Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau

Theo dõi VGT trên

Ở tỉnh Cà Mau hiện nay có cây vú sữa được nhân giống từ chính cây vú sữa miền Nam trong khu vườn Bác Hồ ở Hà Nội. 25 năm qua, nhân dân Cà Mau đã gìn giữ cây vú sữa, thể hiện tình cảm thiêng liêng của đồng bào miền Nam với Bác.

Cây vú sữa của bà má miền Nam tặng Bác

Tiếp chúng tôi tại Phủ thờ Bác Hồ ở ấp Phủ Thờ (xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào những ngày cận kề kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhật Bác, ông Huỳnh Minh Tâm (77 tuổi, người có hơn 7 năm làm nhiệm vụ trông coi Phủ thờ Bác) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ.

Ông Tâm nhớ lại, khoảng cuối năm 1954, tại Cà Mau diễn ra buổi tiễn đưa cuối cùng đoàn tập kết cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc. Đó là một buổi tiễn đưa với nhiều tâm trạng, cảm xúc của người đi, kẻ ở. Lúc đó, bà Lê Thị Sảnh (còn gọi là má Tư) muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa để gửi đến Bác Hồ, thể hiện tấm lòng của bà nói riêng, của đồng bào miền Nam nói chung với Bác. Bà má Tư đã kêu con gái bứng một cây vú sữa con bỏ vào một gáo dừa khô. Má Tư gửi cây vú sữa cho trưởng đoàn tập kết với lời gửi gắm là trao tận tay Bác Hồ.

Vào ngày 26/2/1955, đúng ngày mùng 2 Tết Ất Mùi, trong dịp cán bộ, chiến sĩ đến chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, đại diện đoàn miền Nam là ông Nguyễn Văn Kỉnh đã dâng tặng cây vú sữa của bà má Tư lên Bác Hồ. “Lúc đó, nghe kể là Bác rất xúc động khi nhận cây vú sữa. Một vật tặng của nhân dân miền Nam dù đơn giản nhưng đó là tấm lòng kính yêu nhất của đồng bào ruột thịt miền Nam đối với Bác”, ông Tâm chia sẻ.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 1

Bức ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng Bác.

Cây vú sữa của bà má Tư sau đó được Bác trồng trong khu vườn gần nhà làm việc của Bác. Hàng ngày, tự tay Bác chăm sóc, tưới nước cho cây. Sau này bức ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa miền Nam trở thành một bức ảnh lịch sử.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 2

Bà Lê Thị Sảnh (má Tư)- người đã gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa vào năm 1954.

Và cây vú sữa bên Phủ thờ Bác ở Cà Mau

Sau khi kể xong gốc tích về cây vú sữa của bà má Tư tặng Bác Hồ hồi 60 năm về trước, ông Tâm lại chỉ cho chúng tôi thấy một cây vú sữa nằm cạnh bên Phủ thờ Bác. “Đó chính là cây vú sữa được nhân giống ra từ cây vú sữa ở khu vườn Bác ngoài Hà Nội đó”, ông Tâm nói.

Ông Tâm cho biết, qua lời kể của nhiều cán bộ, trước khi mất, Bác có căn dặn một khi đất nước độc lập mà Bác chưa được vào Nam thì Bảo tàng Việt Nam phải chăm sóc, bảo quản thật tốt cây vú sữa của nhân dân miền Nam tặng Bác, sau đó cho nhân giống cây vú sữa ấy và gửi tặng lại cho nhân dân miền Nam.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 3

Phủ thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, Cà Mau…

Video đang HOT

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 4

…nơi có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa ở khu vườn Bác ngoài Hà Nội.

Theo nguyện vọng của Bác, cây vú sữa ở vườn Bác được nhân thành 4 cây vú sữa để chuyển vào Nam. Tuy nhiên, khi về tới Bạc Liêu thì chỉ còn sống 2 cây. Sau đó, một cây tặng cho gia đình bà má Tư Lê Thị Sảnh, một cây trồng ở Phủ thờ Bác. “Các cây vú sữa khi về tới Bạc Liêu được cán bộ, nhân dân Cà Mau lên Bạc Liêu đón nhận trọng thị lắm, cũng đúng vào ngày 19/5/1990, dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác”, ông Tâm cho biết.

Theo ông Tâm, lúc các cây vú sữa về tới Cà Mau thì bà má Tư đã mất, cây vú sữa sau đó được trồng nhưng cũng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến giờ không còn sống nữa. Riêng cây vú sữa được trồng ở Phủ thờ Bác thì vẫn sống đến ngày hôm nay.

Dẫn chúng tôi xem cây vú sữa dù không được xum xuê nhưng cành lá vẫn xanh tươi, ông Tâm cho biết, trải qua thời gian, cây vú sữa này nhiều lần có nguy cơ bị chết nhưng chính quyền địa phương và nhân dân đã tìm mọi cách để cứu sống cây. “Hồi tôi về trông coi Phủ thờ Bác khoảng năm 2006 thì cây vú sữa tưởng đã chết vì thân cây bị sâu ăn gần hết. Sau đó, đồng chí Chủ tịch xã có nói với tôi có cách nào cứu cây không, tôi nói cũng chưa biết sao. Sau đó tôi mua thuốc sâu về tưới từ trên xuống dưới, cuối cùng diệt được sâu và cây sống đến giờ”, ông Tâm nhớ lại.

Ông Tâm cho biết, cây vú sữa này cũng không biết là tên loại gì, mỗi năm bông nở nhiều nhưng đậu trái rất ít. Loại cây vú sữa này có khác với một số loại vú sữa khác là khi trái chín thì trên cuống hơi tím nhạt, xuống một đoạn hơn nửa trái thì xanh dợt, bên trong ruột tím nhạt chứ không phải tím sậm, trong khi nhiều loại vú sữa khác màu da vàng, xanh vàng , trên cuống màu đỏ.

“Hiện, địa phương đang tính nhiều phương án để có thể nhân giống cây vú sữa này trồng ra thêm nhằm gìn giữ, gắn chặt tấm lòng củc Bác Hồ với đồng bào miền Nam nói chung, với nhân dân Cà Mau nói riêng”, ông Tâm bày tỏ.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 5

Bà Nguyễn Thị Bảy (con dâu má Tư) nâng niu bức ảnh Bác Hồ tưới cây vú sữa.

Chúng tôi tìm đến nhà bà má Tư ở ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau. Bà má Tư đã mất vào năm 1986. Trong nhà của má có tấm ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa được để trang trọng trên đầu tủ thờ giữa nhà. Bà Nguyễn Thị Bảy (con dâu của má Tư) đã lớn tuổi, dù tai không còn nghe rõ, nhớ trước quên sau nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện về má Tư, bà Bảy cầm tấm ảnh bồi hồi xúc động kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện.

Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau - Hình 6

Bia kỷ niệm “Cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ” được xây dựng trước nhà bà má Tư Lê Thị Sảnh.

Rồi bà Bảy dẫn chúng tôi ra mộ má Tư được chôn cất trên miếng đất trước nhà cạnh bên mộ chồng của má. Kề đó là bia kỷ niệm “Cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ” với hình ảnh Bác đang tưới cây vú sữa nổi bật được tỉnh Cà Mau cho xây dựng nhân dịp 50 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc. Cây vú sữa đã trở thành biểu tượng tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ và tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam.

Huỳnh Hải – Tuấn Thanh

Theo Dantri

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ

Về xã Thới An Hội (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) hỏi nhà anh Nguyễn Văn Nhung, ai cũng biết chuyện gần 40 năm qua, người nông dân này dù cuộc sống khó khăn, nhà cửa tạm bợ nhưng vẫn đam mê, dốc sức sưu tầm tư liệu về Bác Hồ.

Bắt đầu từ một tấm lòng

Chúng tôi tìm đến nhà của anh Nguyễn Văn Nhung (xã An Thới Hội, huyện Kế Sách) không khỏi ngỡ ngàng trước bộ sưu tập khá đồ sộ của anh về Bác Hồ. Nhà của anh Nhung chỉ là một căn nhà nhỏ làm bằng cây lá, rộng độ vài chục mét vuông, tài sản chỉ có hai cái giường cũ kỹ nhưng căn nhà lá ấy lại là nơi lưu giữ hàng ngàn trang tài liệu, cả ngàn tấm ảnh về Bác Hồ được xếp, treo ngay ngắn, ngăn nắp.

Nói về lý do khơi dậy đam mê của mình, trầm ngâm một lát, anh Nhung kể, quê anh là một xã vùng sâu của huyện Kế Sách, nơi có truyền thống cách mạng từ lâu đời. Một lần, vào năm 11 tuổi, anh về nhà bà ngoại chơi. Đêm đó, vào đầu tháng 9/1969, tình cờ anh thấy bà ngoại mở rương lấy một tấm ảnh của ai đó rồi nâng niu như vật quý báu. Anh hỏi: "Hình ai đó ngoại ?". Bà ngoại nhìn anh rồi nói khe khẽ trong dòng nước mắt: "Bác Hồ đó con ơi. Bác đã mất rồi". Lần đầu tiên anh nghe nói về Bác Hồ, thấy ảnh của Bác nhưng anh chưa hiểu Bác là ai mà ngoại lại khóc thương. Lúc đó, ngoại anh nói "lớn lên rồi con sẽ biết".

Lần khác, anh theo mẹ đi vào một ngôi chùa. Anh thấy một nhà sư đang thắp nhang trước tấm ảnh của một người còn trẻ. Anh hỏi thì được nhà sư cho biết: "Đó là một vị Thánh của dân ta". Anh lại càng thắc mắc nhiều hơn.

Năm 1975, quê hương được giải phóng. Lúc này, anh được gần gũi với các chú bộ đội từ miền Bắc vào. Thấy các chú bộ đội ai cũng có ảnh của Bác, lại được nghe các chú kể nhiều chuyện về Bác. Đến lúc này anh mới hiểu Bác Hồ là ai. Vậy là hình ảnh Bác Hồ kính yêu được khắc sâu vào trong tâm trí của anh với lòng ngưỡng mộ cao cả. Cũng từ đó, anh nung nấu trong tâm khảm một công việc là sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh về Bác.

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 1

Thư viện Bác Hồ của anh Nguyễn Văn Nhung.

Hành trình sưu tầm tư liệu về Bác

Năm 1977, khi bắt tay sưu tầm tài liệu, cả thị xã Sóc Trăng lúc đó chỉ có chưa đến chục sạp báo. Nhà sách thì có 3- 4 điểm nhưng không phải dễ kiếm tài liệu về Bác Hồ. Còn như ở Kế Sách quê anh, cả huyện chỉ có một vài chỗ bán báo, xã Thới An Hội không có điểm nào. Nói như thế để thấy được hành trình đi sưu tầm tài liệu về Bác Hồ của anh Nguyễn Văn Nhung suốt gần 40 năm qua quả thật là không đơn giản.

Nói về hành trình của mình, anh Nhung cho biết, ở xứ xa xôi này, tìm sách báo rất khó. Anh phải kiên nhẫn lắm, thậm chí phải lì mới có được. Khi thì cọc cạch đạp xe ra huyện, khi thì lên tỉnh, tìm đến ngành văn hóa thông tin, thư viện, các trường học, báo đài ở tỉnh, ở huyện để xin báo cũ, rồi tìm đến trụ sở xã, Bưu điện... nơi nào có báo là anh tìm đến. "Nói thật, lúc đầu không dễ xin báo vì họ có biết mình xin làm gì, có khi họ còn cho là mình xin về cân ký cho mấy bà ve chai nên không cho. Nhưng tôi vẫn cứ làm lì, hôm nay không được, hôm sau lại đến nữa. Có khi phải "uốn ba tấc lưỡi" để giải thích cho người ta biết mục đích của mình. Khi đó họ tin nên cho ngay. Thế là tôi có báo trong tay", anh nói.

Khi mang báo xin được về nhà, anh Nhung ngồi phân loại, đọc kỹ từng tờ, tờ nào có tài liệu, hình ảnh liên quan đến Bác là gom lại, cất cẩn thận vào trong bao. "Có khi may mắn thì kiếm được kha khá, nhưng có khi mang về cả một đống báo nhưng tìm mãi chẳng có bài nào về Bác. Lúc đó buồn ghê lắm. Thỉnh thoảng, dành dụm được chút đỉnh tiền, tôi ra thị xã Sóc Trăng tìm mua báo cũ, lục tìm tài liệu, hình ảnh về Bác", anh Nhung kể.

Anh Nhung chia sẻ: "Hễ thấy ở đâu có ảnh, có tài liệu về Bác là tôi tìm đến, xin cho bằng được mới thôi. Nhiều khi thấy mình trở thành kẻ vô duyên vì thấy ai dù không quen biết mà có tờ báo, cuốn sách viết về Bác là tôi tìm cách làm quen xin cho bằng được. Còn nhà ai có ảnh Bác, xin không được thì tôi mướn người đến vẽ lại cho mình. Vì vậy anh nhìn trên tường nhà tôi có rất nhiều tranh vẽ. Cứ mỗi dịp sinh nhật Bác, trong nhà tôi lại có thêm một số tài liệu, hình ảnh Bác. Có tài liệu, hình ảnh rồi, tôi phân loại theo từng mốc như Bác khi nhỏ, Bác khi đi tìm đường cứu nước, Bác ở nước ngoài, Bác ở Việt Bắc...", anh kể say sưa về đam mê của mình.

Theo anh Nhung, để có sự hài hòa những tư liệu mà anh sưu tầm được thì khi có tài liệu rồi, anh bổ sung thêm ảnh để thuyết minh về tài liệu. Có ảnh, anh lại cặm cụi tìm tài liệu phục vụ cho ảnh. Có khi chưa có tài liệu, anh phải lục tìm trong sách vở rồi tự tay viết bài thuyết minh cho ảnh đó. Cứ thế, dần dần anh trở thành người có kiến thức về lịch sử vào loại nhất nhì ở địa phương. Mỗi khi có cuộc thi tìm hiểu nào về lịch sử, các em học sinh của xã lại tìm đến anh mượn tài liệu hay nhờ giải thích cho. Vô tình anh trở thành "giáo viên" dạy Lịch sử bất đắc dĩ ở địa phương.

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 2

Hàng ngàn bài viết về Bác được anh Nhung sưu tầm.

Lại có chuyện rằng, một lần kỷ niệm ngày sinh của Bác, ngành văn hóa tỉnh có đưa về xã Thới An Hội một số hình ảnh triển lãm, trong đó có nhiều hình ảnh về Bác. Do triển lãm chỉ có treo ảnh cho dân xem chứ không tổ chức thuyết minh nên nhiều người dân đến xem mà không biết nội dung của các tấm ảnh. "Ngứa nghề", anh Nhung tự nguyện làm người thuyết minh cho bà con nghe nội dung của từng tấm ảnh một cách rạch ròi. Thấy thế, một cán bộ của ngành này bèn kiểm tra trình độ hiểu biết của anh bằng cách "nhìn ảnh nói nội dung". Anh Nhung đã làm một lèo hết sạch mấy tấm ảnh chụp về Bác mà không sai chỗ nào. Khâm phục trước sự hiểu biết của anh, sau này, ngành văn hóa tỉnh tặng anh cả bộ ảnh về Bác.

Cứ như thế, gần 40 năm nay, anh Nguyễn Văn Nhung đã sưu tập được hàng ngàn tài liệu, trên 2.000 tấm ảnh về Bác Hồ. Có thể nói, anh là một trong những người có nhiều tài liệu, ảnh về Bác ở khu vực ĐBSCL và có thể là ở trên cả nước. Bằng chứng là ngày 15/6/2005, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã gửi thư cho anh đề nghị cung cấp cho Trung tâm những thông tin, số liệu, hình ảnh của anh và thư viện tư liệu về Bác Hồ... để Trung tâm có điều kiện và cơ sở xác lập kỷ lục. Thế nhưng, sự kiện này không đến với anh vì có một người ở thành phố hoa phượng đỏ đã đăng ký với Trung tâm vì có tới 4.000 tấm ảnh về Bác Hồ.

Nhiều người trước đây thấy anh làm công việc sưu tầm tài liệu, hình ảnh Bác thì cho là viển vông, thậm chí có người còn cho là "không bình thường". Thế nhưng, giờ đây họ đã nhìn khác. Một anh chạy xe ôm ở đầu chợ xã nhận xét về việc làm "không giống ai" của anh Nhung: "Hồi đầu thấy anh Nhung làm vậy ai cũng cười, nhưng bây giờ thấy rất có ý nghĩa và có ích nữa. Bộ sưu tập của anh Nhung đã đem lại nhiều hiểu biết cho người dân nơi đây. Người dân lâu lâu vào nhà anh xem ảnh Bác Hồ và biết được nhiều về Bác lắm. Không chỉ ở nhà, anh Nhung còn đưa ảnh Bác ra trưng bày ở trung tâm xã cho nhiều người cùng chiêm ngưỡng".

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 3

Bên cạnh những hình ảnh từ sách báo, anh Nhung còn cho vẽ ảnh Bác.

