2 triệu đồng/tháng cho mỗi xe
- Tại sao ông nhận định việc báo phản ánh chỉ là phần nổi của tảng bằng chìm?
Với số tiền chung chi mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng và thông qua trung gian là nhân viên cây xăng thì tôi cho rằng đây chỉ là DN ít xe, không chở quá tải nhưng muốn được “yên thân” nên mới có giá như vậy.
Video đang HOT
Nếu là DN có nhiều xe, chuyên chở quá tải thì mối quan hệ họ rộng hơn, cách thức họ tiếp cận với lực lượng chức năng kín đáo hơn và số tiền chung tháng cho mỗi đầu xe cũng cao hơn.
- “Điệp khúc” quen thuộc là báo phản ánh tiêu cực, một số CSGT liên quan bị đình chỉ công tác, điều chuyển qua bộ phận khác, kỷ cương lập lại được một thời gian ngắn rồi đâu cũng vào đấy, thậm chí ngày càng tinh vi hơn. Theo ông, làm sao để chấm dứt “điệp khúc” này?
Theo tôi khó nhưng không phải không làm được. Thứ nhất, phải nâng cấp hạ tầng giao thông ở các tuyến đường huyết mạch và đồng bộ, không còn có những cầu yếu trở thành cái “bẫy” DN vận tải rơi vào, biển báo cầu đường phải hợp lý. Hiện DN vận tải để được kinh doanh phải gánh rất nhiều phí, lệ phí để duy tu, bảo trì đường bộ. Thứ hai, lực lượng CSGT và TTGT phải xử lý nghiêm minh các phương tiện vi phạm. Thứ ba là đạo đức kinh doanh của các DN vận tải, không vì mục tiêu lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh rồi móc nối với lực lượng chức năng để bao kê cho việc chở quá tải.
Bộ Công an chỉ đạo xác minh
Ông chủ cây xăng Hồng Nhân thừa nhận chung chi cho CSGT TP Đà Lạt. Công an tỉnh Lâm Đồng yêu cầu toàn Trạm Madagui giải trình.
Thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an: “Báo Pháp Luật TP.HCM ra các ngày 1, 2, 3, 5/6/2013 đăng bài nhiều kỳ “Những “cây xăng quyền lực” trên quốc lộ 20″. Nội dung các bài báo phản ánh sự bảo kê của CSGT đối với xe tải trên quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về TP.HCM thông qua một số cây xăng trên tuyến.
Văn phòng Bộ Công an đề nghị giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Lâm Đồng khẩn trương chỉ đạo, kiểm tra, xử lý thông tin báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh, có văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ và thông tin cho báo chí theo quy định”.
Trong một diễn biến khác, ngày 6/6, Đại tá Nguyễn Đình Thư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết sau khi báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh thông tin trong loạt bài “Những cây xăng quyền lực trên quốc lộ 20″, công an tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra để xác minh làm rõ những thông tin mà báo nêu. “Do Trạm Madagui là chốt kiểm soát giao thông duy nhất để giữ gìn ATGT trên quốc lộ 20 nên không thể giải tán chốt, trước mắt công an tỉnh yêu cầu cán bộ, chiến sĩ làm tường trình về việc có liên quan đến những thông tin mà báo nêu hay không” – Đại tá Thư cho biết thêm.
Ngày 5/6, trao đổi với PV, ông Lê Văn Nhân, chủ cây xăng Hồng Nhân, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), thừa nhận đã nhận tiền của tài xế. Trước đó, ngày 24/4, ông và nhân viên đã nhận 1,2 triệu đồng từ một lái xe để chung cho CSGT TP Đà Lạt.
Ông Nhân xác nhận: “Nhân viên của mình có nhận tiền nhưng chỉ nhận tí tí, thì cũng bao nhiêu xe đâu”. Khi chúng tôi hỏi ông chung trực tiếp cho CSGT nào, ông Nhân nói tránh: “Cái này tôi cũng không biết, người khác làm chứ tôi đâu có làm, CSGT tôi đâu có biết, đâu có quan hệ đâu, chỉ chung qua cò thôi, khi báo đăng thì cò cũng cúp máy không liên lạc được rồi”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi chất vấn rằng vì sao khi chung tiền nữ nhân viên của ông lại dặn: “Tí nữa xuống dưới kia có bị công an thổi lại thì nói là em vừa chung cho cây xăng Hồng Nhân rồi” thì ông Nhân im lặng.
