Cây hoa móng cọp có ý nghĩa gì và cách trồng, chăm sóc tốt nhất
Hoa móng cọp hay còn gọi là “dây hoa cẩm thạch” chúng lại có một vẻ đẹp cuốn hút đến kỳ lạ, làm say đắm biết bao người. Vậy cách trồng loài hoa này như thế nào, có dễ dàng hay không?
Hoa móng cọp là cây gì? Đặc điểm và sinh trưởng
Hoa móng cọp có tên khoa học là Strongylodon macrobotrys, tên tiếng Anh được gọi là Jade Vine, còn được dân gian gọi là cây hoa cẩm thạch. Sở dĩ chúng có tên là móng cọp là bởi hình dáng của hoa cong vuốt lên tựa như móng của loài cọp, báo,…
Hoa móng cọp vốn có nguồn gốc từ Philippines, tại những cánh rừng nguyên sinh, nơi có khí hậu ẩm ướt và mát mẻ. Cây móng cọp là cây thân gỗ to, sống lâu năm, hoa có khả năng mọc thành chùm dây leo cho nên người dân hay trồng chúng thành các dàn dây leo để hoa có thể mọc dài và rủ xuống vô cùng đẹp mắt.
Hình ảnh hoa móng cọp
Chùm hoa móng cọp khi mọc dài ra có thể lên đến hơn 3 mét, mỗi dây gồm có hàng chục đến cả trăm bông hoa nở đều và đẹp. Hoa móng cọp thông thường có màu xanh ngọc nên chúng có tên tiếng Anh là Jade Vine. Tuy nhiên loài hoa này còn có những màu sắc khác như màu xanh lục, vàng, cam, đỏ.
Hoa móng cọp được trồng khá nhiều tại Đà Lạt vì chúng ưa thích khí hậu nơi đây, ngoài ra chúng cũng có thể được trồng tại các tỉnh thành miền núi phía Bắc. Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 4 cho đến cuối tháng 10 trước khi thời tiết trở nên lạnh giá. Cây móng cọp có thể tạo quả, quả của chúng khá là to và có phần hơi giống với quả cóc nhưng lại có kích thước to như quả xoài.
Hoa móng cọp có những loại nào?
Như đã đề cập đến ở trên, hoa móng cọp có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng chủ yếu là các màu xanh ngọc, đỏ cam và màu vàng. Mỗi loại màu hoa khác nhau chứng tỏ nguồn gốc xuất xứ khác nhau cũng như một số đặc điểm riêng biệt của chúng.
Là màu sắc phổ biến nhất của loài hoa này, chúng còn có tên gọi khác là dây hoa cẩm thạch, hoa móng cọp cẩm thạch,… Các cánh hoa có màu xanh lục cho đến xanh ngọc, hình dạng tựa như chiếc móng của con cọp và cong vút hướng lên trên. Chùm hoa móng cọp xanh ngọc có thể mọc dài đến hàng mét và có xuất xứ từ những vùng rừng nhiệt đới của Philippines hoặc ở nước ta. Ngoài ra, loài hoa này có thể biến đổi màu sắc tùy theo thời điểm trong ngày, buổi sáng chúng sẽ có màu xanh lam, buổi trưa sẽ có màu xanh lơ nhạt và buổi chiều tối sẽ có màu xanh ngọc.
Video đang HOT
Hoa móng cọp xanh ngọc
Hoa móng cọp đỏ cam là loài hoa có màu sắc vô cùng độc đáo với tông màu đỏ rực làm nổi bật mọi nơi chốn mà loài hoa này được trồng. Hình dạng của hoa móng cọp đỏ cam không khác biệt quá nhiều so với loài hoa móng cọp xanh ngọc. Chúng vẫn mọc thành chùm dây leo với hàng chục bông hoa nở sát nhau.
Hoa móng cọp đỏ
3. Hoa móng cọp vàng
Đây là giống hoa đặc biệt có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hình dạng khác biệt hoàn toàn so với hoa móng cọp xanh ngọc hay đỏ cam. Mặc dù chúng vẫn là loài dây leo, thế nhưng những bông hoa lại không mọc thành chùm dày đặc hàng chục đến hàng trăm bông hoa mà chỉ mọc với số lượng ít hơn. Ngoài ra hoa móng cọp vàng không đơn thuần chỉ có màu vàng là màu chủ đạo mà chúng còn đi kèm màu đỏ. Khi hoa nở sẽ tạo thành hình giống như một chiếc hài, cho nên loài hoa móng cọp vàng này cũng được gọi là hoa Thiên hài.
Hoa móng cọp vàng
Công dụng của hoa móng cọp trong đời sống
Với vẻ đẹp độc đáo và màu sắc bắt mắt của mình, hoa móng cọp thường được trồng nhiều với mục đích trang trí cho không gian xung quanh và làm đẹp cho ngôi nhà cũng như khu vườn của bạn.
Bên cạnh đó, do là cây dây leo mọc thành chùm cho nên hoa móng cọp còn được nuôi trồng với mục đích tạo bóng mát, che chắn ánh nắng cho những ngôi nhà dễ bị ánh nắng Mặt Trời chiếu nhiều tới gây nóng bức. Với những chùm hoa móng cọp nở rộ đẹp mắt sẽ mang đến không gian xanh tươi và tạo sự mát mẻ cho cả ngôi nhà.
Cuối cùng, nhiều gia chủ có ý định trồng hoa móng cọp trong nhà với mục đích phong thủy có lợi, giúp tăng sự may mắn, giàu sang và phú quý cho gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là loài hoa mang lại giá trị kinh tế tốt nếu như bạn có ý định trồng cây để kinh doanh.
