Cây này không chỉ lợp mái nhà mà ra quả rất ngon, bán chạy vèo vèo
Vào mùa đông, ở nhiều địa bàn miền Tây Nghệ An người dân đang bước vào mùa thu hoạch quả cọ. Đây cũng là công việc giúp người miền núi kiếm thêm nguồn thu nhập, nhất là thời điểm giá trái cây đặc sản này tăng gấp đôi.
Cọ thường được người miền núi trồng thành từng vườn, trồng quanh nhà hoặc trên đồi với mục đích dùng lá cọ lợp mái nhà. Tuy nhiên, quả cọ cũng là thức ăn ưa thích vào mùa lạnh ở những bản làng người Thái. Ngoài việc giúp cho người dân có thu nhập từ việc bán lá cọ, thì nay người dân Con Cuông lại đang có thêm nguồn thu từ quả cọ. Ảnh: Bá Hậu
Gia đình anh Lô Huỳnh Lan ở bản Khe Rạn, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, có diện tích đất rừng được giao khoán 1,5 ha. Ngoài việc trồng các cây lâu năm, anh đã trồng xen 150 cây cọ. Đến nay, diện tích cọ đã cho quả là 100 cây.
Anh Lan cho biết, năm nay do thời tiết thuận lợi nên cọ được mùa, trung bình mỗi cây được 10 – 20 kg quả, tùy vào từng cây, thời điểm này một số cây cọ đã chín, do cọ đầu mùa đang ít nên bán cũng được giá, mỗi cân 30 ngàn đồng. Đây là mức giá khá cao so với thời điểm này của năm 2017 (chỉ có 10 – 15 ngàn đồng/kg).
Cọ được người dân Con Cuông trồng nhiều ở các xã Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê… Hộ trồng nhiều có trên 2 ha. Ảnh: Hữu Vi
Theo ước tính của anh Lan, nếu thu hoạch cả mùa được trên 1 tấn quả, cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Đối với một hộ dân miền núi thì khoản thu như vậy là đáng kể.
Cọ là cây dễ trồng, ít công chăm sóc lại phù hợp với đất đai, khí hậu miền núi nên được coi là một cây giúp cải thiện thu nhập của nhiều hộ dân nơi đây.
Người dân bản Khe Rạn, xã Bồng Khê (Con Cuông) thu hoạch quả cọ. Ảnh: Bá Hậu
Gia đình chị Lương Thị Hoa, bản Nưa, xã Yên Khê, gia đình có 10 cây cọ, đến nay đang cho thu hoạch quả.
Chị Hoa cho biết, năm nay ở bản Yên Khê, năng suất quả cọ thấp hơn so với năm trước nhưng bù lại được giá nên cũng có nguồn thu khá từ bán quả cọ. Ngoài ra, người dân còn hái lá cọ để bán.
Gần đây, quả cọ trở thành mặt hàng giúp chị em phụ nữ trong các bản làng kiếm thêm thu nhâp. Ảnh: Hữu Vi
Video đang HOT
Khe Rạn xã Bồng Khê là bản nằm bên phía tả ngạn sông Lam, có 100% là đồng bào dân tộc Thái. Ngoài phát triển các cây trồng chủ lực như mét, keo thì bản Khe Rạn còn được biết là địa phương có diện tích trồng cây cọ lớn nhất huyện Con Cuông.
Ông Lô Văn Thắng – Trưởng bản Khe Rạn cho biết: Toàn bản hiện có 160 hộ thì hầu hết các hộ đều trồng cây cọ với tổng diện tích 150 ha. Cọ là cây có nguồn thu nhập kép từ quả và lá nên đã giúp nhiều hộ dân trong bản cải thiện được đời sống hàng ngày.
Quả cọ om là món ăn đặc trưng vào mùa đông của người Thái ở các địa bàn miền núi. Ảnh: Hữu Vi
Cứ vào mùa cọ, anh Nguyễn Văn Thọ trú ở xã Tường Sơn (Anh Sơn) lại cất công đi lùng tìm mua để bán sỉ cho các địa bàn miền xuôi. Anh Thọ cho biết, hiện tại nhu cầu thị trường về thứ trái cây miền núi này đang tăng. Mỗi ngày anh có thể bán ra khoảng nửa tấn quả. Lá cọ cũng như quả cọ đang là mặt hàng bán rất chạy và rất dễ bán, các thương lái thường trực tiếp thu mua tại nhà. Tuy nhiên, lượng cung thường không đáp ứng được cầu.
