Cây tầm gửi trị ung thư ruột
Trong nghiên cứu của cac nha khoa hoc, các chất chiêt xuât cua cây tầm gửi có khả năng chông lai tê bao ung thư ruôt – căn bệnh đã khiến 37.500 trương hơp/năm phải nhập viện tai Anh.
Cây tâm gưi có khả năng chông lai tê bao ung thư ruôt
Cac bênh nhân đươc tiêm chất chiêt xuât cây tâm gưi vao mau môt cach đêu đăn, đa giam thiêu đươc nhưng tac dung không mong muôn từ phương phap hoa tri va xa tri trong điêu tri ung thư, ho sông lâu hơn nhưng ngươi không tiêm.
Video đang HOT
Chiêt xuât tư cây tâm gưi giup hê miên dich cua cơ thê chông lai cac khôi u, đây manh sư thai loai cac chât đôc hai do phương phap hoa tri đê lai.
Giao sư Kurt Zanker thuôc Viên Miên dich hoc va U bươu thưc nghiêm Đưc, ngươi đưng đâu cuôc nghiên cưu cho biêt: “Kêt qua trên đa đưa ra môt băng chưng thuyêt phuc vê nhưng ich lơi thu đươc tư chiêt xuât cây tâm gưi”.
429 bênh nhân đa đươc điêu tri băng phương phap tiêm chiêt xuât tâm gưi va đươc so sanh vơi 375 trương hơp khac đươc điêu tri theo đung quy chuân.
Kêt qua đươc công bô trên tap chi cua Hiêp hôi U bươu hơp nhât đa chi ra răng, chi co 19% trong nhom đươc tiêm tâm gưi phai chiu nhưng hâu qua do cac phương phap điêu tri đôc hai (hoa tri, xa tri) gây ra, trong khi con sô nay la 48% vơi nhom con lai.
Co tơi 32% bênh nhân co thê sông thêm 5 năm sau khi băt đâu liêu phap tiêm chiêt xuât tâm gưi nay.
Theo Đao Vân
Bee/DailyMail
Mách bạn cách dùng lá trầu chữa bệnh
Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu không chữa cảm lạnh, đau đầu, viêm răng lợi, bệnh ngoài da, bỏng... rất lành tính lại hiệu nghiệm.
Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.
Trầu có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí...
Tác dụng dược lý - khái quát lá trầu có một số tác dụng theo dược lý hiện đại: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.
Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu như sau:
Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu.
Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.
Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.
Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.
Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ. Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.
Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.
Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.
Vết thương nhiễm khuẩn rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).
Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi).
Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.
Theo BS. Phó Thuần Hương
SK&ĐS
Khỏe người nhờ vị thuốc từ cây gia vị Khi nấu nướng, nếu bạn cho thêm loại rau gia vị phù hợp, không những tăng hương vị tuyệt vời cho món ăn mà chắc chắn là bạn còn bổ sung những lợi ích về sức khỏe cho gia đình. Cây hẹ Cây hẹ được dùng phổ biến trong dân gian để chữa ho, cảm mạo, táo bón, trị giun kim, đau răng......