Cây ra củ dài cả mét, trước nhà nghèo lên rừng đào ăn, nay nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trồng lại giàu to
Từ trồng thử nghiệm cây khoai mài (hoài sơn) trên phần diện tích 300m2, đến nay gia đình anh Nguyễn Quốc Tuấn (sinh năm 1973) ở xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đưa diện tích trồng khoai mài của gia đình lên 14 ha.
Tiếp chúng tôi tại vườn khoai mài rộng khoảng 8 ha đang đến kỳ thu hoạch, anh Tuấn cho biết trước đây công việc chính của anh là kinh doanh các sản phẩm chuyên về sức khỏe.
Trong quá trình làm nghề, anh được nghe nhiều về các cây dược liệu tốt cho sức khỏe như củ khoai mài sấy khô dùng làm thuốc bổ trong đông y hay được chế biến thành các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao được thực khách rất ưa chuộng.
Anh Nguyễn Quốc Tuấn, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thăm vườn khoai mài sắp đến kỳ thu hoạch.
Chợt nghĩ đến nơi quê mình sinh sống có một số hộ dân đang trồng thử cây khoai mài, anh Tuấn liên hệ và dành thời gian đến tham quan, đồng thời tìm hiểu qua các trang mạng, sách báo. Năm 2020, sau khi tìm được địa chỉ cung cấp cây khoai mài giống anh Tuấn dành thời gian đến học hỏi kỹ thuật và đặt mua 1000 cây giống với giá 7.000 đồng/cây về trồng thử nghiệm trên lô đất 300m2.
Mặc dù trồng thử nhưng cây củ mài phát triển tốt, thời gian tạo củ đạt kích thước thương phẩm từ 6 – 8 tháng. Kỹ thuật trồng khoai mài khá đơn giản, chăm sóc dễ, vốn đầu tư ít mà lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ mạnh không “đụng hàng, dội chợ” so với các loại cây trồng khác.
Từ đó anh Tuấn nhận thấy việc trồng khoai mài theo hướng sản xuất hàng hóa là cách thu lợi cao, nhanh hoàn vốn. Đầu năm 2021 anh Tuấn tạm gác việc kinh doanh và kết hợp cùng người em trai chuyển sang tìm điểm thuê đất trồng cây khoai mài lấy củ.
Hiện tổng diện tích trồng (cả đất nhà và đất thuê) của anh Tuấn vào khoảng 14 ha. Trong đó có 3 ha trồng khoai mài tại xã Bình Trung, huyện Châu Đức; 11 ha trồng khoai mài tại xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài, xã Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ.
Anh Tuấn cho biết thêm trước khi bắt tay vào trồng khoai mài với diện tích 14 ha, anh đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm củ khoai mài với đơn vị cung cấp cây khoai mài giống. Giá thu mua củ khoai mài tại vườn là 13.000 đồng/kg, không hạn chế số lượng.
Anh Tuấn cũng chia sẻ do canh tác khoai mài trên diện tích lớn nên phải cần trên 20 lao động chăm sóc hàng ngày. Mọi công đoạn từ làm đất, đánh luống, bón phân, xuống giống, chăm sóc cắt cỏ đều được làm bằng máy.
Cây khoai mài có củ mọc đâm sâu về phía lòng đất nên phải làm cho đất tơi xốp xuống độ sâu từ 80 – 120 cm, sau đó lên luống cao 30 cm. Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục bón lót cho cây khoai mài liều lượng từ 5 – 7 tấn/ha.
Video đang HOT
Hom cây khoai mài giống chọn để trồng là những cây có mầm to đều, khoảng cách trồng giữa hai cây cùng hàng là 25 cm, khoảng cách giữa hai hàng là 80 cm, luống cách luống 1,2 m. Mỗi ha có thể trồng từ 25.000 đến 30.000 hom cây khoai mài giống tùy theo cách trồng chiếc hoặc trồng đôi.
Khi thân cây khoai mài có hiện tượng uốn bò, dùng lưới đan và cây tre cắm theo hình chữ A làm giá thể cho cây leo.
Sau 15 ngày trồng sử dụng phân NPK 30-20-10 liều lượng 15-20 kg/ha, chu kỳ 7-10 ngày bón bổ sung một lần vào gốc cây. Trên các luống lắp hệ thống tưới phun để cung cấp nước cho cây vào mùa khô.