Theo Bá Hậu – Hữu Vi (Báo Nghệ An)
Hối hả dọn bùn sau lũ dữ
Sau những ngày bị ngập lụt nặng nề, chỉ chờ nước rút, bà con vùng ngập ở huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ An) lại hối hả bắt tay vào khắc phục hậu quả.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, nước trên sông Lam, sông Nậm Mộ dâng cao, mưa lũ ở các huyện này diễn biến phức tạp đã gây ngập lụt khắp nơi, hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề ...
Tại huyện biên giới Kỳ Sơn, công tác khắc phục hậu quả được tiến hành khẩn trương. Tất cả các lực lượng chức năng đều được huy động đến mức tối đa để dọn dẹp bùn và rác.
Bộ đội dọn bùn sau lũ tại huyện Kỳ Sơn.
Nụ cười trong gian khó
Mọi lực lượng được huy động giúp dân.
Quốc lộ 7 qua huyện Kỳ Sơn được dọn dẹp sau sạt lở núi.
Nỗ lực thông đường sau lũ.
Ngập ngụa bùn sau lũ
Cuộc sống người dân vùng lũ lụt gặp muôn bà khó khăn.
Ngày 19/8, tranh thủ nước rút, ngừng mưa, toàn bộ lực lượng và nhân dân nhiều địa phương tại huyện Con Cuông đã ra quân khắc phục hậu quả của cơn bão.
Tại trường Dân tộc Nội trú THCS Con Cuông ở thôn Thanh Nam, xã Bồng Khê và khu vực lân cận, do ở vùng thấp trũng, lại gần sông Cả, nên khi mưa lũ xảy ra nước và hàng trăm khối đất đá đã ập vào, khiến nước dâng cao đến gần mái nhà. Toàn bộ bàn ghế và máy móc trang thiết bị dạy học, đồ dùng tập thể của nhà trường và khu nội trú, chăn màn, sách vở,... của các em học sinh bị ngập trong nước nên đã hư hỏng hoàn toàn.
Huyện cũng đã cử lực lượng cán bộ chiến sỹ của Ban chỉ huy quân sự huyện Con Cuông, phối hợp cùng nhân dân địa phương thôn Thanh Nam, phụ huynh và giáo viên học sinh tập trung nạo vét bùn đất, khơi thông cống rãnh, di chuyển đồ đạc lên cao, tuy nhiên do nước rút chậm nên việc di chuyển khá khó khăn. Do bị thiệt hại nặng nền từ mưa lũ do vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến lịch vào năm học mới 2018-2019.
Trong khi đó, tại huyện Con Cuông cũng nổ lực hết mình khắc phục hậu quả lũ lụt. (Ảnh: Tường Vi)
Cấp thuốc miễn phí cho dân bản vùng lũ
Ngày 18/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã tổ chức đoàn công tác do Đại tá Nguyễn Công Lực, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn lên thăm, tặng quà, khám cấp thuốc chữa bệnh cho nhân dân bản Bà, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn bị thiệt hại nặng do mưa lũ của hoàn lưu bão số 4.
Bản Bà có 127 hộ dân, mưa lũ những ngày qua đã làm hàng chục hộ dân trong bản bị nước lũ tràn vào. Trong đó, có nhà của 4 hộ dân bị ngập hoàn toàn, 3 hộ dân khác bị ngập 1/3 nhà, rất may không có sự thiệt hại về người. Đợt mưa lũ đã làm hư hỏng nhiều tài sản, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con.
Đoàn công tác của BĐBP đã tặng 127 thùng mì tôm cho 127 hộ dân trong bản, hỗ trợ 4 hộ dân bị ngập nhà hoàn toàn mỗi hộ 1 triệu đồng, 3 hộ dân bị ngập 1/3 nhà mỗi hộ 500.000 đồng với tổng giá trị là hơn 20 triệu đồng. Quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành khám, tư vấn chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí trị giá 10 triệu đồng cho hơn 450 người dân.
BĐBP Nghệ An hỗ trợ lương thực cho các hộ dân trong bản Bà.
Đã có hơn 450 người dân được khám, tư vấn chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí.
Quân y BĐBP hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc chữa bệnh. (Ảnh: Lê Thạch)
Nguyễn Duy - Tường Vi
Theo Dantri
Hà Tĩnh: Mưa lớn đường phố thành sông, dịch vụ cẩu xe hốt bạc Cơn mưa lớn suốt buổi sáng và đầu giờ chiều ngày (16.7) tại Hà Tĩnh đã khiến nhiều tuyến đường ở TP.Hà Tĩnh ngập sâu trong nước. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn là hệ thống thoát nước đô thị quá kém. Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường phố biến thành sông, các phương tiện giao thông di chuyển...