Cây nhãn giúp xã Thái Bình đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
Cây nhãn Thái Bình (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) với thương hiệu Nhãn Bình Ca đã quen thuộc với không chỉ người dân Tuyên Quang mà còn rất nhiều các tỉnh, thành.
Bộ mặt nông thôn nơi đây đang ngày một giàu đẹp hơn nhờ đóng góp không nhỏ của cây nhãn cũng như các sản phẩm từ nhãn trong phát triển kinh tế địa phương.
Một năm được mùa của người trồng nhãn ở xã Thái Bình.
Cách đây 5 năm, Thái Bình vẫn đang là một xã thuần nông của huyện Yên Sơn, thu nhập bình quân đạt khoảng 19 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều còn 9,7%. Hiện tại, Thái Bình là một trong hai xã cán đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang.
Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn xã đã cơ bản cứng hóa; 99% các hộ gia đình được sử dụng điện lưới, trên địa bàn xã đã không còn nhà tạm, dột nát; xã cũng đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã với tỷ lệ người tham gia bảo hiểm đạt 95,1%; 09/09 thôn trên địa bàn đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”; 97% số hộ gia đình đạt “Gia đình văn hóa”; thu nhập bình quân đạt 49,3 triệu đồng/người/năm. Xã Thái Bình đã và đang ngày một thay da đổi thịt.
Việc đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân phải kể đến sự chủ động của chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch và quy hoạch được sản phẩm hàng hóa chủ lực. Nổi bật trong đó là vùng trồng nhãn tập trung với trên 140 ha trong đó gần 100 ha nhãn đang cho thu hoạch. Xã cũng đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu OCOP Nhãn Bình Ca để tiến tới xuất khẩu ra thị trường trong nước và xa hơn là xuất khẩu ra nước ngoài. Tại huyện Yên Sơn, xã Thái Bình là một trong những địa phương có diện tích trồng nhãn tập trung lớn nhất.
Để phát huy hiệu quả kinh tế từ cây nhãn, Hội Nông dân xã cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, học tập mô hình trồng nhãn từ các vùng nhãn có tiếng như Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương. Qua chắt lọc, các hộ trồng nhãn của xã đã lựa chọn phương thức ghép mắt bằng cành giống chất lượng cao để tăng năng suất thu hoạch cũng như chất lượng quả nhãn. Đến nay, trên 80% số cây nhãn cũ của xã đã được ghép cải tạo.
Video đang HOT
Xã cũng khuyến khích bà con nông dân trồng nhãn kết hợp phát triển nghề nuôi ong lấy mật từ nguồn hoa nhãn dồi dào, đến nay, tổng đàn ong trên địa bàn xã đã lên tới gần 3.000 đàn. Thương hiệu Mật ong Bình Ca đã có chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, được thị trường trong và ngoài tỉnh biết đến.
Anh Vũ Văn Tâm, thôn 9 xã Thái Bình chia sẻ, kinh nghiệm ghép mắt chất lượng cao cho cây nhãn cũ đã được áp dụng nhiều năm trở lại đây, các hộ trồng nhãn trên địa bàn đã tiến hành cải tạo vườn nhãn bằng phương pháp ghép cành bước đầu đã mang lại hiệu quả cao gấp 2,5 lần so với giống gốc.
Cây ghép khi ra quả giá bán tăng hơn 2 lần so với cây chưa cải tạo. Kết hợp với nuôi ong mật, thu nhập của bà con trồng nhãn cũng ngày một cải thiện, nhiều ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, đường giao thông đi lại thuận tiện cùng với lợi thế là xã giáp danh với thành phố Tuyên Quang càng tạo thêm động lực giúp Thái Bình sớm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND xã Thái Bình khẳng định, để có được những thành quả hiện nay, chính quyền xã Thái Bình đã triển khai có hiệu quả nhiều bước đột phá trong sản xuất hàng hóa theo Đề án phát triển, cải tạo và chăm sóc vườn nhãn chất lượng cao xã Thái Bình; đồng thời quy hoạch vùng sản xuất cho cây nhãn có năng suất cao, sản lượng ổn định, chất lượng quả tốt…
Nhiều hộ gia đình tại xã Thái Bình giàu lên nhờ cây nhãn.
Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là động lực mạnh mẽ giúp Đảng bộ, chính quyền xã Thái Bình tiếp tục cùng với nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương; thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư trong thực hiện bộ tiêu chí; khuyến khích, động viên nhân dân chủ động đóng góp sức người, sức của trong khả năng của mình.
Cùng với định hướng phát triển thương hiệu cho quả nhãn, xã cũng thành lập 2 hợp tác xã là Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Hùng Hậu và Hợp tác xã nông sản an toàn Núi Mây, qua đó xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Quả nhãn Bình Ca thực sự đã đem lại thu nhập khá cho người dân, đồng thời tạo động lực quan trọng giúp xã sớm cán đích nông thôn mới nâng cao và tiến tới về đích nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2021.
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang cho biết, xã Thái Bình được lựa chọn là một trong những xã đầu tiên về đích nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh trong năm 2021. Để nâng cao hiệu quả vùng trồng nhãn, Sở đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Viện Nông nghiệp Việt Nam hỗ trợ xã Thái Bình cải tạo năng suất và chất lượng cho cây nhãn bằng phương thức ghép cành chất lượng cao, nhằm phát huy tiềm lực sẵn có trên cây nhãn; giúp xây dựng các sản phẩm từ cây nhãn như quả nhãn, mật ong nhãn, long nhãn…bằng các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới thông qua phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền xã Thái Bình tổ chức các buổi tập huấn, học tập kinh nghiệm nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã; hỗ trợ xã hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn, nông thôn mới nâng cao tiến tới là xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2021.