Chúng tôi hỏi ông về việc tại sao biết việc nhận tiền của tài xế để chung tháng cho CSGT là phạm pháp mà ông vẫn làm, ông Nhân nói: “Cái đó tôi thấy là sai nhưng mà không chung không được.
Theo 24h
Thay toàn bộ chỉ huy Trạm CSGT Phú Túc
Loạt bài "Những "cây xăng quyền lực" trên quốc lộ 20" đã được bạn đọc quan tâm và phản hồi mạnh mẽ. Cho đến nay tất cả cơ quan chức năng đều vào cuộc khẩn trương và quyết liệt: Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND các tỉnh làm rõ, Bộ Công an, Bộ Công Thương và Bộ GTVT cũng quyết liệt vào cuộc.
Thay chỉ huy Trạm Phú Túc, điều chuyển nhân viên trạm cân
Hôm qua, tổ công tác của Công an tỉnh Đồng Nai đã làm việc với tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM về các dấu hiệu câu kết bảo kê xe vi phạm mà báo nêu. Báo đã cung cấp những tài liệu liên quan đến hành vi nhận tiền chung chi cho Trạm CSGT Phú Túc (Trạm CSGT số 2, Phòng CSGT Đồng Nai) và Trạm cân Dầu Giây. Theo đó, các cây xăng bị phản ảnh gồm Huyền Hậu, Quang Trung, Thanh Sơn (huyện Thống Nhất), Nguyễn Văn An và Thiên Phát Đạt (thị trấn Tân Phú).
Cùng ngày, Phòng CSGT Đồng Nai đã yêu cầu toàn bộ ban chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ bốn đơn vị gồm Đội Tuần tra, Trạm Suối Tre, tổ CSGT Trạm cân Dầu Giây và Trạm Phú Túc làm tường trình nêu rõ nhận thức và sự liên quan nếu có đối với việc nhận tiền bảo kê từ các cây xăng. Nếu cán bộ, chiến sĩ nào không khai nhận, sau phát hiện ra sẽ xử lý ở mức nặng nhất, kể cả đề nghị giám đốc công an tỉnh tước quân tịch và xử lý theo pháp luật.
Trước mắt, Phòng CSGT đề xuất thay thế toàn bộ Ban chỉ huy Trạm Phú Túc và cử cán bộ chỉ huy khác điều hành công việc tại đơn vị này.
Liên quan đến dấu hiệu tiêu cực của Trạm cân Dầu Giây, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện cho biết bộ trưởng đã chỉ đạo quyết liệt làm rõ. Ngày 5/6/2013, tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ VII có công điện khẩn yêu cầu Trạm cân Dầu Giây báo cáo nhanh. Nơi này đã họp khẩn cấp chi bộ, lãnh đạo trạm và công đoàn cơ sở và quyết định điều chuyển bà Q. - nhân vật bị các lái xe phản ánh có liên quan đến việc bảo kê xe vào bộ phận bảo vệ chờ làm rõ. Theo Khu Quản lý đường bộ VII, với quy trình và công nghệ của trạm, nếu chỉ một mình bà Q. thì không thể đủ thẩm quyền và kỹ thuật thực hiện được hành vi bảo kê.
Những "cây xăng quyền lực" trải dài theo quốc lộ 20. Đồ họa: Song Phương
Cây xăng Thanh Sơn 1 xuất hóa đơn có cả tiền mãi lộ qua Trạm cân Dầu Giây 500.000 đồng/chuyến
Xử lý các cây xăng tiếp tay cho mãi lộ
Tại buổi họp báo nhanh về tình hình quản lý xăng dầu sáng 5/6, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết trước thông tin về những "cây xăng quyền lực" trên quốc lộ 20 (loạt bài điều tra của báo Pháp Luật TP.HCM), Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khẩn trương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu.
Cụ thể, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp lực lượng công an xác minh, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật những cửa hàng có hành vi tiếp tay cho CSGT trên địa bàn, bảo kê thu tiền mãi lộ trên tuyến quốc lộ 20. Đồng thời, tập trung rà soát quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh, nhất là dọc quốc lộ 20 nhằm phát hiện, kiên quyết loại bỏ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của những cửa hàng xăng dầu vi phạm, không nằm trong quy hoạch.
