Cây “rau vua” ở Hồng Thái
Nhiều người nói với tôi rằng xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) nằm ven sông Hồng – dòng sông Cái đỏ nặng phù sa ấy đã cho đất Hồng Thái được hưởng đặc ân của thiên nhiên ban tặng mà nếu không tận dụng được nó để giúp bà con nông dân có cuộc sống sung túc hơn thì quả là lãng phí “lộc” trời!.
Nhưng, nói thì dễ, làm mới khó. Khoảng cách từ lời nói đến hiện thực cuộc sống đôi khi phải là thời gian đến dăm năm, thậm chí mười năm. Thật may là nông dân xã Hồng Thái đã không phải mất quá nhiều thời gian để biến đặc ân phù sa sông Hồng thành những sản phẩm nông nghiệp giá trị cao.
Măng tây mọc trên đất phù sa
Trở lại xã Hồng Thái sau ít năm, ấn tượng của tôi lần này không còn là những ngôi nhà bề thế xuất hiện ngày một nhiều trong xã, không phải là những đồng ngô xanh tít tắp ngoài bãi, cũng không phải là những vườn trại đầy rau quả, gà, vịt đến kỳ thu hái, mà là những luống măng tây xanh đến lạ mắt, mềm mại lần đầu xuất hiện ở vùng đất bãi ven sông này.
Hỏi chuyện những người nông dân đang cặm cụi làm cỏ tôi được biết mấy năm gần đây, đời sống người dân Hồng Thái có sự thay đổi tích cực nhờ nuôi, trồng các giống cây, con mới, cho giá trị kinh tế cao. Mà đi đầu trong phong trào đó là những nông dân năng động, chịu khó, dám thử sức sản xuất với những cây rau lạ đất theo hướng nông nghiệp hữu cơ sạch, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Một hướng làm nông nghiệp tuy không phải mới nhưng không dễ thực hiện và đặc biệt tiêu tốn nhiều công sức của người trồng trọt.
Nông dân thu hoạch măng tây
Lạc bước giữa các luống măng tây xanh đến hơn mươi phút, mê mải ngắm nhìn những đọt măng xanh mập mạp, nhô lên từ đất bãi Hồng Thái, tôi vẫn không thể tin giống cây chỉ có ở trời “tây” lại hiện hữu trên đồng đất một huyện ngoại thành Thủ đô. Thế mới nói, tôi và có lẽ cả rất nhiều người dân nội thành đã quá quen với những cành lá măng mảnh mai vẫn tô điểm cho các lọ hoa trong nhà nhưng đâu có biết đó chính là lá cây măng tây – một thứ rau sạch, rất bổ dưỡng.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cây măng tây được trồng phổ biến tại Mỹ. Các tài liệu nghiên cứu khoa học của các nước này cũng khẳng định, măng tây là loại rau cao cấp vì hàm lượng dinh dưỡng cao gồm: 2,2% protein, đường 2,2%, chất xơ 2,3% và nhiều khoáng chất như kali, magie, can xi, sắt, kẽm. Ngoài ra, măng tây còn chứa nhiều vitamin quan trọng như B6, B2, B1, C, A… Hơn nữa, măng tây còn rất giàu dược tính, có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, chống lão hoá, làm giàu sữa mẹ, giúp ổn định huyết áp…
Anh Lê Đức Trịnh, người tiên phong thực hiện dự án thí điểm của huyện Phú Xuyên đưa cây măng tây về đồng đất Hồng Thái cho biết, dù mới bén duyên đất nơi đây gần hai năm, nhưng cây măng như đã thân quen, vì rất hợp với khí hậu, thổ nhưỡng đất bãi phù sa sông Hồng, cây sinh trưởng tốt, cho thu hoạch sau 6 tháng trồng.
Hứa hẹn những mùa bội thu
Nói về cơ duyên đưa măng tây xanh về với Hồng Thái, anh Trịnh dẫn tôi xuống vườn, chỉ vào nơi có những cây măng non gia đình anh tự ươm đang lên, chia sẻ: Gia đình tôi đã tự ươm được cây và trồng được 18 sào măng. Đến nay chúng tôi đã chủ động nguồn giống, không còn phải nhập từ Nghệ An ra với giá 15 nghìn đồng/cây như trước. Thậm chí tôi có thể cung cấp giống cây cho bà con trong xã.
Phân loại măng tây
Nhớ hồi đầu năm 2013, khi huyện tổ chức đoàn cán bộ xã Hồng Thái đi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây măng xanh theo chương trình nông sản sạch, ai cũng phấn khởi. Ấy vậy mà khi đưa về xã trồng, dù được hỗ trợ về kỹ thuật nhưng bà con vẫn e ngại giống cây này có thể làm ảnh hưởng chất lượng đất canh tác mà hiệu quả thì chưa ai đong đếm được. Vì vậy, ban đầu chỉ có gia đình anh Trịnh, gia đình ông Tạ Đình Căn và một số cán bộ xã quyết đi tiên phong trồng thí điểm để bà con thấy lợi nhuận sẽ làm theo.
