Cây thủy sinh trồng một thời gian sẽ thối gốc, còi cọc, làm theo cách này lá mọc xanh um
Trong quá trình chăm sóc cây thủy sinh một số người cho biết cây của họ có hiện tượng cây thối rễ, chết hoặc chậm phát triển.
Trồng cây thủy sinh được rất nhiều người lựa chọn khi trồng cây. Nhưng trong quá trình chăm sóc một số người cho biết cây của họ có hiện tượng cây thối rễ, chết hoặc chậm phát triển. Vậy làm thế nào xử lý hiện tượng cây bị thối rễ khi trồng thủy sinh.
Cây bị thối rễ do thiếu oxy
Một nguyên nhân khác khiến cây thối rễ do lượng oxy trong nước bị giảm mạnh từ đó khiến rễ cây bị ngập trong nước và không thể hô hấp được. Hậu quả khiến cây nhiễm khuẩn hoặc vi sinh vật, trường hợp hay gặp nhất là bị ngộ độc do quá trình tích lũy vi lượng gây ra.
Do đó để khắc phục hiện tượng này bạn có thể lắp đặt thiết kế máy sục khí khi trồng thủy sinh để cân bằng oxy trong nước hoặc dùng tia cực tím, sục clo, làm nóng nước. Nếu như bể hay bình trồng thủy sinh nhỏ bạn có thể khuấy đều nước thường xuyên để làm tăng lượng oxi trong nước cho cây dễ hấp thụ.
Cây trồng bị thối gốc, rễ khi vừa mới trồng
Một số cây gặp phải tình trạng thối gốc, thối rễ ngay khi vừa mới trồng. Nguyên nhân ở đây chính là do việc người trồng dùng quá nhiều dinh dưỡng ban đầu khi trồng cây. Khi bể nuôi, bình nuôi cây thủy sinh mới trồng vi sinh trong bể bắt đầu hoạt động mạnh nhất là khi dưới nền sinh ra hiện tượng bốc nền làm cây không thể tiếp nhận một lúc quá nhiều chất dinh dưỡng nên gây ra thối gốc cây hoặc rụng lá.
Do vậy để cải thiện tình trạng cây thối gốc, thối rễ trước khi trồng cây vào trong chậu, bể trồng thủy sinh nên được ngâm cây một vài ngày, thay nước liên tục. Nếu không có thời gian bạn có thể thay nước cho bể 1 tuần 3 lần, việc này sẽ làm hạn chế rêu hại và việc dư thừa dinh dưỡng trong bể, chậu trồng cây thủy sinh.
Cây thối rễ do dòng chảy trong bể
Khi bể trồng cây thủy sinh lớn, lượng nước không được lưu thông dẫn đến hiện tượng nước tù trong bể. Do đó, để hạn chế điều này nên sử dụng các loại lọc mạnh hơn hoặc điều chỉnh lại bố cục để nước có thể đi đều khắp bể.
Video đang HOT
Thối gốc, rễ và rụng lá trong khi bể vẫn đang ổn định
Hãy kiểm tra xem trong bể có động vật nào đó ngặm nhấm cây hay không hoặc nhiệt độ trong bể quá nóng làm gãy cấu trúc trong thân cây dẫn đến việc cây bị hư mục. Một nguyên nhân khác chính là do nước sử dụng một thời gian dài cây hấp thụ chất dinh dưỡng đã hết dẫn đến cây cây còi cọc và rụng lá.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây thủy sinh
- Chăm sóc cây thủy sinh khá đơn giản nhưng có một điều bạn hãy nhớ chính là thay nước cho cây đều đặn 1 – 2 lần/tuần và thêm một chút dung dịch dinh dưỡng cho cây để cây mau lớn nhanh, phát triển bộ rễ khỏe mạnh.
- Nếu dùng nước máy, bạn có thể để nước qua đêm hoặc phơi nắng để mùi clo bay hết.
- Vào những ngày thời tiết hanh khô nhớ thay nước từ 3 – 5 ngày/lần, với những ngày mát mẻ, độ ẩm cao bạn chỉ nên thay nước 7 – 10 ngày/lần.
- Nếu phát hiện rễ cây bị hỏng hoặc cây bị thối, bạn nên thay nước cho cây, cắt bỏ đi phần rễ đã thối, rửa rễ nhưng không vò rễ để bộ rễ bị đứt.
- Hãy thường xuyên ngắt bỏ lá vàng, lá dập, vệ sinh chậu thủy tinh sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong chậu.
Nông dân xứ Thanh vào vụ thu hoạch củ ấu
Các hộ dân ở xã Vĩnh An (Thanh Hóa) đang vào chính vụ củ ấu, nhưng giá bán năm nay chỉ bằng một nửa giá mọi năm do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, là địa phương có diện tích trồng ấu lớn nhất tỉnh Thanh Hoá. Năm nay, vùng này có gần 30 hộ trồng với diện tích hơn 11 ha.