Chủ tịch nước: "Đưa xã nông thôn mới kiểu mẫu Tứ Xã thành đô thị phù hợp với quy hoạch"
Chủ tịch nước lưu ý, nông thôn mới không chỉ có vấn đề đời sống vật chất của người dân mà còn giữ gìn văn hóa của người Việt, văn hóa của tình làng, nghĩa xóm, thương yêu giúp đỡ nhau, giữ gìn văn hóa phi vật thể, vật thể trong làng, xóm.
Sáng 21/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm xã nông thôn mới Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá cao thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã đoàn kết, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và hoàn thành chỉ trong 4 năm, Chủ tịch nước yêu cầu xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao và tỉnh Phú Thọ nghiên cứu việc phát triển xã nông thôn mới kiểu mẫu thành đô thị trên cơ sở khoa học và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Trước khi gặp gỡ người dân tại xã Tứ Xã tại Tổ dân cư số 7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm một số công trình hạ tầng như chợ, sân vận động, hệ thống giao thông của xã. Nhân dân trong xã đã vui mừng gặp gỡ và trò chuyện, kể về đời sống vật chất và tinh thần với Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm xã nông thôn mới Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Tại buổi gặp mặt đông đảo nhân dân xã Tứ Xã, báo cáo Chủ tịch nước, lãnh đạo xã Tứ Xã cho biết, xã có hơn 10.000 dân, có 509 đảng viên. Nhờ đoàn kết, sáng tạo, tận dụng tốt nguồn lực đầu tư của Trung ương và địa phương, xã Tứ Xã nhanh chóng đạt chuẩn nông thôn mới chỉ sau 4 năm, từ năm 2011-2015. Một trong những biện pháp quan trọng, hiệu quả là khuyến khích sự chung tay, góp sức của nhân dân trong xã cả về vật chất và trí tuệ. Đến nay, xã huy động được khoảng 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ thương mại.
Năm ngoái, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 556 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước đó. Thu nhập bình quân đầu người là 56 triệu đồng/năm, cao hơn 6 triệu so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 1,6%. Trên 98% được sử dụng nước sạch và thu gom rác thải cũng đạt 98%. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế đều đạt kế hoạch và thường xuyên được quan tâm. Phong trào văn hóa văn nghệ ngày càng phong phú, đáp ứng yêu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. 100% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa. Xã thường xuyên quan tâm đến các hộ gia đình khó khăn, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao về những thành tích đạt được trong xây dựng nông thôn mới thời gian qua. Chủ tịch nước cũng đánh giá cao tỉnh Phú Thọ trong phát triển toàn diện kinh tế xã hội, chú trọng xây dựng nông thôn mới. Hiện tỉnh đã có 122/243 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tương đương trên 60% số xã. Tỉnh có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó Lâm Thao là huyện đầu tiên đạt chuẩn.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất của xây dựng nông thôn mới là đưa thông tin và trí thức đến người dân, trên tinh thần là khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh. Nông thôn mới không chỉ có đường, có cầu, có cổng chào, nhà xây, có chợ, mà cốt yếu nhất vẫn là khả năng làm kinh tế của người dân, để từ đó giải quyết việc làm, thu nhập người dân. Nông thôn mới cần có hệ thống giáo dục tiên tiến, chất lượng, nhất là dịch vụ y tế tốt; đảm bảo an ninh trật tự, môi trường sống ở nông thôn.
Đặc biệt, Chủ tịch nước lưu ý, nông thôn mới không chỉ có vấn đề đời sống vật chất của người dân mà còn giữ gìn văn hóa của người Việt, văn hóa của tình làng, nghĩa xóm, thương yêu giúp đỡ nhau, giữ gìn văn hóa phi vật thể, vật thể trong làng, xóm.
Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy ở Tứ Xã, tinh thần ấy bước đầu đã được xây dựng và phát huy: "Tất cả sự phát triển nông thôn mới của xã Tứ Xã và huyện Lâm Thao không phải là chỉ dấu kết thúc mà nó chỉ là chỉ dấu bắt đầu, khởi đầu cho quá trình tiếp tục tiến lên mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn. Chúng ta đạt được danh hiệu nông thôn mới đã khó, nhưng giữ gìn và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu còn khó hơn. Không ngừng phấn đấu để xã Tứ Xã là xã nông thôn mới kiểu mẫu. Nông thôn mới hôm nay không chỉ là nông thôn mới mà phải phấn đấu tiến lên đô thị mới. Đây là vấn đề rất mới đặt ra ở nông thôn nước ta. Tôi mong rằng, tỉnh Phú Thọ phải nghiên cứu đưa nông thôn mới kiểu mẫu lên đô thị mới phù hợp với quy hoạch bài bản, chặt chẽ, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và giữ gìn văn hóa nông thôn".
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm xã nông thôn mới Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Hoan nghênh xã Tứ Xã đã huy động được vật chất trị giá hơn 200 tỷ để xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước yêu cầu cần tiếp tục phát huy tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ mà Đại hội Đảng toàn quốc XIII đã đưa ra. Cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh, có nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng, phục vụ thị trường. Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, cần tiếp tục quan tâm các hộ đình khó khăn, hộ gia đình thương binh, liệt sĩ, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Theo Chủ tịch nước, nhiệm vụ trước mắt là làm tốt bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp, phấn đấu 100% người dân đủ điều kiện đều đi bầu; Tiếp tục nâng cao ý thức trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 75.000 tỷ đồng giảm nghèo bền vững Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Sáng 28/7, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục...