Cấy ốc tai điện tử miễn phí cho trẻ điếc
Các bác sĩ Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội cấy ốc tai cho 8 bệnh nhi điếc bẩm sinh, miễn phí hoàn toàn.
Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, cho biết đây là lần có số bệnh nhi cấy ốc tai đông nhất. Em bé nhỏ nhất là 12 tháng tuổi, lớn nhất 7 tuổi, hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn.
Cấy ốc tai điện tử đa kênh là phẫu thuật khó thực hiện. Ốc tai phải đặt đúng vị trí thì hiệu quả nghe mới tốt, giúp bệnh nhân phát triển ngôn ngữ như người bình thường.
Chi phí cấy ốc tai ở Việt Nam 400-700 triệu đồng một bên tai nên số bệnh nhân có điều kiện kinh tế không nhiều. Nhiều gia đình phải chia hai lần cấy vì không đủ kinh phí chi trả, thậm chí bán cả gia tài.
“Khi cấy ốc tai điện tử, trẻ có cơ hội thoát khỏi cảnh sống câm lặng cả đời để được nghe bằng tai, nói bằng miệng của mình như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác”, bác sĩ Thành chia sẻ.
Tuy nhiên, kỹ thuật cấy ốc tai điện tử có thể gây méo miệng do liệt dây thần kinh số 7 hoặc nói ngọng, nói không được tròn vành rõ chữ, tỷ lệ dưới 1%.
Video đang HOT
Bác sĩ Thành (bên phải) đang kiểm tra tai cho bệnh nhi 3 tuổi bị điếc bẩm sinh trước khi phẫu thuật. Ảnh: Thùy An
Bác sĩ khuyến cáo, phẫu thuật cấy ốc tai điện tử phải thực hiện sớm từ 12 đến 72 tháng tuổi. Tiến hành khi trẻ đã 8 đến 10 tuổi hiệu quả cấy giảm, sau đó không còn tác dụng nữa.
Trẻ sau khi cấy ốc tai cần học phục hồi chức năng ngôn ngữ, khám định kỳ và thường xuyên kiểm tra vùng da cấy. Gia đình chăm sóc, đồng hành cùng trẻ cho đến khi trẻ nói được, phát triển ngôn ngữ gần như người bình thường.
Tại Việt Nam, cứ 1,2 triệu đến 1,3 triệu trẻ em sinh ra thì có 6.000 bé nghe kém và điếc bẩm sinh. Trong đó 75% trẻ cần được cấy ốc tai điện tử, tương đương với 3.500 đến 4.000 trẻ cần phẫu thuật mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng trẻ được cấy mỗi năm chưa đến 1.000 ca.
Trải qua 7 lần mổ sau gãy xương, tiên lượng vẫn xấu do kháng thuốc
Một bệnh nhân nam trên 60 tuổi, bị kháng thuốc, đã trải qua 7 lần mổ sau gãy xương, nhưng kết quả điều trị vẫn nan giải... PGS. TS. Đào Xuân Thành - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.
Tại buổi lễ mít tinh hưởng ứng tuần lễ phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức vào chiều nay (25/11), PGS. TS. Đào Xuân Thành - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngày hôm qua (24/11), ông vừa mổ cho một bệnh nhân nam trên 60 tuổi, sống ở Hải Phòng. Đây là lần mổ thứ 7 của bệnh nhân, nhưng tiên lượng vẫn xấu, do vi khuẩn đa kháng thuốc...
TS Đào Xuân Thành cho biết, bệnh nhân nhập viện cách đây khoảng 2 tuần, do có bệnh lý kèm theo (bệnh nhân còn bị rối loạn tắc nghẽn thông khí phổi) cho nên bệnh viện phải chuẩn bị cẩn thận mới lên kế hoạch mổ để đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Điều đặc biệt nhất của bệnh nhân này là đã đi rất nhiều bệnh viện. Lúc đầu bệnh nhân bị gãy đầu trên xương đùi, mổ ở bệnh viện tại địa phương, bị nhiễm trùng, sau đó lên một bệnh viện tuyến cao hơn để sửa lại nhưng vẫn tiếp tục bị nhiễm trùng. Tại lần mổ thứ hai các bác sĩ đã phát hiện có vi khuẩn đa kháng kháng sinh.
Một số vi khuẩn kháng đa thuốc.
Sau khi mổ 2 lần ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân vẫn bị nhiễm trùng. Có một đặc điểm là mỗi lần mổ ở một bệnh viện xong, thì nhiễm trùng lại cấy thêm một vi khuẩn khác nhau và vi khuẩn đó lại đa kháng kháng sinh. Bệnh nhân này trước đó đã nhiễm tụ cầu vàng đa kháng thuốc, sau đó nhiễm thêm trực khuẩn mủ xanh và bây giờ lại nhiễm thêm Klebsiella cũng đa kháng kháng sinh.
Những vi khuẩn này hay gặp nhất trong môi trườngbệnh viện. Như vậy chúng ta có thể thấy là ngay cả trong môi trường bệnh viện là một môi trường có sự nguy hiểm rất lớn với người bệnh, nếu chúng ta không tuân thủ được những qui trình, những cách sử dụng kháng sinh đúng. TS Thành chia sẻ.
TS Đào Xuân Thành cho biết thêm, vi khuẩn phải giết bằng kháng sinh. Các phẫu thuật viên chỉ có thể làm sạch ổ nhiễm trùng, ổ viêm- những gì mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường để tạo điều kiện thuận lợi cho mô lành phát triển, và thuốc xâm nhập vào đó dễ dàng. Thế nhưng với bệnh nhân này lại rơi vào tình trạng đa kháng kháng sinh. Vì thế, kháng sinh hầu như có rất ít tác dụng, nên kết quả điều trị trong tương lai gần là rất nan giải.
PGS.TS Đào Xuân Thành khuyến cáo, mỗi người dân phải sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách. Nếu chỉ hơi ho, sốt, đau... thì không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về chữa trị. Các nhân viên y tế cần trang bị cho bản thân kiến thức cần thiết khi nào thì sử dụng thuốc kháng sinh và dùng thuốc kháng sinh thuộc loại nào.
Thực tế, không ít bác sĩ muốn sử dụng thuốc kháng sinh mạnh nhất, đắt tiền nhất để điều trị cho bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, người bác sĩ điều trị không để bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh mà khỏi bệnh thì mới là bác sĩ giỏi.
Mặc dù Bộ Y tế đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ thuốc kháng sinh, nhưng vẫn chưa thể kiểm soát hết được. Vì vậy, cần có một chế tài mạnh mẽ hơn nữa để phòng, chống kháng thuốc.
Nhiều phụ nữ khó có cơ hội được làm mẹ vì chủ quan với bệnh phụ khoa Cưới nhau gần 3 năm nhưng vợ chồng chị N.T.H vẫn chưa có con. Vào bệnh viện khám, các bác sĩ cho biết, do việc viêm nhiễm phụ khoa của chị không được điều trị dứt điểm dẫn đến dai dẳng kéo dài và đã có biến chứng là gây khó thụ thai. Khó có con chỉ vì viêm nhiễm Chị H kể,...