Cây Trúc Mây: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây Trúc Mây là loài cây cảnh trồng trong nhà với mục đích làm đẹp và mang lại nhiều giá trị phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên vẫn còn ít người chưa biết đến loại cây này cũng như cách chăm sóc hợp lý.
Cây Trúc Mây là cây gì?
1. Nguồn gốc
Cây Trúc Mây có tên khoa học là Rhapis excels, là loài thực vật thuộc họ Trúc. Chúng còn được biết đến dưới những cái tên như cây Trúc xanh, cây Mật Cật,… Cây Trúc Mây vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, sau này được du nhập rộng rãi qua nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và dần trở thành loại cây cảnh trồng trong nhà phổ biến. Không chỉ có công dụng làm đẹp mà cây còn có nhiều giá trị ý nghĩa trong phong thủy độc đáo.
Hình ảnh cây Trúc Mây
2. Đặc điểm
Cây Trúc Mây là loài cây mọc bụi, thân nhỏ nhắn, có chiều cao trung bình từ 1-2m, thân cây xuất hiện các đốt giống như nhiều giống cây Trúc khác, mọc đều nhau. Mỗi đốt cây xuất hiện các bẹ lá, từ đó các lá mọc đâm ra um tùm và xanh mượt. Lá cây thuôn dài, mọc dạng kép chân vịt, lá có chiều dài từ 15-20cm.
Công dụng của cây Trúc Mây
Cây Trúc Mây là loại cây cảnh trồng trong nhà vô cùng phổ biến hiện nay. Chúng được trồng chủ yếu là để làm đẹp cho cảnh quan, không gian nhà ở của bạn. Bên cạnh đó, cây Trúc Mây còn có khả năng lọc đi các độc tố, vi khuẩn có hại xuất hiện trong không khí, đồng thời giúp cản bớt các tia bức xạ từ những thiết bị điện tử trong nhà, nhờ vậy mà đảm bảo sức khỏe cho con người.
Ý nghĩa của cây Trúc Mây trong phong thủy
Ngoài việc cung cấp không khí trong lành, làm cây trồng trang trí và làm đẹp, cây Trúc Mây cũng được nhiều người ưa chuộng để trồng bởi vì những giá trị ý nghĩa trong phong thủy mà nó đem lại. Cây Trúc Mây có khả năng sinh trưởng vô cùng tốt trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, dù có khắc nghiệt đến đâu. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bền bỉ, kiên trì, vượt qua khó khăn, thử thách. Từ đó sẽ giúp đem lại trái ngọt, thành quả to lớn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.
Cách trồng và chăm sóc cây Trúc Mây
1. Phương pháp trồng và nhân giống
Cây Trúc Mây có thể được trồng dựa vào hai phương pháp chính đó là gieo hạt hoặc tách bụi từ cây mẹ.
- Với gieo hạt: Hạt giống mua về cần phải khỏe mạnh, không bị lép, hỏng. Trước khi gieo thì cần ngâm trong nước ấm để qua đêm, sau đó ủ trong khăn ẩm rồi mới đem gieo trồng trong chậu. Tưới nước thường xuyên thì chỉ sau 3-4 tuần hạt giống sẽ nảy mầm và hình thành cây non.
- Với tách bụi: Lựa chọn cây non được tách bụi từ cây mẹ, rễ chắc khỏe và không bị sâu bệnh, không bị héo úa. Đem cây ngâm trong nước ấm hoặc dung dịch kích rễ để qua đêm rồi mới đem trồng ngoài chậu như bình thường. Thường xuyên tưới nước để cây mau ra rễ và sinh trưởng lớn mạnh.
2. Lựa chọn đất trồng
Bạn nên lựa chọn các loại đất thịt, nhiều mùn, trộn thêm phân hữu cơ và xơ dừa để gia tăng dinh dưỡng trong đất khi trồng cây. Ngoài ra đất trồng cần có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.
3. Tưới nước
Video đang HOT
Do là cây mọc thành bụi, rễ mọc chùm khá mạnh cho nên cần được tưới nước thường xuyên và chăm sóc tốt hàng ngày. Trung bình bạn nên tưới ít nhất 2 lần/ngày để giúp đảm bảo dinh dưỡng và độ ẩm cần thiết cho cây.
4. Ánh sáng
Cây Trúc Mây không cần quá nhiều ánh sáng để phát triển bởi chúng hoàn toàn được trồng trong nhà hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Trong điều kiện bạn muốn cho cây cao lớn và xanh tốt hơn thì nên cho cây đi tắm nắng khoảng 2-3 lần mỗi tuần.
5. Cắt tỉa
Do cây Trúc Mây phát triển khá nhanh và có nhiều cành lá um tùm, vậy nên nó rất cần phải được cắt tỉa thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng tập trung cho các cành lá khác nữa. Ngoài ra bạn cũng cần phải loại bỏ đi những cành lá bị khô héo, bởi chúng có thể cản trở sự phát triển của cây.
6. Bón phân
Cây Trúc Mây không yêu cầu sự bón phân thường xuyên nếu như đất trồng của bạn đã có đủ dinh dưỡng cần thiết ngay từ đầu. Bạn chỉ cần bón lót cho cây bằng phân hữu cơ hoặc phân NPK theo chu kỳ khoảng 6 tháng 1 lần mà thôi. Hãy hòa tan phân vào trong nước để tưới thay vì bón phân sát gốc nhé.
7. Phòng sâu bệnh
Cây Trúc Mây rất hiếm khi gặp phải tình trạng bị sâu bệnh tấn công hoặc ăn lá, vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng chúng mà không tốn công sức chăm sóc quá nhiều. Tuy nhiên để phòng ngừa, bạn có thể phun thuốc ngừa côn trùng ở dưới gốc hoặc thêm vào một ít vôi trộn trong đất.
Cây Trúc Mây hợp mệnh gì?
Mặc dù là loài cây cảnh phong thủy trồng trong nhà, nhưng cũng không nhiều người biết được rằng cây Trúc Mây thích hợp với người mang mệnh gì nhất. Theo như nhiều chuyên gia phong thủy, cây Trúc Mây phù hợp để trồng nhất đối với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa. Những người này khi trồng cây sẽ giúp mang lại nhiều tài lộc, thuận lợi và may mắn trên con đường sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Vị trí đặt cây Trúc Mây phù hợp trong phong thủy
Cây Trúc Mây là loài cây ưa nắng ở mức trung bình, do đó chúng có thể đặt ở trong nhà để trồng mà vẫn có thể sinh trưởng tốt dù không cần ánh sáng. Vị trí tốt nhất để đặt cây nên là tại phòng khách hoặc phòng làm việc, đặc biệt là cần đặt tại vị trí thuộc hướng Đông – Đông Nam sẽ phù hợp cho người mệnh Mộc khi trồng cây.
Cách trồng khoai lang từ củ bằng thủy sinh, trong chậu tại nhà
Khoai lang không chỉ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, vô cùng bổ dưỡng mà còn có thể được dùng làm cây trang trí trên bàn làm việc. Cùng tìm hiểu những cách trồng khoai lang bằng củ, dây tại nhà ngay sau đây.
Cách trồng khoai lang từ củ ở trong chậu
Nếu như bạn muốn trồng khoai lang tại nhà nhưng không có sẵn đất vườn rộng rãi để trồng đại trà như nhiều bà con nông dân hay làm, bạn có thể tham khảo cách trồng khoai lang từ củ ở trong chậu vô cùng dễ thực hiện ngay sau đây:
1. Nguyên liệu chuẩn bị
- Chậu trồng cây: Có độ sâu từ 30-40cm, thân hoặc đáy chậu có đục lỗ thoát nước cho đất.
- Đất trồng: Đất thịt hoặc đất pha cát, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng và có độ tơi xốp cao.
- Giống khoai lang: Củ khoai còn khỏe mạnh và không bị mốc, hỏng.
- Phân bón: Có thể là phân hữu cơ, phân chuồng hoặc phân NPK.
Củ khoai lang khỏe mạnh, không bị hỏng để làm giống
2. Các bước trồng khoai lang trong chậu
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đất trước khi trồng. Hãy trộn phân hữu cơ hoặc phân NPK vào đất trồng ban đầu. Sau đó bạn sẽ được hỗn hợp đất trồng rất giàu dinh dưỡng để trồng khoai lang.
- Bước 2: Bạn có thể để nguyên củ khoai lang để gieo trồng trong chậu hoặc dùng dao cắt đôi chúng ra để tiện cho việc gieo trồng.
- Bước 3: Vùi củ khoai lang đã chuẩn bị vào trong chậu đã đổ đầy đất trồng ban đầu. Lưu ý khi vùi củ xuống đất thì nên để phần mắt của củ khoai hướng lên phía trên, không vùi hoàn toàn củ sâu trong đất trồng mà chỉ vùi thân mà thôi.
- Bước 4: Thường xuyên tưới nước để chăm sóc cho cây. Sau khoảng 1-2 tuần thì củ khoai bắt đầu mọc mầm và lên ngọn. Khi ngọn đầu tiên cao được khoảng 10-15cm thì bạn nên ngắt chúng ra để nuôi trồng riêng tạo củ khoai lang khác sau này.
- Bước 5: Sau khoảng 3-4 tuần kể từ khi trồng, ngọn của khoai lang bắt đầu ra nhiều, bạn nên bấm bớt để cây cho ra thêm nhiều nhánh hơn và sản sinh ra các củ khoai mới nhiều hơn. Sau khoảng 90-100 ngày kể từ khi trồng là đã có thể thu hoạch được củ khoai lang mới hoàn chỉnh rồi.
Chăm sóc tốt cho cây sẽ giúp cây mau lớn và nhanh ra nhiều cành lá
Cách trồng khoai lang bằng dây
Cách trồng này tận dụng dây khoai lang từ củ khoai ban đầu khi bạn trồng, bạn có thể tham khảo sau đây:
1. Thời điểm trồng
Bạn nên trồng khoai lang bằng dây khi thời tiết vào giai đoạn mát mẻ, có thể là đầu xuân hoặc khi thời tiết bước sang mùa thu.
2. Chuẩn bị
Hãy chuẩn bị những đoạn dây khoai lang còn non và khỏe mạnh, đặc biệt phải chưa ra rễ và có vài mắt ở trên thân. Chiều dài của dây khoai lang nên từ 20-30cm. Ngoài ra đất trồng bạn hãy chuẩn bị sẵn loại đất pha cát, có trộn thêm xơ dừa và phân hữu cơ để làm tăng dinh dưỡng cho đất trước khi trồng cây.
3. Các bước trồng khoai lang bằng dây
- Bước 1: Phương pháp chủ yếu được dùng để trồng khoai lang bằng dây đó là giâm cành. Bạn hãy đem dây khoai lang đã chuẩn bị để cắm xuống đất trồng. Trong đó đất trồng đã đào sẵn hố sâu khoảng 10cm.
- Bước 2: Bạn giâm cành khoai lang vào trong hố đất sao cho phần ngọn nằm trên mặt đất chỉ cao tầm 10cm là đủ. Ngoài ra phần ngọn phía trên phải có một vài lá non để tạo nhánh. Nếu trồng ngoài các luống đất thì khoảng cách giữa các hố trồng phải từ 20cm trở lên.
- Bước 3: Trong 1 tuần đầu tiên kể từ khi trồng thì bạn không cần thiết phải tưới nước cho cây. Miễn sao đất trồng ban đầu có đủ độ ẩm tối thiểu là được. Sau khoảng thời gian đó, bạn hãy tưới nước mỗi ngày 2 lần cho cây để cây mau chóng sinh trưởng.
- Bước 4: Sau 3 tuần kể từ khi trồng, khi này bạn nên bấm bớt ngọn của cây để khiến cây sản sinh thêm nhiều nhánh và cho ra nhiều củ hơn. Sau thời gian đó thì cứ cách 10 ngày bạn lại bấm ngọn một lần.
- Bước 5: Sau 40 ngày kể từ khi trồng, bạn nên cày xới lại đất và nhấc cây lên để cho đứt bớt các rễ phụ không cần thiết nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng cho rễ chính tạo củ. Rồi đặt cây về hố đất như cũ và tiếp tục chăm sóc như bình thường.
- Bước 6: Sau khoảng 3 tháng kể từ khi trồng, lúc này cây đã cho ra các củ khoai lang to lớn, bạn đã có thể thu hoạch được rồi. Đem khoai bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ẩm ướt để tránh củ bị mọc mầm sớm, ảnh hưởng đến chất lượng.
Khoai lang có thể được trồng bằng giâm cành
Cách trồng khoai lang thủy sinh
Trồng khoai lang thủy sinh cũng là một cách trồng rất phổ biến, phù hợp với những ai làm văn phòng muốn trồng một loại cây trang trí trên bàn làm việc của mình. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện sau đây:
1. Nguyên liệu cần có
- Cốc thủy tinh hoặc chậu thủy tinh trang trí
- Củ khoai lang khỏe mạnh
- Nước
- Que tre hoặc tăm tre
2. Các bước trồng khoai lang thủy sinh
- Bước 1: Bạn có thể cắt đôi củ khoai hoặc để nguyên nếu muốn, sau đó hãy dùng tăm tre hoặc que tre để xiên qua chính giữa củ khoai nhằm tạo giá đỡ cho nó khi đặt trong cốc nước.
- Bước 2: Đặt củ khoai lang đã được cắm tăm tre vào cốc nước sao cho các đầu tăm tre sẽ đóng vai trò giá đỡ để giúp củ khoai lơ lửng giữa cốc mà không bị chìm sâu bên trong cốc.
- Bước 3: Đổ nước vào trong cốc, chú ý đổ nước sao cho mực nước chỉ ngập khoảng củ khoai mà thôi. Sau đó đặt cốc nước đó ra nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ.
- Bước 4: Cứ sau 1 tuần bạn nên thay nước một lần cho củ khoai, nó sẽ bắt đầu nhú mầm sau tuần đầu tiên và cho ra lá non sau đó khoảng 2 tuần.
- Bước 5: Sau 1 tháng kể từ khi trồng, lá cây khoai lang bắt đầu mọc ra nhiều hơn và sum suê hơn. Khi này bạn có thể tỉa bớt ngọn của chúng để mang đi trồng trong chậu đất. Đồng thời việc tỉa ngọn này còn giúp cây mọc nhiều nhánh hơn và lá um tùm hơn.
- Bước 6: Khi củ khoai đã phát triển quá mạnh, bạn hãy đem trồng trong chậu đất để giúp cây thêm xanh tốt và mau ra củ mới nhé.
Khoai lang được trồng qua phương pháp thủy sinh
Gái xinh chơi hệ decor với toàn cây là cây, nếu muốn học theo thì bạn phải cân nhắc 4 điều kẻo "chết dở" Cây xanh được decor với các món đồ vintage nhìn xinh yêu hết nấc. Với hội nghiện nhà, yêu cây thì bất cứ không gian nào cũng được tận dụng để treo hoặc bày các loại cây yêu thích. Trang trí nhà bằng cây xanh đã khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể đẩy nó lên 1 level cao hơn bằng cách...