Cây lẻ bạn: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây lẻ bạn là loài cây mang một cái tên hết sức kỳ lạ. Tuy vậy, nó lại là loại cây mọc vô cùng phổ biến ở nước ta và mang đến nhiều công dụng hữu ích trong đời sống cũng như trong y học.
Cây lẻ bạn là cây gì?
1. Nguồn gốc
Cây lẻ bạn có tên khoa học là Tradescantia discolor L”Hér, thuộc họ Thài Lài. Đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ, Mexico. Sau này chúng phổ biến rộng rãi tới nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cây lẻ bạn còn được biết đến với một số tên gọi khác như cây sò huyết, cây bạng hoa, cây tử niên thanh,… và chúng được trồng vô cùng phổ biến.
Hình ảnh cây lẻ bạn
2. Đặc điểm
Cây lẻ bạn là loài thực vật thân thảo, có chiều cao trung bình từ 30-50cm. Chúng sinh trưởng quanh năm, mọc thành từng bụi lớn với nhau. Phần thân cây được phát triển và bao phủ bởi rất nhiều bẹ lá khác nhau của cây. Lá cây lẻ bạn có màu xanh lục làm nền, xen lẫn màu tím trên mặt lá. Lá cây có chiều dài trung bình khoảng 30-40cm, dạng bầu dục thuôn dài, bề rộng khoảng 5-7cm. Cây lẻ bạn có khả năng ra hoa và thường được người dân thu hoạch làm dược liệu phục vụ mục đích chữa bệnh.
Tác dụng của cây lẻ bạn
1. Công dụng của cây lẻ bạn trong đời sống
Cây lẻ bạn là loài cây vô cùng dễ trồng và sinh trưởng. Chúng có thể sống được dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. Do đó chúng thường được trồng tại các công viên, vườn hoa để làm xanh tươi thêm cảnh quan.
Bên cạnh đó, cây lẻ bạn có màu xanh ánh tím vô cùng bắt mắt, cho nên nhiều người lựa chọn loại cây này để trồng trang trí trong vườn nhà, hoặc trồng trong chậu đặt tại các phòng trong ngôi nhà với mục đích làm đẹp, tô điểm không gian và cải thiện phong thủy.
2. Cây lẻ bạn trị bệnh gì?
Ngoài công dụng làm đẹp cảnh quan, làm cây trồng trong nhà, thì cây lẻ bạn có tác dụng lớn nhất trong y học, với khả năng giúp chữa bệnh vô cùng đáng kinh ngạc. Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây lẻ bạn trị bệnh mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Chữa sốt cao, nhức đầu: 15g bông hoa lẻ bạn, 10g vỏ cây kim phượng, 10g rễ cây chòi mòi. Tất cả nguyên liệu rửa sạch, để khô ráo, sau đó băm nhỏ rồi phơi khô dưới trời nắng. Cuối cùng đem hỗn hợp đi sắc thuốc cùng với nửa lít nước. Sắc còn khoảng 100ml nước thuốc thì lấy ra để uống 2 lần/ngày. Sử dụng liên tục bài thuốc trong 5-7 ngày.
- Chữa ho kèm đờm dai dẳng: 15g bông hoa lẻ bạn đem đi rửa sạch, để ráo nước sau đó mang đi giã nát. Chắt lấy phần nước cốt rồi cho vào một chút nước ấm, hòa tan rồi uống hàng ngày mỗi khi bị ho kèm đờm. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần cho đến khi hết bị ho.
- Thanh nhiệt, giải độc: Hỗn hợp hoa lẻ bạn, rễ mía, rễ cỏ tranh khối lượng như nhau, tất cả đem rửa sạch sau đó phơi khô dưới trời nước. Kế đến đem hỗn hợp đi hãm thành nước uống giống như hãm chè xanh vậy. Sử dụng nước uống này hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể hiệu quả.
- Thông tiểu, chữa tiểu bí, tiểu rắt: 15g bông hoa lẻ bạn, 20g rau má, 10g râu ngô, 15g diếp cá, 10g rễ cỏ tranh. Tất cả hỗn hợp đem rửa sạch, sau đó để ráo nước rồi mang đi sắc thuốc cùng với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp nước thuốc còn khoảng 300ml thì lấy ra sử dụng hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
Video đang HOT
Cây lẻ bạn là vị thuốc dân gian quý giá
Ý nghĩa cây lẻ bạn
Cây lẻ bạn được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà với mục đích cải vận và làm tốt đẹp phong thủy. Đó là bởi vì cây lẻ bạn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phát tài, may mắn, giúp xua tan vận xui, xua đuổi tà ma quỷ dữ. Nhờ đó mà gia chủ sẽ luôn bình an, gặp nhiều điều tốt lành, thịnh vượng. Vậy nên bạn hãy trồng cây lẻ bạn trong nhà để cải thiện phong thủy nhé.
Cách trồng cây lẻ bạn giúp cây xanh tốt
1. Đất trồng
Bạn nên lựa chọn những loại đất trồng chứa nhiều dinh dưỡng như đất mùn, trộn thêm một số thành phần như xơ dừa, vỏ trấu,… để cải thiện hàm lượng dinh dưỡng. Ngoài ra đất trồng cây lẻ bạn cần có độ tơi xốp tốt, độ pH trung bình từ 6-7 và khả năng thoát nước ổn định.