Ấu thường được trồng trên các vùng đầm lầy hay ao hồ có mực nước sâu từ 0,5 đến 2 m.
Củ ấu thường được trồng từ tháng hai Âm lịch, sau bốn tháng rưỡi thì bắt đầu cho thu hoạch. "Nghề này không vất vả như trồng lúa, chỉ khi nào con bọ dừa sinh sản, ăn lá phá hoại cây thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật, còn lại không phải chăm bón gì, cứ ươm giống rồi chờ đến ngày thu hoạch", bà Nguyễn Thị Bán (áo tím) 54 tuổi ở thôn 5, xã Vĩnh An nói.
Năm 2021, gia đình bà Bán trồng hơn 4 sào củ ấu (tương đương 2.000 m2), đang bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Bà ra ruộng làm việc từ khoảng 6h30, đến gần trưa thì hai chị em bà thu được gần tạ củ.
Ông Trịnh Văn Mạnh, 59 tuổi chèo thuyền đi hái ấu cùng vợ. Ông cho hay, củ ấu là cây trồng truyền thống ở Vĩnh An, được trồng qua nhiều thế hệ. Khoảng ba năm nay, củ ấu có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa ngô nên được bà con trồng nhiều hơn. "Thu hoạch ấu không vất vả nhưng ngồi miết trên thuyền khiến đau lưng ê ẩm", lão nông chia sẻ.
Theo ông Mạnh, củ ấu ở Vĩnh An được coi là đặc sản do phù hợp thổ nhưỡng, có hương vị thơm ngon, bở hơn vùng khác.
Củ ấu hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực... là loài cây thủy sinh, thường mọc ở vùng nước đọng vùng nhiệt đới. Tuy gọi là củ nhưng thực ra đây là một loại quả, vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên nhiều nơi quen gọi là củ.
Khi thu hoạch ấu, bàn tay người nông dân thường xuyên ngâm dưới nước bùn. Củ ấu sắc nhọn còn có thể khiến họ đứt tay.
Ở Việt Nam có nhiều giống ấu, loài được trồng ở Vĩnh An là ấu sừng trâu Trong củ ấu có nhiều tinh bột, luộc chín ăn có vị bùi. Người dân thường ăn trực tiếp hoặc nấu lẩu, chè, hầm xương, làm thuốc...
Năm nay, gia đình bà Lê Thị Nhàn (59 tuổi, ở thôn 2, xã Vĩnh An) trồng 8 sào ấu trà sớm, đến nay đã thu hoạch lứa thứ hai.
Cũng với diện tích này, năm ngoái ông bà thu được khoảng 2,5 tấn nhưng năm nay sản lượng giảm chỉ còn chừng 1,5-2 tấn. "Mọi năm cứ hái lên bờ là có thương lái đến thu mua ngay, giá cũng cao nhưng năm nay do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nông dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm, giá cũng giảm chỉ còn một nửa", bà Nhàn nói.
Do cây ấu mọc dưới đầm sâu, nông dân ở Vĩnh An thường phải dùng thuyền tôn chèo đi thu lượm. Trung bình một ngày làm việc 8-10 tiếng, bà Nhàn thu được 40-50 kg.
Sau khi hái lên bờ, củ ấu được rửa sạch và phân loại rồi đem bán ở các chợ quanh vùng.
Các năm trước giá bán có thời điểm lên đến 12.000-15.000 đồng một kg, năm nay giảm chỉ còn 5.000-7.000 đồng.
Một thửa ruộng trồng ấu xanh mướt ở thôn 5, xã Vĩnh An.
Bà Đỗ Thị Thoan - công chức nông nghiệp xã Vĩnh An cho hay, những năm được mùa, sản lượng ấu ở đây có thể đạt 8-10 tấn/ha, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, ổn định kinh tế.
"Củ ấu là một trong những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương. Thời gian tới, chính quyền sẽ khuyến khích bà con mở rộng diện tích, đồng thời tìm giải pháp đấu mối với thương lái và các điểm tham quan du lịch quanh vùng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm quê nhà đến với nhiều du khách hơn...", bà Thoan nói.
8 loại cây thủy sinh để bàn dễ sống, đặt đâu tài lộc ào ào về đó Các loại cây thủy sinh có sức sống tốt, dễ chăm sóc lại mang đến nhiều ý nghĩa tốt cho phong thủy. Các loại cây thủy sinh có đặc điểm chung là rất dễ sống. Bạn không cần mất nhiều công chăm sóc chúng vẫn có thể sinh trưởng tốt. Bạn chỉ cần định kỳ thay nước cho cây 1 tuần 1 lần...