Cây sồi biểu tượng tình bạn TT Trump và Macron đã chết
Cây sồi mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trồng trong khuôn viên Nhà Trắng, biểu tượng cho tình bạn với Tổng thống Donald Trump, đã chết trong quá trình đem đi kiểm dịch.
Năm 2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến thăm Washington và tặng cho Tổng thống Trump một cây sồi non. Hai nhà lãnh đạo cùng xúc đất trồng cây, trong khi đó, hai đệ nhất phu nhân nắm tay nhau đứng bên cạnh cùng sự chứng kiến của hàng trăm phóng viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Hình ảnh Tổng thống Macron và Tổng thống Trump cùng nhau trồng cây được ví von là biểu tượng cho tình bạn giữa lãnh đạo hai nước. Cây sồi được lấy từ một khu rừng phía bắc nước Pháp, nơi có 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ đã chết trong Thế chiến I.
Tổng thống Trump (trái) và Tổng thống Macron (phải) trồng cây sồi trong khuôn viên Nhà Trắng. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vài ngày sau, cây sồi biểu tượng cho tình bạn giữa lãnh đạo hai nước đã không còn trong khuôn viên Nhà Trắng. Nó được đào lên để mang đi kiểm dịch, quy trình bắt buộc tại Mỹ đối với bất kỳ sinh vật hoặc thực vật sống nào được đưa vào nước Mỹ, AFP cho biết.
Gerard Araud, cựu Đại sứ Pháp tại Washington, từng viết trên Twitter rằng nó sẽ được trồng lại sau khi hoàn thành quá trình kiểm dịch. Tuy nhiên, cây sồi đã không bao giờ được trồng lại, vì nó đã chết trong quá trình kiểm dịch.
Mối quan hệ giữa Pháp và Mỹ cũng trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây, vì vấn đề Iran và thương mại.
Theo Zing.vn
Iran kêu gọi châu Âu bình thường hóa mối quan hệ kinh tế
Ngày 9/6, Iran tuyên bố châu Âu không có quyền chỉ trích Tehran, đồng thời thúc giục các nhà lãnh đạo châu Âu bình thường hóa mối quan hệ kinh tế với quốc gia Hồi giáo này, bất chấp những cấm vận từ Mỹ.
Ngoại trưởng Mohammed Javad Zarif kêu gọi các nước châu Âu bình thường hóa mối quan hệ kinh tế với Iran. Ảnh: EPA - EFE
Tổng thống Donald Trump năm ngoái đã chính thức tuyên bố Mỹ rút khỏi "Thỏa thuận hạt nhân với Iran" (JCPOA) và áp lệnh cấm vận lên Iran. Trump đã chỉ trích thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được ký kết bởi người tiền nhiệm Barack Obama.
Những nước châu Âu đã ký kết thỏa thuận này, bao gồm Pháp, Anh và Đức, cùng chia sẻ mối quan tâm chung với Mỹ về chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và các hoạt động trong khu vực của nước này.
"Châu Âu không có quyền chỉ trích Iran về những vấn đề nằm ngoài Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA)", Ngoại trưởng Mohammed Javad Zarif khẳng định. "Châu Âu và các nước cùng ký kết thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) nên bình thường hóa mối quan hệ kinh tế với Iran... Nếu không chúng tôi sẽ dừng việc thực thi cam kết hoặc có những hành động phù hợp với cách xử lý của họ."
Tháng trước, Iran đã dừng việc thực thi các cam kết nằm trong thỏa thuận hạt nhân và cảnh báo rằng trong 60 ngày tới sẽ tiếp tục dừng thực thi thêm một số thỏa thuận nữa, nếu châu Âu không giúp Iran chống lại lệnh cấm vận của Mỹ.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas sẽ có chuyến thăm Iran trong tuần này, nhằm tìm kiếm những phương án để duy trì các hiệp ước hạn chế hạt nhân.
Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani ngày 9/6 cũng chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về phát ngôn vào tuần trước trong cuộc gặp với Trump, khi ông khẳng định rằng Pháp và Mỹ có cùng chung mục tiêu trong vấn đề hạt nhân Iran.
"Bình luận gần đây của Tổng thống Pháp trong cuộc gặp với Trump là đáng xấu hổ và vô lý", hãng thông tấn Fars đưa tin.
Chủ tịch Quốc hội Iran cũng cho rằng bình luận của Tổng thống Macron không khớp với những gì mà ông đã nói với Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong các cuộc gặp và các cuộc điện đàm".
Ngân Hạnh
Theo baonghean/Reuters
Bầu cử Nghị viện châu Âu khóa mới: Ngày quyết định cuối cùng Ngày 26/5 được coi là có ý nghĩa quan trọng khi cử tri các nước lớn của Liên minh châu Âu như Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha đi bỏ phiếu. Cử tri tại 21 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 26/5 tham gia ngày bỏ phiếu quyết định trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (EP) - cuộc...