“Cây me kiểng” hơn 600 năm tuổi
Dân chơi cây kiểng khi được tận mắt nhìn cây me “khổng lồ” ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, An Giang) không khỏi xao lòng trước dáng thế tuyệt đẹp của cây me này. Nhiều người mê cây đã vượt cả trăm km chỉ để được ngắm cây.
Từ những lời khen của dân chơi cây kiểng ở miền Tây, PV Dân trí tìm đến ấp Tô Trung (xã Núi Tô, Tri Tôn) hỏi thăm về “đại lão me” cổ thụ, hầu như người dân nào trong xã Núi Tô cũng biết. Một số người dân đồng bào dân tộc Khmer còn nhiệt tình dẫn chúng tôi đến tận nơi. Trên đường đi họ cho biết cây me này có tuổi thọ trên 600 năm tuổi, với bà con nơi đây, cây me như một tài sản vô giá của dân làng.
Ông Chau Phi (75 tuổi) cho biết: “Cây me này đã tồn tại qua 5 đời, cứ hết đời này đến đời khác, con cháu trong dòng họ có nhiệm vụ chăm sóc và gìn giữ cây me. Giờ đây, nhà nước công nhận cây me là cây di sản của Việt Nam, dòng họ, bà con trong xóm vui mừng lắm nên sẽ tiếp tục bảo vệ cây me này”.
Theo quan sát của PV Dân trí, cây me cao khoảng 30m. Từ thân chính, hàng chục “cánh tay” vạm vỡ, cuồn cuộn vươn ra xa khoảng 20m, có khả năng che mát cho hàng trăm người. Nhưng đặc biệt nhất là bộ rễ của “lão me” này, từng nhánh rễ to đùng, nổi lên mặt đất, uốn lượn như những con rồng.
Video đang HOT
Ông Chau Nam – một người dân dẫn chúng tôi đến thăm cây me – cho biết: “Từ nhỏ tôi đã nghe ông nội kể nhiều chuyện xung quanh cây me cổ thụ này. Nhất là thời chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, ngoài việc cây me “ban” trái cho cả làng ăn thì cây me còn là nơi che chắn cho quân dân địa phương mỗi khi kẻ thù mở đợt càng quét hoặc gió bão tràn qua. Vì thế, bao năm qua bà con luôn nhớ ơn me, lập bàn thờ quanh gốc me là vậy”.
Theo ông Chau Phi, dù cây me đã trên 600 năm tuổi nhưng năm nào cũng ra hoa trái đều đặn. Người dân trong làng chỉ cần đi quanh gốc me là có gia vị để nấu canh chua, kho cá, nhặt me chín về ăn,… chứ tuyệt đối không trèo lên cây hái trái.
Ngày 13/8/2014 vừa qua, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp Chi cục Kiểm lâm An Giang tổ chức lễ công bố và trao Bằng công nhận cây me cổ thụ ở xã Núi Tô là “Cây di sản Việt Nam”.
Hàng ngày có nhiều người từ phương xa tìm đến đây để chiêm ngắm cây me có thế tuyệt đẹp này
Sau khi cây me nhà ông Chau Phi được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, Chi cục kiểm Lâm cho xây hàng rào bảo vệ xung quanh cây me.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Nhặt phế liệu, trượt chân chết đuối
Một người đàn ông trong lúc đi nhặt phế liệu, bất ngờ bị trượt chân rơi xuống sông. Dù được người dân địa phương kịp thời cứu vớt nhưng không qua khỏi.
Thông tin ban đầu, nạn nhân tên Q., khoảng 50 tuổi, ngụ ở phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng gần 7 giờ sáng 25/2, dọc bờ kè Bạch Đằng đoạn thuộc sông Chùa (khu vực phường 4, TP Tuy Hòa).
Đến 8 giờ sáng cùng ngày, thi nạn nhân được chính quyền địa phương và nhân dân vớt đưa lên bờ
Theo đó, trong lúc ông Q. đi nhặt phế liệu dọc bờ đường kè Bạch Đằng đã trượt chân rơi xuống sông Chùa rồi chìm xuống sông. Sau đó, người dân địa phương phát hiện tổ chức cứu vớt, đồng thời báo ngành chức năng hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân. Đến sau 8 giờ cùng ngày, thi thể nạn nhân được vớt lên bờ.
Theo người dân địa phương, ông Q. đã có vợ và một con nhưng ông sống một mình tại phường 6. Hàng ngày, ông đi lượm phế liệu để kiếm sống.
Doãn Công
Theo Dantri
Vì sao người dân hết lòng "đút lót" thánh thần? "Những hình ảnh phản cảm như tranh cướp lộc trên ban thờ, trút cơn mưa tiền lên kiệu rước, "đút lót" thánh thần... đang diễn ra tại nhiều chốn tâm linh, quả thực quá đau xót". Chen lấn kinh hoàng, cơn mưa tiền lẻ tại lễ khai ấn Đền Trần Biến chốn tâm linh thành nơi "buôn bán tài lộc"! PGS.TS Lê Quý...