Cây kim nhỏ dưới 0,5mm hút sạch tổn thương khối u vú lớn đến 5cm
Trong một lần can thiệp từ 30 – 60 phút, với một cây kim nhỏ dưới 0,5mm, các tổn thương u tuyến vú lành tính của bệnh nhân được hút bỏ hoàn toàn. Phương pháp này cũng cho phép lấy u để sinh thiết khối u, không xâm lấn giúp bệnh nhân ra viện ngay trong ngày, không để lại sẹo. Tuy nhiên, chi phí kim chưa được bảo hiểm y tế thanh toán, với mức phí 6 triệu đồng.
Khi nào cần Xquang tuyến vú?
Các bác sĩ Trung tâm điện quang ( BV Bạch Mai) vừa triển khai thành công kỹ thuật Chụp Xquang tuyến vú phát hiện ung thư vú sớm và kỹ thuật hút chân không loại bỏ hoàn toàn tổn thương vú, mở ra nhiều hi vọng cho bệnh nhân ung thư vú.
GS.TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm điện quang cho biết, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất phụ nữ. Tại Việt Nam, tỉ suất mắc bệnh chuẩn hoá theo tuổi tăng gấp đôi trong vòng 2 thập kỉ gần đây, từ 13,8 năm 2000 lên 29,9/100.000 phụ nữ năm 2010. Tỉ lệ mắc mới hằng năm trên cả nước lên tới 12533 ca, chiếm trên 20% số ca ung thư ở nữ giới.
Đáng nói, trước đây các ca ung thư vú đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, các triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng, khiến tiên lượng bệnh kém. Việc sàng lọc ung thư vú, phát hiện những u nhỏ, tổn thương không sờ thấy giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú.
TS.BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng nhóm chẩn đoán hình ảnh vú (Trung tâm điện quang) cho biết, mỗi ngày tại Trung tâm tiến hành siêu âm vú sàng lọc khoảng 120 ca, chụp X-quang tuyến vú khoảng 60 ca, trong đó khoảng 15 – 20 ca cần sinh thiết. Kết quả trung bình từ 1 – 2 ca phát hiện ung thư vú mỗi ngày. Có những bệnh nhân được phát hiện rất sớm từ khi chưa có triệu chứng, nhưng cũng có những trường hợp khối u to 2 – 4cm.
Chị Nguyễn Thị Toán (42 tuổi) đến nay đã điều trị ung thư vú được 6 tháng, hoàn toàn khỏe mạnh. “Tôi phát hiện bệnh hoàn toàn tình cờ, không có triệu chứng, biểu hiện gì. Đợt đó khi đến viện để kiểm tra một bệnh lý khác, bác sĩ khuyên Xquang tuyến vú không ngờ phát hiện có vấn đề. Sau khi được siêu âm 3D kiểm tra, phát hiện chính xác khối u vú dù không đau, bản thân không thấy sự thay đổi nào”, chị Toán chia sẻ.
Hút hết tổn thương vú không để lại sẹo
GS Thông cho biết, tại Trung tâm điện quang, ngoài các kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến vú đã triển khai một số kỹ thuật can thiệp tuyến vú dưới hướng dẫn của hình ảnh như: chọc hút tế bào kim nhỏ dưới siêu âm, sinh thiết kim lõi dưới Xquang và siêu âm, sinh thiết có thiết bị hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm và Xquang; và điều trị loại bỏ tổn thương tuyến vú bằng kỹ thuật sinh thiết có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm.
Trong đó, kỹ thuật hút chân không loại bỏ hoàn toàn tổn thương tuyến vú được triển khai từ năm 2018, đến nay đã thực hiện trên 100 bệnh nhân. Đây là một kỹ thuật hiện đại, có nhiều ưu điểm, ít xâm hại, giảm tối đa tổn thương nhu mô lành lân cận, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
TS.BS Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, trước đây khi chưa có phương pháp sinh thiết hút chân không, bệnh nhân phải trải qua cuộc tiểu phẫu với đường rạch ở vú bằng đúng kích thước khối u. Vì thế, sẹo để lại ở ngực phụ thuộc kích thước khối u, có bệnh nhân sẹo 2cm, có người 5cm.
Video đang HOT
Các bác sĩ thực hiện phương pháp hút chân không, loại bỏ hoàn toàn 2 khối u trên ngực phải của một bệnh nhân. Ngay sau khi xong, bệnh nhân tỉnh táo, được nẹp ngực, xuất viện trong ngày. Ảnh: H.Hải
Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng kim sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm có đường kính lớn (11-8G), có thiết bị hỗ trợ hút chân không để lấy mẫu bệnh phẩm, cho kết quả giải phẫu bệnh tốt hơn hoặc để lấy toàn bộ tổn thương lành tính.
Thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, có thể sinh hoạt bình thường sau 1 ngày, chỉ gây tê tại chỗ, hầu như không để lại sẹo.
Ths.BS Lại Thu Hương cho biết, kĩ thuật này bản chất là sinh thiết, vì làm dưới hướng dẫn siêu âm nên định vị được kim sinh thiết vào vị trí tổn thương. Ưu điẻm lớn nhất đó là lấy toàn bộ tổn thương, đúng vị trí, có đầy đủ bệnh phẩm để chẩn đoán mô bệnh học chính xác nhất.
Ngoài ra, phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp u xơ tuyến vú lành tính tiến triển, bệnh nhân có nhu cầu cắt bỏ u, nang vú nhiễm trùng tái phát, phức hợp nang xơ hoá, u nhú (papiloma), kết quả sinh thiết nghi ngờ hay thất bại, các tổn thương quá nhỏ (
“Tất cả các tổn thương tuyến vú lành tính gây ảnh hưởng cho bệnh nhân đều có thể sử dụng phương pháp này, Với kích thước khối u dưới 3cm có thể ấy bỏ toàn bộ tổn thương trong 1 lần can thiệp. Với kích thước lớn hơn, đến 5cm có thể lấy hết trong 1 lần hoặc 2 lần can thiệp”, TS Hương nói.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể để lại máu tụ nhưng tan đi rất nhanh, để lại sẹo xơ rất nhỏ. Với khối u quá lớn hơn 7cm việc lấy khối u phải cân nhắc vì có thể để lại máu tụ. Sau lấy toàn bộ tổn thương lành tính không còn khả năng tạo thành khối u lành tính khac.
GS Thông khuyến cáo, chị em trên 40 tuổi nên sàng lọc ung thư vú hàng năm. X-quang là phương pháp sàng lọc ung thư vú ở quần thể khoẻ mạnh, ngay cả phụ nữ chưa có dấu hiệu gì của bệnh đều được chỉ định Xquang vú, hoặc người có yếu tố nguy cơ cao (mẹ, chị gái, em gái mắc ung thư vú), người từng bị ung thư một bên vú…
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nam sinh 18 tuổi ở Nghệ An mắc 3 bệnh ung thư cùng lúc
Sau 2 tháng mổ u não, nam thanh niên tiếp tục phát hiện ung thư tá tràng rồi ung thư đại tràng, là ca bệnh rất hiếm gặp.
Đang khoẻ mạnh, bỗng phát hiện u não
GS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cho biết, mới đây trung tâm tiếp nhận bệnh nhân Đặng Văn C., 18 tuổi, đang là học sinh tại Nghệ An, bị cùng lúc 3 loại ung thư rất hiếm gặp.
Nam sinh này vốn có tiền sử khoẻ mạnh, gia đình không có ai mắc ung thư. Tuy nhiên từ tháng 7/2018, C. đột nhiên xuất hiện liên tiếp các cơn đau đầu, đau tăng dần qua từng ngày khiến mắt mờ và liên tục buồn nôn.
Hình ảnh khối u ở não bệnh nhân
Tuy nhiên nam thanh niên vẫn khoẻ mạnh, không hề bị liệt chi, không sốt, không rối loạn đại tiểu tiện, không đau bụng. Khi vào BV đa khoa tỉnh Nghệ An chụp cộng hưởng từ sọ não, bác sĩ phát hiện khối u lớn ở hồi hải mã trái. Sau đó BV tỉnh đã chuyển bệnh nhân ra Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai để điều trị tiếp.
Khi vào viện, bệnh nhân được X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng nhưng không thấy bất thường. Chụp cộng hưởng từ sọ não có hình ảnh khối u lớn hồi hải mã trái kích thước 2,93,9cm, là u thần kinh đệm ít nhánh, giai đoạn 3.
Tháng 8/2018, bệnh nhân được phẫu thuật vi phẫu lấy u não. 1 tháng sau khi sức khoẻ tốt lên, bác sĩ tiếp tục chỉ định hoá - xạ trị kết hợp.
Phát hiện thêm cùng lúc 2 loại thư
GS Khoa cho biết, ngày 15/10/2018, khi đang điều trị hoá - xạ trị, bệnh nhân bất ngờ xuất hiện đau bụng âm ỉ thượng vị và vùng quanh rốn, đau thành cơn dữ dội kèm theo nôn ra dịch thức ăn không lẫn máu, đại tiện phân có lẫn ít máu tươi.