Ý nghĩa hoa móng cọp
Hoa móng cọp với hình dáng giống như móng vuốt của loài thú săn mồi mạnh mẽ, các cánh hoa đua nhau mọc hướng lên trên mang lại ý nghĩa cho sự mạnh mẽ, cá tính, luôn hướng tới những điều tốt đẹp phía trước và vượt qua được những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Ngoài ra, hình dạng độc đáo cùng với màu sắc rực rỡ mà hoa móng cọp mang lại có ý nghĩa tốt đẹp, tích cực, đem lại nhiều may mắn, tài lộc và quyền uy cho gia chủ khi trồng trong nhà.
Cách trồng hoa móng cọp và chăm sóc tốt nhất
1. Đất trồng
Hoa móng cọp phù hợp để trồng trong loại đất mùn có nhiều dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt để không gây ngập úng cho cây. Bên cạnh việc chọn lựa đất trồng, bạn cũng có thể trồng loài cây này thông qua phương pháp giâm cành hoặc chiết cành, sau vài tháng là có thể tách cây ghép chiết để trồng riêng trong chậu.
2. Nước tưới
Hoa móng cọp là loài cây ưa ẩm ướt, do đó bạn cần tưới đầy đủ nước hàng ngày cho cây, nhất là khi cây đang trong giai đoạn phát triển. Ngoài ra, nếu cây đang bước vào giai đoạn nở hoa thì càng cần nhiều nước một chút, tuy nhiên không được tưới quá đẫm.
Hoa móng cọp rất ưa ẩm và cần được chăm sóc tốt
3. Bón phân
Nếu như đất trồng đã có đủ dinh dưỡng cần thiết thì bạn có thể bỏ qua công đoạn bón phân cho cây. Chỉ thực hiện bón lót định kỳ vào mỗi tháng hoặc bón thúc cho cây khi hoa đang bước vào giai đoạn chuẩn bị nở rộ. Bạn nên lựa chọn những loại phân giàu đạm vì đây là dưỡng chất chủ yếu mà cây cần để sinh trưởng.
4. Phòng sâu bệnh
Hoa móng cọp do là loài cây dây leo cho nên sẽ thường mọc ở những vị trí cao, vậy nên chúng sẽ hiếm khi gặp phải sâu bệnh tấn công. Tuy vậy bạn cũng không nên chủ quan mà hãy chịu khó quan sát cây thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh có thể ảnh hưởng đến lá hoặc hoa móng cọp.
Vì sao chỉ số PCI của Điện Biên giảm 2 bậc?
Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2020 của tỉnh Điện Biên đạt 62,62 điểm, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng chung của cả nước (giảm 2 bậc so với 2019); xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên cho biết, với 64,11 điểm, năm 2019, Điện Biên xếp thứ 44 trên bảng xếp hạng PCI toàn quốc, đạt kế hoạch của tỉnh đề ra là nằm trong nhóm xếp hạng PCI từ 40 - 45 của cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2014, chỉ số PCI của Điện Biên vươn lên nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số khá của cả nước và xếp thứ 7/14 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. Nhiều chỉ số thành phần được cải thiện đáng kể như: tiếp cận đất đai; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền; đào tạo lao động và chỉ số về thiết chế pháp lý, an ninh trật tự...
Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trong việc từng bước thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Năm 2020, Điện Biên xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng PCI của cả nước (giảm 2 bậc so với năm 2019
Năm 2020, theo kết quả công bố của VCCI mới đây, chỉ số PCI tỉnh Điện Biên đạt 62,62 điểm, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng chung của cả nước (giảm 2 bậc) và xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (giảm 1 bậc).
Ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, mặc dù có giảm về điểm số và thứ hạng trên bảng xếp hạng chung của cả nước, nhưng so với các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, nhất là khu vực phía Tây Bắc thì chỉ số PCI năm 2020 của Điện Biên vẫn ở mức tương đối khả quan. Về 10 chỉ số thành phần thì có 4 chỉ số có điểm số tăng so với năm trước là: chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền tỉnh. Đây là những chỉ số rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, bởi khi những chỉ số này được cải thiện, chứng tỏ môi trường kinh doanh của tỉnh đang tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Việc PCI của tỉnh năm 2020 bị giảm 2 bậc và nhiều chỉ số thành phần như: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và thiết chế an ninh, trật tự... cũng bị giảm điểm có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Điển hình nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp không ít khó khăn; nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 còn chậm và chưa giải quyết đáng kể những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư; một số nội dung ảnh hưởng bởi sự thay đổi các quy định của pháp luật, nên bị kéo dài thời gian giải quyết...
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đảm bảo thông thoáng, hiệu quả
Cũng theo ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên, trong 3 tỉnh khu vực Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu) thì Điện Biên vẫn là tỉnh có chỉ số PCI cao nhất trong năm 2020 (Sơn La xếp thứ 55 và Lai Châu xếp thứ 57). Riêng tỉnh Lai Châu đã cho thấy sự bứt phá quyết liệt, khi từ vị trí cuối bảng năm 2019 vươn lên xếp thứ 57 năm 2020, tăng 4 bậc. Đây là điều tất yếu, bởi các địa phương đều luôn nỗ lực thu hẹp khoảng cách về chỉ số PCI của mình với các địa phương khác.
Trong thời gian tới đây, tỉnh Điện Biên sẽ chỉ đạo các ngành, các địa phương phân tích, đánh giá từng chỉ số thành phần, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các nhóm giải pháp khắc phục. Trong đó, sẽ tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công khai, minh bạch, nhất là các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực... Đặc biệt là sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện chính quyền điện tử trong xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân; tăng cường nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới .
"Đánh thức" tiềm năng kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc Có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển, lại được sự quan tâm "đặc biệt" của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên cho đến nay Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước. Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Đầu tư phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc...