Cay vụ “hàng xóm” làm phim lột trần thảm hoạ hạt nhân nước mình, Nga tự tay làm bản Chernobyl “thật hơn”?
Series truyền hình Chernobyl của đài HBO đang là cái tên nóng nhất thời điểm hiện tại.
Trong mọi bộ phim của Mỹ, những kẻ phản diện hay những âm mưu đen tối phần lớn đều đến từ nước Nga và ngược lại. Các phim điện ảnh cũng như truyền hình của Mỹ luôn tìm cách để lên án, cũng như đưa ra những câu chuyện đen tối của nước bạn và gần đây nhất là bộ phim về thảm hoạ hạt nhât Chernobyl.
Trailer Chernobyl của HBO
Chernobyl kể về vụ nổ hạt nhân nghiêm trọng xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên Bang Xô Viết) phát nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Và Chernobyl đã chọn một chủ đề mang tính lịch sử để khắc họa câu chuyện của họ.
Tuy nhiên vì câu chuyện diễn ra trên đất Nga nên các nhà làm phim Mỹ cũng đã chỉnh sửa và thay đổi một số chi tiết, một phần là để hợp lý với mạch phim hơn, một phần cũng để lên án nước Nga qua phương diện diện ảnh.
Không chịu kém phần, một đài truyền hình của Nga đã thông báo rằng họ sẽ phát triển một bộ phim chân thực hơn về thảm họa hạt nhân Chernobyl, sau những tố cáo về việc làm sai sự thực của bộ phim truyền hình ăn khách trên HBO. Họ cho rằng công chúng nên có một cái nhìn khách quan hơn và được kể từ chính những người có mặt trong thảm họa, thay vì lời kể của “bác hàng xóm” xa xôi.
Ở thời điểm hiện tại series Chernobyl cho đến nay vẫn rất được đón nhận tại Nga, tuy nhiên, theo tờ Moscow Times viết: “ Đã có nhiều đơn vị truyền thông tố cáo bộ phim vì đưa những thông tin không chính xác và làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia”.
Alexei Muradov nhả sản xuất của bộ phim sắp tới còn cho rằng sự kiện tại Chernobyl còn có thể liên quan đến sự can thiệp của người Mỹ, ông nói: “ Nhiều nhà sử học không phủ nhận rằng, vào ngày xảy ra vụ nổ, một đặc vụ của các cơ quan tình báo Mỹ đã có mặt tại nhà ga“.
Trước đây cũng đã có nhiều bài phân tích của cộng đồng mạng về những chi tiết không chính xác trong phim như câu chuyện của cô gái Lyudmilla Ignatenko.
Lyudmilla Ignatenko người phụ nữ mất chồng trong thảm họa Chernobyl
Tiếp theo đó là chi tiết về vụ tai nạn máy bay trực thăng của Soviet khi họ cố gắng dập lửa, bằng cách thả cát từ máy bay trực thăng xuống lò hạt nhân. Trên thực tế, trong nhiệm vụ này không có chiếc máy bay nào bị tai nạn như trong phim cả.
Một chiếc máy bay trực thăng đã bị tai nạn trong phim
Liệu rằng với phiên bản của mình, người Nga có thể kể cho người xem một câu chuyện đáng sợ và chân thực hơn về thảm họa hạt nhân này không, cùng chờ những thông tin mới nhất về series Chernobyl phiên bản Nga trong tương lai vậy.
Theo trí thức trẻ
Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl
Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc đáo cho đa dạng sinh học.
LHQ đưa ra báo cáo gây bất ngờ về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Thảm họa hạt nhân Chernobyl - vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử ngành năng lượng hạt nhân thế giới - xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (lúc ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) gặp sự cố và phát nổ.
Theo tạp chí Time, thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2005 cho biết, khoảng 4.000 người thiệt mạng do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Trong khi, khoảng 100.000 người được sơ tán đến nơi an toàn. Khu vực xảy ra sự cố trở thành vùng cách ly đặc biệt.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của LHQ cho thấy điều kỳ lạ xảy ra tại vùng cách ly khi nó trở thành một khu bảo tồn độc nhất cho đa dạng sinh học.
"Sự phục hồi môi trường sống bị nhiễm xạ trong vùng cách ly được tạo điều kiện bằng việc loại bỏ các hoạt động công-nông nghiệp của con người tại đây. Do đó, số lượng nhiều loài động-thực vật đã tăng lên đáng kể. Các điều kiện hiện tại cũng tác động tích cực tới môi trường sống ở khu vực cách ly", nghiên cứu trên diễn đàn Chernobyl của LHQ ghi rõ.
Hiện trường nhà máy Chernobyl sau thảm họa hạt nhân
Thực tế, những phóng xạ do thảm họa hạt nhân gây ra khiến nhiều động thực vật chết ngay lập tức trong phạm vi 20-30 km so với nhà máy Chernobyl. Nhưng sau đó, không có báo cáo về tác động tương tự với động thực vật ở ngoài phạm vi đó (khu vực cách ly).
Vài năm đầu, động thực vật ở khu vực cách ly có khiếm khuyết về di truyền do ảnh hưởng của phóng xạ. Nhưng sau nhiều năm, mức độ phóng xạ giảm dần, quần thể sinh học lại được phục hồi.
Ngoài việc gây biến đổi tới môi trường, thảm họa hạt nhân Chernobyl cũng làm thay đổi thái độ của người dân toàn thế giới về năng lượng hạt nhân.
Năm 1987, Ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý sau thảm họa và sau đó một năm, đất nước hình chiếc ủng quyết định loại bỏ các nhà máy hạt nhân. Thảm họa Chernobyl còn dẫn đến việc thành lập một bộ môi trường liên bang ở Đức.
Theo Danviet
Chernobyl chính thức vượt mặt Breaking Bad và Game of Thrones trở thành series được chấm điểm cao nhất lịch sử Trời ơi tin được không, chỉ vỏn vẹn 5 tập thôi nhưng đảm bảo mùa hè của bạn sẽ không bị lãng phí đâu nếu bạn dành thời gian để xem Chernobyl! Chernobyl là miniseries mới nhất của HBO nói về thảm hoạ hạt nhân lịch sử vào lúc 1 giờ 30 phút sáng ngày 26 tháng 4 năm 1986 và công cuộc...