"Sở dĩ có tình trạng này là do xuất phát từ việc quy hoạch mạng lưới xăng dầu dọc quốc lộ 20 là bất hợp lý dẫn đến tình trạng cây xăng mọc lên nhiều khiến cung vượt cầu. Vì vậy, các chủ cây xăng tìm đường kiếm thêm thu nhập bằng cách môi giới mãi lộ" - ông Quyền giải thích thêm.
"Người dân rất bức xúc với hình thức mãi lộ rất tinh vi. Hành vi này đặt ra chúng tôi câu hỏi: Trong quá trình kiểm tra kiểm soát, không chỉ là vấn đề kinh doanh mà còn chú ý đến những vấn đề quan hệ của các chủ doanh nghiệp và phải đề cao cảnh giác. Qua vụ việc này đòi hỏi quản lý thị trường phải tuyên truyền nhiều hơn cho các chủ cây xăng về các vấn đề tuân thủ các quy định khác của pháp luật chứ không chỉ là pháp luật về kinh doanh" - ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, nói.
Theo ông Lam, các cơ quan báo chí bằng nghiệp vụ điều tra đã cung cấp cho lực lượng quản lý thị trường nhiều thông tin, bằng chứng quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý thị trường được tốt hơn.
Các chủ cây xăng "không nghe, không biết, không thấy"?
Hôm qua, PV báo Pháp Luật TP.HCM đã trở lại các cây trước đó đã nhận tiền chung chi.
Cây xăng Huyền Hậu: Khoảng 8 giờ 30 ngày 6/5, chúng tôi đến cây xăng Huyền Hậu thì một nam quản lý của cây xăng này dò hỏi: "Đi khảo sát viết bài hả em?". Bên cạnh thì hai nhân viên khác chụp ảnh chúng tôi. Khi đọc báo xong thì nam quản lý này quả quyết: "Không có đâu, bây giờ em làm việc ở đâu thì làm chứ anh không biết, còn riêng mà nói về ba cái chuyện chung chi thì sếp của anh cấm kỵ tuyệt đối, những cái vi phạm pháp luật thì cấm kỵ tuyệt đối. Cho nên anh hứa, anh dám chắc với em là ở đây là không có chuyện đó". Khi được hỏi về tên của mình thì anh này trả lời cộc lốc: "Cái này chưa cần biết".
Khi chúng tôi chất vấn về clip của nữ nhân viên tên Thêu của cây xăng này đang hướng dẫn tài xế để chung tiền cho Trạm CSGT Phú Túc thì nhân viên này cũng xác nhận trong clip là ảnh của mình nhưng vị quản lý vẫn nhận định: "Cái này anh không có biết, không bao giờ có chuyện này". Nhân viên tên Thêu thì nói: "Đối thoại này em có thể nhận nhưng mà có người ở ngoài người ta nhờ em là có, khi nào có ai hay tài xế nào hỏi thì bảo em chỉ ra ngoài kia".
Cây xăng Quang Trung: Bà Yến - chủ cây xăng nói: "Tôi không biết, ai nhận, ai chung chi. Chỉ biết là báo đăng như vậy thôi, còn ngoài ra tôi không biết gì hết".
Khi hỏi bà có nhận định gì về việc một số tài xế sau khi đã chung tháng cho các chốt CSGT ở cây xăng của bà rồi khi gặp các chốt CSGT thì nháy đèn ưu tiên là chạy rất vô tư mà không bị thổi lại. Bà Yến nói: "Cái đó thì trên đường làm sao biết được. Nhân viên của tôi đứa nào làm thì đứa đó biết chứ tôi còn chưa biết tôi nữa sao mà biết tụi nó".
Cây xăng Nhật Nam: Lúc 12 giờ 20 ngày 5/6, khi chúng tôi đến cây xăng này thì bà chủ chửi chúng tôi khá tục tằn. Bà cho rằng hôm đó chồng bà nhận tiền chung chi cho Trạm Madagui vì ông ấy say rượu. Dù rằng mới hôm trước cả hai vợ chồng bà đều có mặt và để "tiếp thị" bà còn khoe có người nhà làm công an và làm trạm cân
Theo 24h
Mãi lộ CSGT: Quy luật nộp sưu hằng tháng Theo nhân viên cây xăng, các CSGT Trạm Madagui (Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng) đi tuần tra sẽ mang theo cả danh sách những xe đã chung chi để... "miễn trừ" việc xử phạt. Phú - một tài xế xe tải cho biết: Tất cả cây xăng đều nhận tiền chung chi vào đầu mỗi tháng. Thắc mắc vì sao phải...