Cây trồng công nghệ sinh học đóng góp cho phát triển nông nghiệp
Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam” tổ chức chiều 7/4.
Theo đó, tại Việt Nam, những cây trồng dựa trên công nghệ sinh học mới đã có nhiều đóng góp cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản xuất ở các địa phương.
Năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30% – Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Hiệu quả từ ngô công nghệ sinh học
Tại Việt Nam, thành quả ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) được thể hiện chủ yếu trong việc mở rộng diện tích các giống ngô CNSH.
Thống kê cho thấy, tổng diện tích ngô CNSH canh tác tại Việt Nam cho cả giai đoạn 2015-2019 là 225.000 ha. Riêng năm 2019, diện tích canh tác ngô CNSH là 92.000 ha, chiếm 10% tổng diện tích ngô cả nước. Kể từ năm 2014, khi Việt Nam chính thức chấp nhận ứng dụng ngô chuyển đổi gene (GMO) sản xuất đại trà sau khi đã tiến hành các bước đánh giá an toàn sinh học, an toàn làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, khảo nghiệm đánh giá tính tương đồng và các giải pháp quản lý tính kháng, tính đến hết tháng 6/2017, Bộ NN&PTNT đã công nhận đặc cách tổng cộng 16 giống ngô biến đổi gene, trong đó có 10 giống nền và các giống này đã được công nhận ở Việt Nam.
Đáng chú ý, năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%. Lợi nhuận canh tác có được từ việc trồng các giống ngô CNSH cũng gia tăng với mức từ 4,5-7,6 triệu đồng/ha. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khi canh tác ngô CNSH giảm đáng kể, với thuốc trừ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại Hội thảo “Đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam” do Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (VSTA), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức Quốc tế và Ứng dụng và tiếp thu công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) phối hợp tổ chức chiều 7/4, nhiều ý kiến cho biết, hiện vẫn còn những quan điểm và cách hiểu không đúng về cây trồng CNSH.
Toàn cảnh hội thảo chiều 7/4 – Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Tăng thu nhập cho nông dân, giảm thuốc bảo vệ thực vật
Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam cho biết: “Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, với lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta chứng kiến sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là CNSH với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gene, công nghệ vi sinh… Nhiều giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ sinh học đã có mặt ở Việt Nam, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật”.
Theo báo cáo của tổ chức ISAAA, với việc có thêm 3 quốc gia châu Phi, số lượng các quốc gia canh tác cây trồng CNSH đã tăng lên 29 vào năm 2019. Trong đó, 5 quốc gia dẫn đầu với diện tích cây trồng CNSH lớn nhất là Mỹ, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ. Ước tính, khoảng 1,95 tỷ người, tương đương với 26% dân số thế giới, được hưởng lợi từ CNSH vào năm 2019.
Tiến sĩ Rhodora R. Aldemita, Giám đốc khu vực Đông Nam Á kiêm Giám đốc Trung tâm Kiến thức toàn cầu về CNSH của ISAAA cho biết thêm: “Năm 2019, tổng cộng có 190,4 triệu hecta cây trồng CNSH được canh tác, góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, tính bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong 3 nước có tốc độ tăng trưởng diện tích trồng cây CNSH đạt đến 2 con số cùng với Philippines và Colombia”.
Phân tích về các tác động của cây trồng CNSH ở phạm vi toàn cầu, TS. Graham Brookes, Viện PG Economic đã dẫn chứng các số liệu trong nghiên cứu gần nhất phát hành năm 2020: “Tính đến năm2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng CNSH là 19 tỷ USD. Nông dân, đặc biệt là những nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển, thu được lợi ích rõ ràng hơn từ cây trồng CNSH”.
Về những đánh giá khác nhau đối với cây trồng CNSH, TS. Graham Brookes cho rằng, đó là do thông tin được truyền tải không đúng. “Nếu trao đổi với những nông dân đã sử dụng cây trồng CNSH thì sẽ đánh tan những nghi ngờ về cây trồng biến đổi gene”, TS. Graham Brookes nói.
Nhận định về tương lai ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ban hành ngày 24/3/2021 phê duyệt Đề án phát triển công nghệ sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2023, một trong các mục tiêu tới năm 2030 đó là Việt Nam có thể làm chủ được một số CNSH thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô nông nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất và phát triển số lượng doanh nghệp CNSH trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng thêm tối thiểu 30% so với giai đoạn 2021-2025. Điều này cũng cho thấy định hướng phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là định hướng phát triển chung cho việc bắt kịp xu hướng của Việt Nam cùng các nước trên thế giới trong ứng dụng các giống cây trồng thế hệ mới với các tính trạng cải tiến bằng khoa học hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và hiện đại.”
“Hội Nông dân Việt Nam sẽ phối hợp với các đơn vị xây dựng các hoạt động tiếp theo nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về tiềm năng, lợi ích cây trồng công nghệ sinh học cũng như giải quyết các khó khăn trong nghiên cứu ứng dụng cây trồng CNSH vào thực tiễn tại địa phương”, ông Nguyễn Xuân Định nói.
Ứng dụng công nghệ sinh học tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho nông sản Việt
Sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gen, công nghệ vi sinh... đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt. Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại đối với việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp.
Chiều ngày 7/4, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (VSTA) cùng Trung ương Hội nông dân Việt Nam (HND) và Tổ chức quốc tế và Ứng dụng và Tiếp thu CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) đồng tổ chức hội thảo với chủ đề: "Đóng góp của cây trồng CNSH trong nông nghiệp tại Việt Nam".
Diện tích cây ngô CNSH tại Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng
Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Trần Xuân Định - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam - cho biết: Tại Việt Nam, cây trồng CNSH đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ năm 2014-2015 trên cây ngô. Ngô cũng là một trong các cây trồng chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nước ta cũng là một trong các quốc gia canh tác ngô nhiều nhất trên thế giới. Việc đưa các giống CNSH thời điểm đó được xem là một trong các công cụ quan trọng giúp tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, gia tăng giá trị và giúp nông dân trồng ngô có thêm lợi nhuận, từ đó củng cố năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo nguồn cung cho chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước.
Ông Trần Xuân Định - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam - phát biểu tại hội thảo
Vào năm 2019 - 2020, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam phối hợp với Viện PG Economics (Anh quốc) đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá và phân tích tác động của cây ngô CNSH với các tính trạng chuyển gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ sau 5 năm canh tác.
Trình bày kết quả nghiên cứu, ông Trần Xuân Định cho hay, tổng diện tích ngô CNSH canh tác tại Việt Nam cho cả giai đoạn 2015 - 2019 là 225.000 ha. Riêng năm 2019, diện tích canh tác ngô CNSH là 92.000 ha, chiếm 10% tổng diện tích ngô cả nước. Năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%. Lợi nhuận canh tác có được từ việc trồng các giống ngô CNSH cũng gia tăng với mức từ 196 USD/ha cho tới 330 USD/ha. Tổng thu nhập tích luỹ tăng thêm khi ứng dụng ngô CNSH là từ 43,8 cho tới 74,1 triệu USD. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khi canh tác ngô CNSH giảm đáng kể với thuốc từ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%; các tác động môi trường tính toán được từ việc giảm các loại thuốc này tương ứng là 36% và 77% (theo chỉ sổ EIQ)...
Dù vậy, theo ông Trần Xuân Định, diện tích cây ngô CNSH tại Việt Nam có tăng nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Ông Trần Xuân Định cho hay, mặc dù nhu cầu sử dụng ngô cho ngành chăn nuôi tăng nhanh mỗi năm nhưng diện tích trồng ngô trong nước 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Ngô trong nước đang phải chịu áp lực rất lớn từ ngô hạt nhập khẩu cả về giá và về chất lượng, nông dân nhiều vùng đã chuyển sang các cây trồng khác khi lợi nhuận thu được từ canh tác ngô không cao, đặc biệt khi giá thu mua trong nước giảm mạnh.
Cần có sự đầu tư trọng điểm của Nhà nước cho các doanh nghiệp tiên phong
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau chia sẻ thông tin về hiện trạng ứng dụng cây trồng CNSH trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam và đặc biệt thảo luận về các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của ngô CNSH sau 5 năm cấp phép canh tác trong nước.
Phân tích về các tác động của cây trồng CNSH ở phạm vi toàn cầu, tiến sĩ Graham Brookes - Viện PG Economic - đã dẫn chứng các số liệu trong nghiên cứu gần nhất phát hành năm 2020: "Tính đến năm 2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng CNSH là 19 tỷ USD. Theo đó với mỗi USD chi phí đầu tư thêm cho hạt giống CNSH, lợi nhuận thu được thêm là 4,42 USD. Bên cạnh đó, chỉ tính riêng năm 2018, cây trồng CNSH cũng giúp hạn chế tổng lượng CO2 thải ra môi trường khoảng 23 tỷ kg, tương đương với việc loại bỏ 15,3 triệu ô tô lưu thông trên đường trong 1 năm. Đặc biệt là những nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển thu được lợi ích rõ ràng hơn từ cây trồng CNSH, không chỉ từ việc năng suất cây trồng tăng (từ 10 tới 16,5% tuỳ loại cây trồng), lợi nhuận tăng (trung bình khoảng 103 USD/ha) mà còn giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng từ đó giảm bớt các tác động tiêu cực lên môi trường khoảng 19% (theo chỉ số EIQ)".
Vẫn còn nhiều quan ngại đối với cây trồng biến đổi gen? Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân đến từ thông tin không đúng. Bên cạnh đó, một số Chính phủ chưa cho phép sử dụng, việc này có thể liên quan đến vấn đề chính trị.
Nhận định về tương lai về ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Định cho biết: Theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ban hành ngày 24/3/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển CNSH ngành nông nghiệp đến năm 2023, một trong các mục tiêu tới năm 2030 đó là Việt Nam có thể làm chủ được một số CNSH thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô nông nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất và phát triển số lượng doanh nghiệp CNSH trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng thêm tối thiểu 30% so với giai đoạn 2021-2025. Điều này cũng cho thấy định hướng phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là định hướng phát triển chung là việc bắt kịp xu hướng của Việt Nam cùng các nước trên thế giới trong ứng dụng các giống cây trồng thế hệ mới với các tính trạng cải tiến bằng khoa học hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và hiện đại.
Để thúc đẩy phát triển CNSH trong nông nghiệp trong thời gian tới, cùng với Quyết định số 429/QĐ-TTg, ông Trần Xuân Định cho rằng, cần có sự chỉ đạo và chính sách rất minh bạch. Bên cạnh đó, cần có đầu tư trọng điểm của nhà nước cho các đơn vị, doanh nghiệp đi tiên phong trong việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp. Ở đây, CNSH chúng tôi muốn nói đến công nghệ gen, công nghệ phân tử, công nghệ tạo ra các sản phẩm mới dựa trên nền tảng của việc di truyền của công nghệ phân tử. "Ứng dụng CNSH bao quát rất nhiều khía cạnh, trong đó, cây trồng biết đổi gen chỉ là một khía cạnh. Biến đổi khí hậu với hệ quả của nó sẽ làm phát sinh ra rất nhiều loài côn trùng mới, bệnh tật mới. CNSH sẽ góp phần giải quyết tốt các vấn đề này, góp phần tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sự cạnh tranh tốt hơn trong nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới", ông Trần Xuân Định nói.
Vĩnh Long hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Xác định tầm quan trọng của thủy lợi đối với phát triển nông nghiệp - thôn thôn, hằng năm từ các nguồn kinh phí khác nhau, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình thủy lợi. Tỉnh còn lên kế hoạch đến năm 2050 hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo hướng hiện đại, thông...