Cây mía Việt Nam vươn mình qua thách thức
Cây mía Việt Nam với giá trị kinh tế cao và bền vững đang trên đà phát triển để khẳng định vị thế “chủ lực” trong nền nông nghiệp nước nhà.
Kỳ công từ cây mía đến hạt đường
Tại Việt Nam, mía là cây công nghiệp quan trọng để sản xuất đường – mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đồng thời là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống với mức tiêu thụ ấn tượng hơn 50% sản lượng đường thành phẩm, gián tiếp đóng góp 15% GDP cho kinh tế nước nhà.
Để tạo ra những hạt đường ngọt vị và giá trị là cả một quy trình kỳ công. Từ khâu gieo trồng đến sản xuất, từ công chăm sóc của nhà nông trên những cánh đồng, đến công tinh chế của công nhân tại nhà máy. Trải qua nhiều công đoạn, từ ép mía để lấy nước, lắng lọc và ly tâm, nhà máy mới thu được hạt đường thành phẩm.
Mía là cây công nghiệp quan trọng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp đường, công nghiệp thực phẩm và đồ uống
Các nhà máy đường Việt Nam hiện đang sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn đường mỗi năm, đứng thứ 4 trong khối ASEAN về sản lượng nhưng chỉ đứng thứ 2 về hiệu quả sản xuất do đa số đều gặp vấn đề về trang thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Giá thành sản xuất cao khiến đường Việt Nam vốn đang gặp bất lợi trong cuộc cạnh tranh giá “kém lành mạnh” với đường ngoại nhập lậu, nay lại càng thêm áp lực khi trực tiếp đương đầu với đường ngoại giá rẻ được nhập vào Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, nhiều nông dân từ chỗ ổn định cuộc sống trên những mảnh đất cằn cỗi nhờ cây mía, nay phải ngậm ngùi “phơi” đất ruộng hoặc chật vật chuyển đổi sang những cây trồng khác. Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng diện tích mía nguyên liệu đã giảm khoảng 30% – 60% so với các năm trước. Nhiều diện tích mía nguyên liệu bị phế canh, chuyển đổi sang trồng các loại cây hoa màu, cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả có múi do lợi ích trước mắt về thu nhập.
Bật dậy mạnh mẽ nhờ năng lực cạnh tranh “lõi”
Theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, năng lực cạnh tranh “lõi” của cây mía không thua kém bất kỳ cây trồng nào khác trong nền nông nghiệp nước nhà: “Bản chất cây mía là cây trồng có nhiều lợi thế và giá trị kinh tế cao. Song song đó, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển của cây mía nói riêng và ngành mía đường nói chung. Nếu nông dân sớm thay đổi tư duy để trồng mía đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ sớm làm giàu và sống khoẻ với cây mía”.
Video đang HOT
Thực tế chứng minh, thời gian qua tại các vùng chuyên canh mía được nhà nước và doanh nghiệp đầu tư bài bản từ khâu giống, phân bón, canh tác, thu hoạch… thì năng suất mía đã được nâng lên 80-90 tấn/ha, thậm chí là 100 – 120 tấn/ha, lấy năng suất bù diện tích. Trong khi đó, nông dân áp dụng cơ giới hóa giúp giảm đến 30-40% chi phí canh tác và chủ động hơn trong khâu thu hoạch.
Mặt khác, cây mía được xem là cây năng lượng của tương lai. Bên cạnh chính phẩm đường, các phụ phẩm từ mía và phế phụ phẩm trong sản xuất đường khá đa dạng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ cân bằng môi trường.
Đơn cử, mật mía có thể được sử dụng để sản xuất cồn pha vào xăng sinh học (E5RON92). Trong khi đó, nhu cầu quốc tế đối với nhiên liệu sinh học ethanol không ngừng tăng cao do nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt. Song song đó, một tấn mật rỉ còn có thể cho ra một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hay có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3.800 lít rư ợu.
Tiếp theo, bã mía có thể làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural – nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Đây là những vật liệu thân thiện với môi trường nên rất được ưa chuộng. Bã mía còn dùng làm chất đốt tạo năng lượng sinh khối, có thể phát điện lên điện lưới quốc gia với giá mua hiện nay là 7.03 cent/KW.