Đánh giá về sản lượng của cây khoai mài, anh Tuấn cho biết: “Tại vườn cây khoai mài này có diện tích 8 ha thuộc xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ. Thời gian trồng đã trên 6 tháng. Cây đang có hiện tượng héo lá rồi chuyển sang khô rụng, tàn lụi là đến kỳ thu hoạch….”.
Theo anh Tuấn, năng suất khoai mài bình quân được định lượng sơ bộ là trên 2 kg/gốc.
Sản lượng dự kiến khoảng 50 – 60 tấn/ha. Với giá bán khoai mài là 13.000 đồng/kg theo hợp đồng bao tiêu của công ty cung cấp cây giống thì doanh thu giao động từ 650 triệu đến 800 triệu đồng/ha.
Sau khi trừ chi phí đầu tư trực tiếp (không tính tiền thuê đất) cho một ha trồng khoảng 300 triệu thì lợi nhuận không hề nhỏ so với những cây trồng khác.
Dự định trong vụ tới gia đình anh Tuấn sẽ thuê thêm đất để mở rộng diện tích trồng cây khoai mài lên 50 ha.
Theo anh Lâm Ngọc Nhâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thương mại Du lịch Bầu Mây (xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), một trong những người trồng, cung cấp cây giống khoai mài và các sản phẩm chế biến từ củ khoai mài tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 650 ha trồng cây khoai mài. Cây khoai mài dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định, giúp nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nguồn lao động địa phương.
Trồng cây ra thứ trái nhìn là tứa nước miếng, hái mỏi cả tay, cứ 1 vụ ông nông dân Sơn La lãi nửa tỷ
Nương trồng dâu tây rộng gần 1ha của gia đình ông Nguyễn Văn Điều, ở bản Xuân Quế (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đang độ thu hoạch.
Cây nào, cây nấy cũng chi chít quả chín đỏ như gấc, ai thấy cũng hết lời ngợi khen.
Đều đặn mỗi lần hái, ông Điều thu hơn 10 triệu đồng từ bán quả dâu tây ra thị trường.
Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Điều, ở bản Xuân Quế , xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La khi ông vừa từ nương dâu tây trở về.
Ông Nguyễn Văn Điều, ở bản Xuân Quế, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng gần 1ha dâu tây từ năm 2020. (Ảnh: Thanh Ngân)
Khệ nệ bê hộp xốp đựng đầy quả dâu tây chín đỏ, ông Điều nhẹ nhàng đổ ra chiếc đệm trải trước sân nhà. Phút chốc chiếc đệm đã được đổ đầy những trái dâu tây chín đỏ, thơm ngon, chỉ nhìn thôi cũng thấy thèm.
Sau khi đổ dâu tây ra đệm, ông Điều lại cùng với vợ và con gái tất bật phân loại quả dâu tây chín.
Quả dâu tây được gia đình ông Điều chia thành nhiều loại: Vip, to, nhỡ, bi và bi ve. Tùy từng loại quả dâu tây mà gia đình ông Điều bán cho thương lái với giá khác nhau, dao động từ 60.000 - 250.000 đồng/kg.
Mở đầu câu chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Điều vui vẻ nói: Gia đình tôi trồng dâu tây từ năm 2017. Khi đó, gia đình tôi chỉ trồng có vài nghìn cây thôi. Mặc dù thấy rõ giá trị kinh tế từ cây dâu, song khi đó vì mải việc khác nên tôi chưa thực sự chú ý đến loại cây này.
Theo ông Điều, mãi đến năm 2020, ông mới toàn tâm, toàn ý đến việc trồng và chăm sóc dâu tây. Gia đình ông trồng 3 vạn cây dâu tây trên đất nương, diện tích chừng 1ha. Năm ngoái, gia đình ông lãi hơn 500 triệu đồng từ bán quả dâu tây chín ra thị trường.
Năm 2021, gia đình ông Điều tiếp tục trồng 3 vạn cây dâu tây trên mảnh nương rộng gần 1ha đó.