2. Phương pháp trồng
Cây lẻ bạn thông thường được trồng bằng hạt giống hoặc qua những cây giống còn non. Bạn có thể tìm mua dễ dàng giống cây tại các cửa hàng bán nông sản và cây cảnh.
3. Cách trồng
Cho đất trồng và trong chậu hoặc thùng xốp nếu bạn trồng tại nhà. Sau đó đục một hố đất nhỏ sâu từ 5-7cm rồi cho cây giống vào để trồng. Vun đất lại sát gốc rồi tiến hành tưới nước chăm sóc như bình thường. Trong trường hợp bạn trồng cây lẻ bạn ở ngoài các luống đất, cần lưu ý khoảng cách giữa các hố đất nên từ 20cm trở lên để tránh ảnh hưởng đến khả năng phát triển lẫn nhau.
4. Tưới nước
Bạn hãy đảm bảo tưới đủ nước cho cây hàng ngày. Cây lẻ bạn ưa ẩm ở mức trung bình, do đó mỗi ngày hãy tưới ít nhất 1 lần cho chúng. Khi vào mùa hạn, nắng nóng, bạn hãy tăng số lần tưới để đảm bảo đất trồng có đủ độ ẩm giúp cây phát triển.
5. Ánh sáng
Cây lẻ bạn có thể sinh trưởng và cho ra lá quanh năm dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên. Vậy nên bạn hãy trồng cây tại những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng Mặt Trời nhé. Trong trường hợp bạn đặt chậu cây trong phòng ít ánh sáng thiên nhiên, hãy đảm bảo cho chậu cây lẻ bạn tắm nắng từ 2-3 lần/tuần nhé.
6. Bón phân
Bón phân vào thời điểm khi mới trồng cây và khi cây sắp ra hoa. Bạn hãy sử dụng phân hữu cơ pha loãng với nước theo tỷ lệ 1 muỗng phân hữu cơ pha với 5 lít nước. Sau đó đem tưới đều đặn cho cây lẻ bạn để giúp cây phát triển tốt hơn. Thực hiện việc bón phân như vậy định kỳ 2-3 tuần/lần.
Có nên trồng cây lẻ bạn trong nhà không?
Như đã đề cập ở trên, cây lẻ bạn là loại cây trồng phong thủy được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Chúng có khả năng đem lại may mắn, bình an, xua tan điềm dữ, ma quỷ trong nhà. Do đó cây lẻ bạn hoàn toàn có thể trồng được trong nhà, làm cây cảnh trang trí.
7 cách đơn giản để khắc phục vườn rau chậm lớn
Chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng vườn rau "chậm lớn" nhà bạn với 7 mẹo đơn giản sau đây.
1. Ngâm ủ hạt giống trước khi gieo trồng trong chậu đất
Để vườn rau tại nhà mình có thể phát triển một cách tốt nhất, bạn nên chăm chút ngay từ thời điểm bắt đầu gieo trồng.
Hạt giống rau cần được ngâm trong nước 6 - 10 giờ, đem ủ trong lớp khăn ướt từ 1 - 2 ngày, sau khi hạt bắt đầu nứt vỏ thì mới bắt đầu trồng vào chậu. Như vậy độ nảy mầm của hạt sẽ đạt chất lượng cao hơn so với việc gieo trực tiếp vào chậu.
2. Chọn đất trồng rau phù hợp
Giá thể trồng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của rau, do vậy cần chọn đúng loại đất trồng phù hợp. Đất để trồng rau cần có độ giữ ẩm tốt, độ tơi xốp đảm bảo dưỡng chất cần thiết để cây rau phát triển đồng đều, tránh tình trạng còi cọc, lá cây quá nhỏ.
Đất dành cho vườn rau trồng trên sân thượng ban công tại nhà được sử dụng tốt như: đất cát pha, đất vườn, đất thịt, đất sạch tribat. Trước khi sử dụng, bạn nên tiến hành trộn đất cùng giá thể (xơ dừa, tro trấu, mùn cưa,..) và phân bón hữu cơ vi sinh theo tỉ lệ 5:3:2 để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất trồng.
3. Dùng biện pháp trừ sâu thủ công
Tránh sử dụng thuốc trừ sâu để ảnh hướng đến an toàn rau sạch và sức khỏe của gia đình bạn. Bạn nên dành thời gian chăm cắt tỉa rau, lá sâu, nhổ cỏ để tránh tình trạng bệnh cây lây lan nhanh.
Bạn có thể tự tay tạo chế phẩm sinh học tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản nhất để diệt trừ côn trùng gây bệnh cho vườn rau. Chế phẩm sinh học này được tạo ra từ ớt gừng tỏi với tỷ lệ 1kg:1kg:3l, đảm bảo không gây hại môi trường lại diệt sâu bệnh cực kỳ hiệu quả.
