Cây tỉ đô cho quả sai lúc lỉu, năng suất 3-4 tấn/ha nhờ thâm canh
Trong khi những vườn điều quảng canh già cỗi, thất thu nặng nề do mưa trái mùa hay sâu bệnh gây hại thì những vườn cây được nông dân thâm canh tốt vẫn cho quả sai lúc lỉu, năng suất đạt từ 3 – 4 tấn/ha.
Mùa điều thất thu
Tại xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước), ông Hoàng Trọng Thủy là một trong số ít các nông hộ vẫn duy trì vườn điều phát triển tốt, năng suất ổn định từ 3 – 4 tấn/ha. Những ngày mưa lớn vừa qua, ông vẫn thường xuyên thực hiện tỉa cành, tạo tán và bón phân cho vườn.
Cần sớm cải tạo để nâng cao năng suất ở các vườn điều già cỗi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững yêu cầu các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh triển khai cấp bách việc áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh, nhất là ở những vườn trên 10 năm tuổi, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa để nâng cao năng suất, chất lượng điều cho mùa vụ 2017- 2018.
Quy trình thâm canh này đã được ông thực hiện kỹ ngay sau vụ thu hoạch để giúp cây sớm phục hồi, có khả năng phân hóa mầm hoa và ra hoa sớm, nhờ đó né được những lúc thời tiết thay đổi bất lợi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây điều. Trong khi đó, cũng trong vùng trồng điều với ông, nhiều hộ bị thiệt hại nặng nề do những cơn mưa trái mùa xuất hiện đúng lúc cây vừa ra hoa.
Video đang HOT
Theo ông Trần Minh Tiến – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận, do phần lớn diện tích điều đang cho thu hoạch đã già trên 20 năm tuổi, giống cũ nên năng suất thấp, thiếu ổn định.
“Nhiều hộ trồng điều chưa hiểu rõ giá trị lâu dài của cây điều nên không mặn mà áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đối với vườn điều trồng mới, giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài 2 – 3 năm, cần vốn đầu tư lớn nhưng hầu hết bà con lại không có nguồn thu nhập khác phụ vào nên gây khó khăn cho nhà vườn” – ông Tiến chia sẻ.
Tăng kỹ thuật thâm canh
Bằng kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Văn Tuấn (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Với cây điều, sự phân bố thời gian mưa quan trọng hơn lượng mưa. Khoảng 4 tháng mùa khô là thích hợp cho cây ra hoa, đậu quả.
Cây điều chủ yếu được nông dân trồng ở vùng đồi dốc nên việc cải tạo gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Do đó, ngay đầu tháng 6, ông Tuấn đã thực hiện cắt bỏ những cành khô, bị sâu bệnh, nằm sát mặt đất để giúp vườn điều thông thoáng, đồng thời tiến hành làm cỏ, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây…
“Trước khi mùa mưa chấm dứt, cần phải tiếp tục vệ sinh vườn cho thông thoáng, cắt nguồn lây lan mầm bệnh từ các đối tượng dịch hại, nhất là ở thời kỳ điều ra chồi non, ra nụ, trổ hoa. Bên cạnh đó, người trồng điều cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cho cây tăng khả năng đậu quả” – ông Tuấn nói.
Ông Đặng Hoàng Giang – Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, chỉ những vườn điều già cỗi, trồng quảng canh hoặc chăm sóc kém mới bị ảnh hưởng nặng bởi sâu bệnh, biến động thời tiết. Ngay trong một vùng, vườn điều được đầu tư thâm canh tốt, điều tơ, giống mới thì mức độ thiệt hại cũng ít hơn.
Bằng chứng là trong điều kiện hạn hán cao điểm hồi niên vụ 2015 – 2016 hay mưa trái mùa đầu niên vụ 2016 – 2017, nhiều nông dân như ông Nguyễn Văn Sáu (huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng), ông Hoàng Văn Tần (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước)… chăm sóc, thâm canh tốt nên vườn điều vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao và ổn định từ 3 – 4 tấn/ha.
Theo Danviet
Giúp nông dân "thủ phủ" cây điều làm giàu
Những năm qua, tỉnh Bình Phước tập trung phát triển một số loại cây công nghiệp, trong đó có cây điều. Toàn tỉnh hiện có 134.000ha trồng điều, năng suất bình quân khoảng 1,5 tấn/ha.
Để góp phần xây dựng thương hiệu vững mạnh cho sản phẩm hạt điều Bình Phước, Hội ND tỉnh đã tổ chức tuyên dương gương ND trồng điều giỏi hàng năm. Bên cạnh đó, Tỉnh hội còn thành lập các chi hội nghề nghiệp ND trồng điều giỏi, dần tiến tới thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng điều giỏi, qua đó giúp hội viên, ND thêm gắn bó với cây điều.
Vườn điều 7ha của hộ anh Triệu Văn Thuận ở ấp 2, xã Đồng Tâm (Đồng Phú) đạt năng suất 2,3 tấn/ha.ảnh: Phong Vinh.
Các cấp Hội đã vận động, khuyến khích ND trồng điều theo hình thức liên kết sản xuất, tạo vùng nguyên liệu ổn định, hướng tới xây dựng chuỗi giá trị chất lượng cao trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm điều. Trong năm 2017, có 6 xã thuộc 6 huyện, thị xã đăng ký thành lập chi hội ND trồng điều giỏi, mỗi chi hội có từ 20 - 60 hội viên.
Ngoài ra, Tỉnh hội cũng đã triển khai nhân rộng 33 mô hình cải tạo vườn điều già cho năng suất thấp trên địa. Kết quả, sau khi cải tạo xong, các vườn điều đều cho năng suất cao hơn, bình quân đạt 3 - 4 tấn/ha.
Ngoài việc được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, khi tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp như vậy, hội viên, ND còn có thêm điều kiện được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, hội viên, ND còn được Hội ND đứng ra liên hệ, phối hợp các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo đầu ra, thu mua hạt điều với giá cả ổn định.
Theo bà Đào Thị Lanh- Chủ tịch Hội ND tỉnh, tới đây, ngoài việc tiếp tục thành lập các chi hội ND trồng điều giỏi và nhân rộng điển hình tiên tiến, Hội ND tỉnh sẽ tham mưu, kiến nghị Hiệp hội Điều Việt Nam tiếp tục giúp đỡ các doanh nghiệp chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh cần đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, kết hợp xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế...
Theo Danviet
Cấp "chứng minh thư" cho hạt điều xuất ngoại Giá điều tươi đang ở mức cao 35.000 - 45.000 đồng/kg nhưng người nông dân gần như không được hưởng lợi, bởi hầu hết các vườn điều đều bị thiệt hại do mất mùa rất lớn, sản lượng giảm 50%. Giá hạt điều đang ở mức cao nhưng hầu hết nông dân đều không được hưởng lợi, do mùa điều năm nay bị...