Đặc biệt, bã bùn mặc dù chỉ chiếm 1,5-3% trọng lượng cây mía đem ép, nhưng có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy… hoặc làm phân vi sinh với giá bán trung bình 2.000-4.000/kg.
Sau cùng, phấn mía tưởng chừng là phế phẩm vô giá trị nhưng đã trở thành công cụ làm giàu của nông dân Việt lập nghiệp trên đất Mỹ. Ông Thomas Chín Đàm (chủ nhân Long An Farms) đã đầu tư đồng mía tại California để lấy phấn bán cho các công ty làm thuốc giảm cân. Phần mía sau khi lấy phấn được ông dập lấy nước làm ethanol để bán cho công ty dầu khí Shell.
Như vậy, theo ước tính tổng giá trị các sản phẩm phụ phẩm có thể cao hơn 2-3 lần chính phẩm đường. Với giá trị kinh tế cao và bền vững, cây mía đã và đang được đầu tư để “hồi sinh” sẽ sớm mang đến vị ngọt hơn cho người nông dân và ngành mía đường trong thời gian tới.
Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam và ASEAN
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mong muốn Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN cũng như các doanh nghiệp thành viên quan tâm hơn nữa về thị trường ASEAN.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chiều 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN.
Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số bộ, ngành và đại diện 85 doanh nghiệp tiêu biểu của các tỉnh, thành phố, các nhà đầu tư đến từ các nước nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Tại buổi tiếp, đại diện các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục hỗ trợ việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong năm 2020 và 2021; hỗ trợ nắm bắt xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế để lên kế hoạch chuẩn bị về nhân sự và chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện một loạt các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), đại diện các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ thắt chặt quản lý sở hữu trí tuệ; đẩy nhanh việc triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm chưa từng có trong lịch sử gần đây, việc Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19 và đạt mức tăng trưởng dương (2,12% trong 9 tháng đầu năm) là tín hiệu đáng mừng, nhờ quyết tâm cao, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của Chính phủ và sự nỗ lực, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp.
Bệnh cạnh phương châm " chống dịch như chống giặc" nhằm sớm kiểm soát dịch COVID-19, Chính phủ nhanh chóng ban hành hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua khủng hoảng..., bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Trong quý II, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12/2020.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với các đại biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn triển khai, ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Chính phủ luôn quan tâm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thể hiện qua việc cắt giảm trên 3.800 điều kiện kinh doanh, hơn 6.770 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành...
Với cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Việt Nam cũng đã kết nối thêm với 5 nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào và Philippines, nâng tổng số thành viên đã kết nối lên 9 nước.
Tổng số chứng nhận xuất xứ (C/O) tiếp nhận từ các nước ASEAN đạt trên 179.000 trong khi tổng số C/O gửi sang các nước ASEAN là trên 263.000.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mong muốn, Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN cũng như các doanh nghiệp thành viên quan tâm hơn nữa về thị trường ASEAN vốn đang có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, tổng kim ngạch hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN năm 2019 đạt 57 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với 25 năm trước đây và chiếm tỷ trọng 11% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu từ các nước ASEAN trong suốt 25 năm qua. Tính đến cuối tháng 7/2020, vốn FDI của các nhà đầu tư ASEAN vào Việt Nam đạt gần 82 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam.
Đặc biệt, quy mô bình quân một dự án của các nước ASEAN là 19,9 triệu USD, cao hơn mức trung bình của các dự án FDI vào Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị, các doanh nghiệp chủ động, tích cực nắm bắt cơ hội cũng như thách thức trong quá trình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do.
Kinh nghiệm 2 tháng vừa qua cho thấy doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt đều là những doanh nghiệp đầu tiên khai thác tốt lợi ích từ Hiệp định EVFTA.
Về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ bảo đảm thúc đẩy bảo vệ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do; đã ban hành Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng đăng ký sở hữu trí tuệ để được bảo vệ./.
Hàng Việt có nhiều cơ hội tại thị trường 1,6 tỷ dân Trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường truyền thống gặp khó khăn, Bộ Công Thương cho rằng, việc mở rộng và phát triển hợp tác thương mại với các thị trường mới giàu tiềm năng tại Trung Đông - châu Phi là một trong những giải pháp mà Việt Nam cần hướng đến trong thời gian...