4. Tái sử dụng đất trồng vừa hiệu quả vừa tiết kiệm
Đất trồng rau có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy nhiên chúng ta phải tiến hành xử lý lại trước khi bắt đầu trồng đợt rau tiếp theo. Đất sau khi thu hoạch nên nhặt hết phần rễ lá thừa, đem trải mỏng trên thềm sạch hoặc bạt vải dưới ánh nắng mặt trời từ 4 - 5 ngày để tiêu diệt mầm bệnh.
Sau đó, trộn thêm đất dinh dưỡng hoặc phân trùn quế theo tỷ lệ 1:1, xới đất đều tay cho tơi xốp trở lại thì có thể đem đi sử dụng tiếp tục cho vườn rau nhà mình được rồi.
5. Lên lịch tưới nước hợp lý
Vườn rau tự trồng tại nhà sẽ có nhu cầu tưới nước rất cao, nhất là đối với thời tiết của thành phố, cần phải chăm tưới 2 lần trong ngày. Trường hợp, rau mầm mới đem ra trồng chậu thì nên sử dụng lưới che, mái che tránh bớt nắng gắt buổi trưa, làm cây con bị chết hoặc héo lá.
Đặc biệt ở thành phố, mùa mưa hay đến thất thường, nên mái che có thể ngăn tránh xói đất, giảm lượng nước mưa dư thừa làm ngập úng rau.
6. Ánh sáng
Đa phần mọi người đều chọn hướng vườn rau trên sân thượng theo kinh nghiệm cá nhân và các kiến thức lý thuyết sách vở. Có người đặt vườn rau ở hướng đón nắng đúng 6-8 tiếng mỗi ngày nhưng cây vẫn không lớn. Một số người lại đặt vườn rau theo sở thích dẫn đến vườn rau quá sáng hoặc quá tối. Đây chính là những sai lầm đầu tiên khiến cây "chăm hoài không lớn".
Thực tế, ánh nắng mặt trời là điều kiện cần để rau quang hợp và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi loại rau trồng lại có mức độ chịu nắng khác nhau.
Bạn không thể chọn hướng vườn rau đón nắng 8 tiếng mỗi ngày để ép những cây ưa bóng mát như xà lách phát triển khỏe mạnh. Bạn càng không thể bắt các loại cây ưa sáng như rau muống phải tươi tốt quanh năm khi ép chúng sống trong bóng tối.
Thay vì chọn hướng vườn rau trên sân thượng theo sở thích hoặc theo "lý thuyết thô", bạn nên nghiên cứu về đặc tính của loại cây mà mình sẽ trồng. Cà chua, rau dền, rau cải... - mỗi loại cần bao nhiêu giờ đón nắng là đủ? Sau đó lựa chọn hướng vườn lý tưởng, đảm bảo cây đủ sáng, đủ nắng để cây hấp thu tốt và lớn nhanh.
7. Nhiệt độ vườn rau không phù hợp với đặc tính của cây trồng
Ông bà ta có câu: "mùa nào thức nấy" ý chỉ mỗi thức quà của thiên nhiên, mỗi loài rau trái đều phù hợp với từng mùa, với từng nền nhiệt khác nhau.
Các phát minh trồng rau trái mùa đều dựa trên nguyên lý tạo điều kiện nhiệt độ và ánh sáng mô phỏng đúng với nền nhiệt vụ mùa mà cây sinh trưởng tốt.
Vậy nên, nếu bạn trồng rau chịu lạnh trong khi vườn rau đón nắng mùa hè lên tới 35-40 độ C thì chắc chắn "thua từ vòng gửi xe".
Một ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu. Giả sử bạn trồng đậu Hà Lan, rau cần, xà lách, đây là giống rau ôn đới sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt từ 15 - 20 độ C. Trên 30 độ thì cây sẽ ngừng phát triển.
Lúc này bạn có 2 lựa chọn: Một là trồng các loại rau này vào mùa đông, hai là trồng vào mùa khác nhưng phải tìm cách hạ nhiệt độ của vườn rau xuống tới mức dưới 30 độ. Còn nếu bạn chỉ đơn thuần trồng rau vì đam mê mà không quan tâm "cây muốn gì" thì chắc chắn sẽ không thể nào có rau ngon để thưởng thức.
Ngoài việc tìm hiểu nhiệt độ phát triển tốt của từng loại cây và trồng đúng mùa đúng vụ, bạn cần nghiên cứu thêm cách tạo môi trường lý tưởng cho cây phát triển trái mùa.
Nếu muốn trồng cây chịu lạnh vào mùa nóng, bạn nên che lưới tránh nắng cho cây. Đồng thời, tìm kiếm các biện pháp can thiệp như thiết kế mô hình trồng rau thủy canh giá rẻ với đường ống nhựa chuyên dụng, hạn chế hấp thu nhiệt để cây xanh tốt.
Cây Trúc Mây: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Trúc Mây là loài cây cảnh trồng trong nhà với mục đích làm đẹp và mang lại nhiều giá trị phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên vẫn còn ít người chưa biết đến loại cây này cũng như cách chăm sóc hợp lý. Cây Trúc Mây là cây gì? 1. Nguồn gốc Cây Trúc Mây có tên khoa học...