Cây rau ngót
Rau ngót là loại cây dùng để nấu canh rất thông dụng. Rau này có được dùng làm thuốc?
( Ngô Thị Mỹ - Tây Ninh)
Cây rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc).
Tên khoa học Sauropus androgynus (L) Merr.
Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Tên cây rau ngót trước đây được xác định là Phyllanthus elegans Wall. Hiện nay tên này được dành cho cây rau sắng Phyllanthus elegans L. thuộc cùng họ. Nhưng gần đây nhất, trong quyển Arbres forestiers du Việt Nam, tome V., 198 tr. 147, rau sắng lại được xác định là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Opiliaceae.
Mô tả cây
Cây nhỏ, nhẵn, có thể cao tới 1,50 – 2m, có nhiều cành mọc thẳng. Vì người ta hái lá luôn cho nên thường chỉ thấp 0,90 – 1m. Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 6cm, rộng 15 – 30mm cuống rất ngắn 1 – 2mm có 2 lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẻ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả mang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá nấu canh. Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.
Công dụng và liều dùng
Video đang HOT
Lá rau ngót ngoài công dụng dùng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:
Chữa sót nhau: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch giã nát, thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 20 phút nhau sẽ ra.
Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả. (Đỗ Tất Lợi)
Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân (Y học thực hành, 2/1969 – Đỗ Tất Lợi).
Chữa tưa lưỡi: Giã lá rau ngót tươi độ 5 – 10g, vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.
Chú ý nghiên cứu thêm.
Chú thích: Để chữa sót nhau, có người chỉ dùng 15 hạt thầu dầu (xem vị này) giã nát đắp ở gan bàn chân, trong vòng 15 phút nhau sẽ ra. Sau khi nhau ra, cần rửa chân ngay (Y học thực hành, tháng 10/1961).
GS. ĐỖ TẤT LỢI
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam/suckhoedoisong
Dược liệu tăng cường miễn dịch phòng chống nCoV
Tiến sĩ - dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Trong dân gian từ xưa có nhiều vị thuốc, bài thuốc đã được sử dụng trong điều trị cảm cúm.
Tiêu lốt - Ảnh: Shutterstock
Trong mùa dịch nCoV, theo các chuyên gia y tế, bên cạnh những biện pháp phòng lây nhiễm bên ngoài như đeo khẩu trang đúng cách khi cần thiết, rửa tay thường xuyên với xà phòng... thì tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể là vô cùng quan trọng.
"Bên cạnh các biện pháp phòng tránh, sử dụng một số dược liệu có khả năng tăng cường sức đề kháng, mọi người cần phải kết hợp lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục, uống nhiều nước và tăng cường vitamin C để làm cơ thể khỏe mạnh, góp phần dự phòng trong mùa dịch", dược sĩ Nguyễn Thành Triết khuyên.
Tiến sĩ - dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Trong dân gian từ xưa có nhiều vị thuốc, bài thuốc đã được sử dụng trong điều trị cảm cúm.
Các vị thuốc này bắt đầu đã được chứng minh tác dụng của nó với các nghiên cứu của y học hiện đại, nhất là những minh chứng về tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Đây là những vị thuốc tương đối dễ tìm, một số được sử dụng hằng ngày như gia vị trong các bữa ăn. Vì vậy, mọi người có thể ứng dụng chúng để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch nCoV.
Sau đây là một số dược liệu và bài thuốc mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm, do dược sĩ Nguyễn Thành Triết hướng dẫn:
Tiêu lốt
Quả khô của tiêu lốt có thành phần chính là tinh dầu, được sử dụng làm gia vị. Đây cũng là một loại dược liệu sử dụng phổ biến ở Ấn Độ và một số nước châu Á, điều trị một số bệnh thông thường như ho, long đờm, dị ứng, kháng viêm, kích thích ăn ngon và đặc biệt được sử dụng cho một số trường hợp suy giảm miễn dịch.
Liều dùng ở người lớn là 1 - 3 gr và ở trẻ em là 125 - 250 mg bột quả khô, sử dụng 2 - 3 lần/ngày, trộn chung với mật ong hoặc nước ấm.
Có thể sử dụng phối hợp tiêu lốt với tiêu đen (hồ tiêu) và gừng khô, mỗi thứ 50 gr, làm khô, xay thành bột. Mỗi lần uống 2 gr bột đối với người lớn, hoặc 125 - 500 mg bột đối với trẻ em cùng nước ấm hoặc mật ong, ngày 3 lần.
Gừng
Gừng từ xưa đã được sử dụng là một gia vị phổ biến, đồng thời đây cũng là một vị thuốc quý. Ngoài tác dụng chữa cảm sốt, kích thích tiêu hóa, chống nôn và kháng dị ứng, gừng còn góp phần vào việc điều hòa hệ miễn dịch.
Có thể sử dụng thân rễ gừng khô với liều 1 - 3 gr/ngày, chia làm 2 lần uống. Một cách khác là hãm khoảng 4 - 6 lát gừng tươi trong nước sôi 30 phút để uống như trà.
Tỏi
Tỏi được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để làm ấm, điều trị cảm lạnh, chữa đau dạ dày và hạ mỡ máu. Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu xác minh hoạt tính kháng khuẩn, tăng cường chức năng miễn dịch của tỏi. Allicin là hoạt chất được cho là có tác dụng kháng khuẩn chính của tỏi.
Tỏi có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như: tỏi tươi 2 - 5 gr/ngày, bột tỏi khô 0,4 - 1,2 gr/ngày, dầu tỏi 2 - 5 mg/ngày.
Hoàng kỳ - Ảnh: Shutterstock
Hoàng kỳ
Hoàng kỳ đã được sử dụng trên 2.000 năm trong y học cổ truyền Trung Quốc, được xem là một dược liệu có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.
Y học hiện đại đã chứng minh các polysaccharid chiết xuất từ rễ hoàng kỳ có tác dụng tăng cường hoạt động của đại thực bào và các tế bào bạch cầu lympho B, góp phần tăng cường đáp ứng miễn dịch thể dịch và tế bào. Do tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, hoàng kỳ được ứng dụng trong điều trị cảm lạnh, cúm, làm giảm tỷ lệ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị.
Có thể sử dụng hoàng kỳ dưới dạng thuốc sắc với liều 8 - 12 gr, chia làm 2 lần uống trong ngày. Lưu ý sử dụng hoàng kỳ như một biện pháp dự phòng nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể, không nên sử dụng trong trường hợp đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Theo thanhnien
Sự thật về lớp bọt khí thường nổi lên trong lúc nấu ăn mà nhiều bà nội trợ hay vớt bỏ: Lợi hay hại cho sức khỏe? Khi các bà nội trợ nấu ăn các món như luộc thịt, ninh xương thường xuất hiện các lớp bọt khí nổi lên trên mặt nước. Vậy nó là gì, liệu có gây hại cho sức khỏe như nhiều người lầm tưởng không? Khi nấu canh một thời gian dài, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện một lớp bọt khí nổi lên...