Để có cây dâu tây giống trồng lấy quả, gia đình ông phải trồng nhân giống từ đầu năm. Ông Điều dành khoảng 2000m2 đất để trồng dâu tây lấy giống. Ông Điều nhân giống dâu tây bằng cách tách ngó từ cây mẹ.
Ông Điều bán dâu tây với giá dao động từ 60 - 250.000 đồng/kg. (Ảnh: Thanh Ngân)
Theo ông Điều, để cây dâu tây sinh trưởng, phát triển tốt, sai quả, thời gian thu hoạch kéo dài, thì cần phải xử lý sạch mầm bệnh ngay từ khi nhân giống.
Thời điểm nhân giống dâu tây, ông Điều đặc biệt chú ý đến khâu phun thuốc phòng trừ nấm, bệnh trên cây dâu.
"Cây dâu thường xuyên mắc các bệnh theo tuyến mùa. Tùy từng mùa mà cây dâu bị các loại nấm, bệnh như: sâu, rệp, nấm, trĩ, nhện...tấn công. Vì thế cần phải xử lý sạch mầm bệnh trước khi đưa vào trồng lấy quả. Tùy từng loại nấm, bệnh mà tôi phun loại thuốc phù hợp. Tôi chủ yếu phun thuốc phòng bệnh cho cây dâu tây theo định kỳ, chứ không để khi chúng phát bệnh mới mới phun.
Nếu mưa nhiều thì cứ cách 1 tuần tôi lại phun cho nương dâu một lần. Còn thời tiết bình thường thì 10 ngày tôi mới phun thuốc 1 lần. Nhờ xử lý tốt mầm bệnh nên nương dâu của gia đình tôi luôn sinh trưởng, phát triển tốt" - ông Điều thông tin.
Ông Điều chỉ phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh cho cây dâu tây ở thời điểm nhân giống và dưỡng cây. Khi cây dâu bắt đầu ra hoa, đậu quả thì ông Điều ngừng hẳn, không phun thuốc nữa.
Trong quá trình chăm sóc cây dâu tây, ông Điều luôn chú ý đến việc cho cây dâu "ăn" phân đầy đủ, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho chúng sinh trưởng, phát triển tốt.
Mỗi năm, gia đình ông Điều lãi cả nửa tỷ đồng từ bán quả dâu tươi chín đỏ, thơm lừng ra thị trường. (Ảnh: Thanh Ngân)
"Tùy từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây dâu tây, mà tôi cho chúng "ăn" loại phân phù hợp. Ở thời kì dưỡng cây thì tôi bón phân dưỡng cây cho chúng. Trong giai đoạn cây dâu tây nuôi quả thì tôi lại sử dụng phân dưỡng quả và ka li để bón...", ông Điều tiết lộ.
Theo ông Điều, cây dâu tây được ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, chỉ sau hơn 2 tháng trồng là bắt đầu cho quả...
Theo ông Điều, thời gian trồng dâu tây thích hợp nhất là vào tháng 9. Thời gian cây dâu tây cho thu hoạch quả dài hay ngắn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, bón phân.
Nhờ chăm sóc tốt nên nương dâu nhà ông Điều cho thu hoạch từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Nếu thời tiết nắng nóng thì ngày nào ông Điều cũng thu hoạch dâu tây. Còn thời tiết bình thường thì cứ cách một ngày, ông Điều hái dâu tây 1 lần.
Mỗi lần, ông Điều hái từ 1,5 - 2 tạ quả dâu tây tươi. Bán ra thị trường với giá dao động từ 60 - 250.000 đồng/kg, ông Điều thu hơn 10 triệu đồng. Với gần 1ha dâu tây, mỗi vụ gia đình ông Điều lãi hơn nửa tỷ đồng từ bán quả dâu tây chín đỏ ra thị trường.
Thái Nguyên: 1 huyện chi trên 74 tỷ đồng phát triển các sản phẩm có lợi thế, đó là cây - con gì vậy? Nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các cây trồng, vật nuôi có lợi thế, tạo thương hiệu và sức cạnh trạnh trên thị trường..., giai đoạn 2022-2025, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tập trung xây dựng 8 Dự án ưu tiên phát triển một số sản phẩm, với tổng kinh phí trên 74 tỷ đồng. Thái Nguyên:...