Khi thăm hậu môn trực tràng, bác sĩ không phát hiện bất thường, không có máu. Tiếp tục chỉ định nội soi đường thực quản - dạ dày - tá tràng, các bác sĩ rất bất ngờ khi đoạn D2 tá tràng có khối lồi kích thước khoảng 3cm, nghi ngờ ung thư tá tràng.
U tá tràng kích thước khoảng 3cm trong lòng tá tràng
Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định tạm dừng hoá - xạ trị để bệnh nhân sinh thiết, trong thời gian này tạm thời cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày, cho truyền kháng sinh, nâng cao thể trạng.
Trong lúc đợi kết quả sinh thiết khối u ở tá tràng, ngày 18/20/2018, bác sĩ tiếp tục cho C. làm các xét nghiệm đánh giá toàn thân trước khi phẫu thuật. Khi chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bệnh nhân lại tiếp tục phát hiện hạch ở ổ bụng, theo dõi u đại tràng.
Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu tháo lồng, cắt khối u đại tràng và cắt đoạn tá tràng. Kết quả giải phẫu sau mổ cho thấy, nam thanh niên mắc ung thư biểu mô tuyến ở tá tràng và u lympho ác tính không Hodgkin tế bào B lan tỏa dưới típ tâm mầm ở đại tràng.
3 ngày sau, bệnh nhân tiếp tục phát hiện u ở đại tràng
Theo GS Khoa, đây là trường hợp mang 3 bệnh ung thư với 3 loại tế bào khác nhau chứ không phải 1 loại ung thư di căn lên não, đến xương như những bệnh nhân ung thư di căn khác. Trường hợp này đặt ra nhiều thách thức cho các bác sĩ, làm sao để tìm ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Một cuộc hội chẩn đặc biệt với các giáo sư đầu ngành đã được triệu tập. Phương án cuối cùng là tiếp tục điều trị hoá - xạ trị u não đủ liệu trình, sau đó đánh giá toàn thân để xét kế hoạch điều trị ung thư đại tràng và ung thư tá tràng. Song song đó, bệnh nhân cần phối hợp nâng cao thể trạng, điều trị hỗ trợ.
Sau 23 buổi hoá - xạ trị kết hợp, hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy vẫn còn khối u choán ngay sau vị trí sừng chẩm não thất bên trái.
GS Khoa cho biết, u tế bào thần kinh đệm là loại u ác tính, diễn biến nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Để điều trị u thần kinh đệm ít nhánh, phẫu thuật đóng vai trò chính giúp lấy u tối đa, sau đó có thể kết hợp xạ trị và hoá trị.
Với u lympho không Hodgkin là nhóm bệnh tăng sinh ác tính dòng tế bào lympho, với biểu hiện phức tạp về lâm sàng và mô bệnh học.
Bệnh thường biểu hiện tại hạch (nên còn có tên gọi là ung thư hạch) chiếm trên 60% hoặc biểu hiện u ở ngoài hạch và có thể ở bất cứ cơ quan, vị trí khác nhau trong cơ thể, hay gặp như ở da, đường tiêu hóa như dạ dày, đại trực tràng... (trường hợp bệnh nhân C. ở đại tràng), vòm mũi họng, lưỡi, thần kinh trung ương, hốc mắt...
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ Viện khoa học Y khoa Sri Venkateswara, Ấn Độ, được đăng tải trên tạp chí ung thư Nam Á, trường hợp 1 bệnh nhân mắc cùng lúc nhiều loại ung thư hiện đang được báo cáo thường xuyên hơn nhờ kĩ thuật chẩn đoán tốt hơn, tiên lượng điều trị cũng tốt dần lên.
Qua nghiên cứu 13 trường hợp, nhóm nghiên cứu cho rằng phần lớn các trường hợp mắc cùng lúc nhiều loại ung thư do ngẫu nhiên song cũng có mối liên hệ với tiền sử gia đình, khiếm khuyết miễn dịch và di truyền...
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơn Do thiếu kiến thức xử trí đột quỵ ban đầu, hầu hết bệnh nhân đến BV khi tình trạng nặng thêm hoặc đã qua giai đoạn vàng. Chỉ 3,5% bệnh nhân đến kịp giờ vàng Tại Việt Nam, những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng từ 1,7% lên 2,5%, tỉ lệ nam giới mắc gấp...