Cây thuốc quý là ‘khắc tinh’ của nhiều bệnh nhưng nhiều người chỉ trồng làm cảnh
Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc trong vườn nhà Việt, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết tận dụng loài cây này như một vị thuốc quý từ thiên nhiên để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Cầm máu, điều trị các bệnh lý xuất huyết
Tannin, thành phần quý giá trong cây huyết dụ, có khả năng làm co các mạch máu một cách tự nhiên. Khi tiếp xúc với vết thương, tannin sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ, giúp làm se vết thương, thu nhỏ các mạch máu nhỏ li ti và từ đó làm giảm đáng kể lượng máu mất đi. Nhờ cơ chế này, huyết dụ trở thành một vị thuốc quý giá trong việc cầm máu và hỗ trợ quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, alkaloid và flavonoid trong huyết dụ có hoạt tính kháng viêm, giảm đau rõ rệt. Các hợp chất này tác động lên nhiều con đường sinh học khác nhau, giúp giảm sưng, giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Huyết dụ không chỉ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Việt Nam mà còn được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đánh giá cao về hiệu quả điều trị các bệnh lý viêm.
Cây huyết dụ có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Ảnh: Getty Images
Saponin trong huyết dụ đóng vai trò như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm giảm sức căng bề mặt của chất nhầy trong đường hô hấp. Nhờ đó, đờm loãng hơn, dễ tống xuất ra ngoài, làm thông thoáng đường thở. Ngoài khả năng long đờm, saponin trong huyết dụ còn có tác dụng kháng viêm nhẹ, giúp làm dịu các niêm mạc bị kích ứng, giảm ho và khó thở.”
Lợi tiểu
Huyết dụ từ lâu đã được biết đến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng quý báu. Một trong những tác dụng nổi bật của loại thảo dược này chính là khả năng kích thích bài tiết nước tiểu.
Cơ chế hoạt động của huyết dụ giúp tăng cường lưu lượng máu đến thận, từ đó thúc đẩy quá trình lọc máu và đào thải các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Hạ sốt
Alkaloid trong huyết dụ, một hợp chất tự nhiên quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc hạ sốt. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, virus gây ra cảm cúm, sốt virus, các phân tử alkaloid này sẽ hoạt động như những “chiến binh nhỏ bé”, giúp ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian gây sốt, từ đó làm giảm nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả. Nhờ khả năng này, huyết dụ đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các chứng sốt cao, sốt kéo dài, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người bệnh.
Cây huyết dụ có thể dùng để hạ sốt. Ảnh: Istock
Tăng cường sức đề kháng
Huyết dụ chứa một kho tàng các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu, đặc biệt là vitamin C, E và các nguyên tố vi lượng như kẽm. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể sản sinh kháng thể hiệu quả hơn, từ đó nâng cao khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.
Video đang HOT
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Sử dụng cây huyết dụ là một phương thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu mạnh mẽ, giúp tăng cường quá trình bài tiết nước tiểu. Nhờ đó, cơ thể sẽ đào thải hiệu quả lượng axit uric dư thừa, nguyên nhân chính gây ra các cơn đau nhức và sưng tấy đặc trưng của bệnh gout.
Cách sử dụng cây huyết dụ
Dùng tươi
- Lá huyết dụ tươi có thể được giã nát để đắp lên vết thương, vết bỏng, vết côn trùng cắn để cầm máu, giảm đau, kháng viêm.
- Nước ép lá huyết dụ tươi có thể được dùng để uống hoặc súc miệng.
Sắc uống
- Lá hoặc rễ huyết dụ khô được sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Có thể kết hợp huyết dụ với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
Ngâm rượu
- Rễ huyết dụ được ngâm với rượu trắng để tạo thành rượu thuốc.
Lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ
- Liều lượng sử dụng cây huyết dụ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
- Không tự ý sử dụng huyết dụ để điều trị bệnh khi chưa có sự tư vấn của chuyên gia.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em, người có cơ địa dị ứng cần thận trọng.
Loại rau mùa đông nên ăn để thải độc ruột, ổn định huyết áp và phòng bệnh viêm đường hô hấp
Hàm lượng albumin trong rau cần ta có tác dụng giúp giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Rau cần cũng đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm... thích hợp dùng trong mùa đông lạnh.
Rau cần ta còn có tên gọi khác là cần nước, hồ cần, cần ống, hương cần... được trồng lâu đời ở các tính phía Bắc, từ Nghệ An trở ra. Hễ cứ vào mùa đông, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, người người, nhà nhà lại đi chợ mua rau cần ta về nấu lẩu.
Ảnh minh họa
Rau cần được biết đến là loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất như Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, giảm áp suất máu...
Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh. Rau cần cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Rau cần đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm. Ngoài ra, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.
5 lợi ích của rau cần với sức khỏe
Giải độc cơ thể
Hàm lượng albumin có trong rau cần ta có tác dụng giúp giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Điều này cũng góp phần giảm mụn nhọt. Tuy nhiên do sống ở dưới nước nên việc ép nước từ rau cần ta để uống trực tiếp cần phải trải qua quá trình làm sạch thật cẩn thận để không nhiễm các ấu trùng giun nguy hiểm cho sức khỏe.
Hỗ trợ giảm cân
Vốn bản chất là một loại rau nên rau cần giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột nên hỗ trợ giảm cân và giảm lượng mỡ thừa. Nếu đang giảm cân, bạn có thể thêm rau cần ta vào chế độ ăn hàng ngày.
Ảnh minh họa
Giúp hạ đường huyết
Với người bị đái tháo đường thì rau cần nước có tác dụng thúc đẩy giải phóng insulin - một loại hormone vô cùng quan trọng ở người tiểu đường - ở các tế bào B đảo tụy langerhans từ đó giúp hạ đường máu.
Giúp kháng viêm
Nhờ Isohamnetin trong rau cần ta mà loại rau này có tác dụng hỗ trợ ức chế giải phóng các loại chất gây viêm dẫn tới bệnh tật cho cơ thể.
Cải thiện chứng thiếu máu
Lượng chất sắt, phốt pho có trong rau cần tương đối nhiều giúp cho những người chứng thiếu máu cải thiện được bệnh tật. Bạn có thể dùng rau cần ta xào với thịt bò càng có tác dụng hơn.
8 món ăn bài thuốc hữu hiệu từ rau cần
Giúp giảm huyết áp, cholesterol máu: Rau cần 10 cây, rửa sạch giã nát, đem sắc với 10 quả đại táo lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần. Hoặc rau cần cả rễ 120g rửa sạch, cắt nhỏ, đem nấu với gạo tẻ thành cháo ăn thường xuyên.
Đái tháo đường: Rau cần nước 500g, rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Có thể dùng nước sôi chần qua rồi vớt ra thái khúc trộn gia vị ăn thường xuyên.
Chữa mất ngủ: Rễ rau cần 90g, toan táo nhân 9g, sắc uống hàng ngày.
Chữa đau đầu: Rễ rau cần lượng vừa đủ, rửa sạch vò nát, đem tráng với trứng gà ăn thường xuyên.
Đau bụng sau khi sinh: Rau cần nước 60g, nấu chín chế thêm đường đỏ và một chút rượu mùi, uống lúc đói bụng.
Viêm phế quản: Rễ rau cần 100g, vỏ quýt 9g, đường 30g. Cho đường vào nồi thắng rồi cho các vị thuốc đã sấy khô sao hơi cháy vào sắc với nước uống trong ngày.
Ho lâu ngày: Rau cần nước để cả rễ 500g, rửa sạch vò nát, ép lấy nước, cho thêm một chút muối, đem hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén, dùng liên tục vài ngày.
Viêm gan mạn tính, tiểu tiện ra máu: Rau cần nước tươi 200g rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chế thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.
4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn rau cần
Người huyết áp thấp
Trong Đông y, rau cần có tính thanh nhiệt, mát, có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp thấp cần tuyệt đối không ăn rau cần để tránh bệnh thêm trầm trọng.
Người bụng dạ yếu
Rau cần, rau rút, rau ngổ hay rau muống đều là những loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng giun, sán. Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Người hay bị ngộ độc
Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn rau cần trong trường hợp có nghi ngờ về khu vực canh tác không đảm bảo.
Ảnh minh họa
Người bị nhiễm giun sán
Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.
Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.
Lưu ý khi sử dụng rau cần nước
- Dù sử dụng để nấu ăn hay sắc thuốc đều cần rửa rau sạch sẽ qua nhiều lần nước và các loại máy rửa chuyên dụng. Do môi trường sống của rau cần ta là ở nước ao, hồ, sông, suối nên dễ bị nhiễm các ấu trùng giun sán. Có thể nhúng qua nước sôi, đem rửa lại rồi mới nấu ăn
- Tác dụng hỗ trợ chữa bệnh ở mỗi cơ địa khác nhau sẽ khác nhau. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Loại lá tưởng chỉ bỏ đi hóa ra lại là 'thần dược' cực tốt cho sức khỏe Lá bưởi tưởng chỉ bỏ đi hóa ra lại không chỉ mang đến hương thơm dịu nhẹ, thanh mát mà còn ẩn chứa trong mình vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Dưới đây là những lý do bạn không nên bỏ phí loại lá được ví như thần dược này. Hỗ trợ trị các bệnh về hô...