Chung tay vì tấm lòng với Bác

Chuyện anh nguyễn Văn Nhung sưu tầm tài liệu, ảnh Bác đã là một kỳ công, nhưng bảo quản, giữ gìn kho tài liệu vô giá ấy lại càng đáng nể hơn. Vợ chồng anh Nhung có 5 đứa con nhưng học hành dang dở vì nhà quá nghèo, lại không có đất đai sinh sống. Để nuôi con, vợ chồng anh phải mở một quán cháo nhỏ ven đường. Còn căn nhà của anh nằm cạnh bờ sông Cầu Lộ. Đó là một căn nhà sàn ọp ẹp, mái dột cột xiêu. Trong nhà, tài sản có giá nhất, chiếm chỗ nhiều nhất vẫn là kho tài liệu về Bác Hồ, tất cả đều được chất thành hàng thành lối nằm trên sàn nhà, bên trên được phủ bằng tấm vải nhựa tránh bụi bặm và mưa dột. Còn ban đêm, anh cũng ít khi ngủ ngon vì lâu lâu phải thức dậy xua đuổi lũ chuột, gián luôn tìm cách "xâm nhập" vào kho tài liệu đó.

Thông tin về anh Nhung có kho tư liệu về Bác phong phú, sinh động lan truyền khắp nơi. Vào năm 2015, câu chuyện anh Hai Lúa nghèo xứ Thới An Hội xa xôi làm thư viện về Bác Hồ đã bay về thành phố mang tên Bác. Hiểu và chia sẻ với anh, chính quyền và cấp ủy Đảng đã xây tặng gia đình anh một căn nhà rộng 75m2 khá khang trang, tặng thêm tủ để anh lưu giữ những tài liệu đó. Sau đó, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng hỗ trợ anh để tu bổ, bảo quản thư viện của mình. Không chỉ có như vậy, nhiều bác cựu chiến binh ở TPHCM, nhiều thầy cô, học sinh ở Nghệ An, Phan Thiết, Huế, Bạc Liêu, Cần Thơ... đã gửi thư làm quen, giao lưu với anh, có người còn gửi tặng anh nhiều tài liệu quý về Bác Hồ với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng thư viện Bác Hồ của anh.

Anh Nhung tâm sự: "Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam, chưa một lần được gặp Bác. Tôi nghe bà ngoại, mẹ, các chú bộ đội...kể nhiều câu chuyện cảm động về cuộc đời, thân thế của Bác. Tôi hiểu Bác là người đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hòa bình cơm áo cho nhân dân. Vì thế, tôi luôn nhớ về Bác. Lập thư viện về Bác, tôi mong muốn lúc nào bên mình cũng có Bác. Bác đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi, cho tất cả mọi người. Vì vậy, tôi coi những tài liệu, hình ảnh là tài sản vô giá của mình. Nói thật với anh, nghèo thì nghèo thật nhưng không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện thôi không sưu tầm tài liệu về Bác cả".

Chuyện về anh nông dân lấy nhà ở làm thư viện Bác Hồ - Hình 4

Xúc động tình cảnh anh Nhung nhường nhà để làm thư viện về Bác Hồ kính yêu.

Chúng tôi thật sự xúc động khi biết đã mấy năm nay, cả nhà anh đã cất tạm mái che bằng tre lá làm chỗ nghỉ, còn căn nhà 75m2 được dùng làm nơi trưng bày, lưu giữ, bảo quản hình ảnh, tài liệu về Bác. Vẫn không đủ, anh lại che tạm mái tôn ra phía trước khoảng sân để có chỗ trưng bày thêm tư liệu về Bác Hồ. Và không chỉ có tư liệu về Bác, anh Nhung còn có rất nhiều hình ảnh về các vị cách mạng tiền bối, các vị anh hùng dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai,...

"Một nỗi lo lớn của tôi là kho tư liệu về Bác ngày càng được bổ sung nhiều hơn, trong khi đó căn nhà 75m2 của gia đình đã xuống cấp, bị dột nhiều chỗ nên công việc bảo quản tài liệu gặp nhiều khó khăn. Tôi cũng có ý định xây thêm một không gian mới để mở rộng thư viện Bác Hồ nhưng chưa biết có thực hiện được hay không vì hoàn cảnh còn khó khăn", anh bùi ngùi chia sẻ nguyện vọng của mình.

Bài, ảnh: Cao Xuân Lương

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024

Tin mới nhất

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Có thể bạn quan tâm

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

Thế giới

16:29:06 20/11/2024
Ở tỉnh Cà Mau hiện nay có cây vú sữa được nhân giống từ chính cây vú sữa miền Nam trong khu vườn Bác Hồ ở Hà Nội. 25 năm qua, nhân dân Cà Mau đã gìn giữ cây vú sữa, thể hiện tình cảm thiêng liêng của đồng bào miền Nam với Bác.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.