Theo anh Lê Đức Trịnh trồng cây măng không quá khó. Nhưng chi phí đầu tư ban đầu cho gần 2 ha măng “ngốn” của gia đình anh gần 700 triệu đồng. Sở dĩ chi phí ban đầu cao là bởi cây măng xanh gia đình anh trồng theo quy trình phát triển cây nông nghiệp sạch, và trồng trên diện tích lớn, đầu tư đồng bộ hệ thống tưới, đất trồng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng và năng suất sản phẩm. Sẽ không có sản phẩm sạch nếu như đất trồng măng không được xử lý theo phương pháp hữu cơ. Ngoài ra, khi đất được xử lý tốt, cây măng sẽ cho thu hoạch từ khoảng 8 đến 10 năm. Cứ theo những chia sẻ của anh Trịnh thì để có được sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng cần rất nhiều công sức và tâm huyết của người trồng. Cây măng tây xanh dễ trồng là thế, nhưng trước khi xuống giống anh Trịnh phải làm đất rất cẩn thận, làm đi làm lại nhiều lần để cho đất “thở”, loai bỏ mầm cỏ, sâu bệnh, rồi bón lót bằng nhiều loại phân hữu cơ hoai mục, như: Phân xanh ủ từ vỏ đậu, trấu mục, vụn bèo, rơm rạ, mùn cưa, chế phẩm từ cây mía, sắn … Đặc biệt nước tưới măng tây xanh cũng phải là nước sạch, nước sông Hồng phải dẫn qua bể lọc mới được đưa vào tưới cho cây.
Trên diện tích gần 2ha, anh Trịnh trồng được hơn 20 nghìn gốc, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương với mức thù lao một ngày công là 100 nghìn đồng/người. Sau 6 tháng trồng, chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật, cây măng tây xanh đã cho thu bói, năng suất năm đầu tiên đã đạt 2kg/sào/ngày, từ năm thứ tư trở đi có thể thu 5kg/sào/ngày. Theo nhẩm tính nhanh của anh Trịnh, với giá bán 80 đến 100 nghìn đồng/kg và mỗi ngày thu hoạch từ 60 đến 90 kg măng như hiện nay thì mỗi ngày cây “rau vua” này cũng đem lại nguồn thu bình quân cho gia đình anh từ 6 triệu đồng trở lên. Như vậy, rõ ràng lợi nhuận thu được từ cây măng tây xanh này so với trồng lúa và các loại hoa màu khác là rất lớn, chỉ sau một vụ đã thu hồi vốn.
Được biết, từ thành công của gia đình anh Lê Đức Trịnh và một số đảng viên, hiện nay xã Hồng Thái đang mở rộng chuyển đổi cây trồng, phủ xanh cây măng tây xanh vùng đất bãi ven sông, phát triển măng tây thành cây trồng mũi nhọn, mở ra hướng phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương. Sa Chi
Theo_Hà Nội Mới
Sạt lở đường đang thi công, 2 nhà dân trôi sông
K hoảng 6 giờ 25 phút sáng 26-5, tại khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) một đoạn đường đang thi công thuộc dự án nâng cấp đô thị nằm ven sông Cần Thơ bất ngờ sụt lún trôi xuống sông một đoạn dài khoảng 100m.
Hai ngôi nhà tạm của dân và một chòi quán nằm ven sông ngay đoạn sạt lở đã chìm lỉm xuống sông. Hàng chục ngôi nhà nằm liền kề phía trong hoặc sát khu vực sạt lở phải di dời khẩn cấp. Ông Lê Thanh Tâm - Chủ tịch UBND quận Cái Răng cho biết: Sau khi sự cố xảy ra, quận cắt cử lực lượng phối hợp với quân sự và công an tiến hành khoanh vùng và cảnh báo nguy hiểm, đồng thời hỗ trợ dân trục vớt đồ đạc, di dời dân và tài sản ra khỏi những ngôi nhà có nguy cơ nguy hiểm bị tác động bởi sạt lở...
Hiện trường vụ sạt lở. Ảnh Gia Tuệ
Trong khi đó, ông Trương Thành Đạt - Pó Chủ tịch UBND quận Cái Răng cho biết theo thống kê chưa đầy đủ thì thiệt hại tài sản của dân trong vụ sạt lở khoảng 70 triệu đồng. Riêng thiệt hại sạt lở con đường đang thi công chưa thể thống kê.
Đến khoảng 8 giờ 20 phút cùng ngày, cơn mưa lớn bất ngờ ập xuống và nguy cơ khu vực sạt lở còn gây ảnh hưởng đến các nhà dân.
Dưới đây là một số hình ảnh hiện trường xảy ra vụ sạt lở và lực lượng chức năng giúp dân di chuyển tài sản khỏi nhà phòng ngừa nguy cơ tiếp diễn sạt lở.
GIA TUỆ
Theo_PLO
Đoàn kiều bào hành hương về Đất Tổ và dự giỗ tổ Hùng Vương Đây là hoạt động gắn kết kiều bào ta ở nước ngoài hướng về nguồn cội, giúp bà con thêm tin yêu đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Chiều 27/4, đoàn đại biểu Kiều bào gồm 70 thành viên từ Nga, Anh, Pháp, Ba Lan, Slovakia... đại diện cho hơn 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài đã...