Cây hoa cảnh vắng khách mua, tiểu thương thẫn thờ lo “mất Tết”
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều điểm điểm bán hoa, cây cảnh tại TP. HCM vẫn vắng bóng người mua khiến nhiều tiểu thương như ngồi trên đống lửa vì sợ ế hàng.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, dọc các tuyến đường, điểm chung của các điểm bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết tại TP.HCM trong ngày 26 tháng Chạp (20/1) từ lề đường cho đến các điểm bán tập trung đều vắng khách đến mua.
Giá hoa Tết năm nay cũng không tăng so với năm ngoái, chẳng hạn như cúc mâm xôi chỉ khoảng 200.000 – 350.000 đồng/cặp, mai vàng loại nhỏ 1 nhánh chỉ khoảng 150.000 – 350.000 đồng/chậu, hoa mào gà có giá 100.000 – 150.000 đồng/chậu….
Anh Trần Văn Dụng – chủ một điểm bán hoa cảnh trên Quốc lộ 13 (Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, cúc mâm xôi là loài hoa rất được người dân TP.HCM chuộng mua, dùng trưng trong nhà mấy ngày Tết. Tuy nhiên, đây là loài hoa chóng tàn, dễ hư hỏng nên mọi người thường chọn thời điểm thật cận Tết mới mua hoa.
Dù đã 27 Tết, điểm bán hoa cúc mâm xôi của anh Dụng vẫn vắng bóng khách mua. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Từ 22 tháng Chạp, anh Dụng mang hơn 400 chậu cúc mâm xôi từ miền Tây lên TP.HCM nhưng mỗi ngày chỉ bán được vài cặp. Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết, anh lo sẽ không thể tiêu thụ hết số cúc này.
“Năm nay lượng khách mua ít, bán chậm hơn so với tất cả các năm trước. Tầm 26 Tết năm ngoái đã bán được 1/3 rồi, nhưng năm nay thì vắng vẻ lắm. Hy vọng còn mấy ngày cuối lượng khách tăng lên chứ không bán hết hàng thì coi như năm nay mất Tết” – anh Dụng lo lắng.
Cùng chung cảnh ngộ với anh Dụng, anh Long Bình – chủ một điểm bán mai trước công viên Lê Thị Riêng (Q.10, TP.HCM) cũng cho biết, sức mua năm nay giảm khoảng 30% so với năm ngoái. Năm nay anh vẫn bán chậu cỡ nhỏ giá 200-800 nghìn đồng, chậu cỡ vừa giá 1-1,5 triệu đồng. Sau 5 ngày anh mới chỉ bán được vài chậu, nếu không bán hết 80 chậu mai này anh sẽ phải thuê xe chở về, như vậy anh sẽ tốn thêm một lần chi phí vận chuyển.
Theo một số tiểu thương, sức mua của những ngày này chậm là do chưa đến ngày cao điểm Tết, thường thì phải đến ngày 28, 29 sức mua mới tăng cao. Nhiều tiểu thương cũng bày tỏ mong muốn trong một vài ngày tới, sức mua hoa kiểng của người dân được cải thiện, hoạt động mua bán cũng vì thế náo nhiệt hơn.
Video đang HOT
“Tâm lý người mua hoa kiểng bây giờ là cứ chờ đến những ngày giáp Tết mới mua. Mọi người bảo nhau rằng hoa kiểng thời điểm đó giá cả rất hợp lý, có khi lại mua được giá hời. Điều này khiến cho việc kinh doanh của chúng tôi gặp nhiều khó khăn”, một tiểu thương bán hoa cảnh cho biết.
Chủ một điểm bán cây cảnh trên đường Trường Sơn (Q.Tân Bình, TP.HCM) ngồi bó gối chờ khách. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Khách xem mai chỉ lác đác vào buổi tối. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Không có khách, anh Long Bình tranh thủ chăm chút cho những cây mai của mình. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Tiểu thương buồn ngủ vì không có khách mua. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Những chậu cúc vàng rực rỡ nằm chờ khách trên đường Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Không có khách mua chủ điểm bán hoa này ngồi bấm điện thoại. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Theo danviet.vn
Vật vờ ở Bến xe Miền Đông chờ có vé về quê ăn Tết
"Năm ngoái tôi mua vé trước Tết nên chủ động, năm nay không sắp xếp được công việc nên tính ra bến xe rồi mua luôn, ai ngờ hết vé", anh Đặng Văn Hải.
Sáng 19/1 (25 tháng Chạp), Bến xe Miền Đông chật kín người về quê đón Tết. Dòng người "tay xách, nách mang" những balo, túi, quà cáp... liên tục vào ra nơi đây.
Những hàng ghế trước các quầy bán vé không còn một chỗ trống. Nhiều người ngồi vật vờ trước cổng hay chọn một góc còn trống bên trong để ngồi tạm, chờ đến giờ xe chạy.
Hành khách ngồi chật kín những hàng ghế trước quầy bán vé. Ảnh: Thư Trần.
Theo ghi nhận của Zing.vn, bên cạnh hành khách đến bến xe gần giờ khởi hành, có nhiều người khác chưa có vé hoặc phải chờ đợi rất lâu trước giờ xe chạy.
Chị Phạm Thị Ngọc Bích (36 tuổi, quê Đắk Lắk) có mặt ở Bến xe Miền Đông từ 11h sáng. Chị cho biết mình từ Tây Ninh đi chuyến xe lúc 10h xuống TP.HCM để nối chuyến về Tây Nguyên, theo chị đó cũng là chuyến xe duy nhất; nếu không đi thì phải chờ đến ngày mai mới có xe.
"Tôi mua vé xe Tết về Đắk Lắk từ tháng 11/2019. Từ Tây Ninh xuống đây chỉ có một chuyến lúc 10h sáng nên phải đi. 19h xe mới chạy đi Đắk Lắk, ngồi ở đây vừa chơi vừa chờ", chị Bích tỏ ra lạc quan.
Chị Bích phải di chuyển từ Tây Ninh xuống TP.HCM rồi mua vé xe về Đắk Lắk. Ảnh: Thư Trần.
Vừa nghe nhạc để "giết" thời gian, Huỳnh Quang Phú (23 tuổi, quê Bình Định) tựa lưng vào ghế thiu thiu ngủ. Phú mua vé hơn một tháng trước để được khởi hành sáng sớm nay, nhưng hãng xe cậu đi không may bị hỏng ôtô, phải đổi qua xe khác.
"Có nhiều chuyến khác chạy sớm hơn nhưng không còn ghế, xe còn ghế trống thì 16h mới chạy. Lỡ ra đây từ 6h sáng nên đành ngồi chờ luôn chứ biết làm sao", Phú thở dài.
Có người chờ đợi mệt mỏi nên ngủ trên ghế. Ảnh: Thư Trần.
Không may mắn như nhiều người đã có vé, anh Đặng Văn Hải (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) dự định ra bến xe mới mua vé. Tuy nhiên, khi anh đến nơi thì tất cả các chuyến xe sáng đã bán hết vé. Hải phải ngồi chờ từ 9h đến chiều, cầu may có khách bỏ chỗ.
"Năm ngoái tôi mua vé trước Tết nên chủ động, năm nay không sắp xếp được công việc nên tính ra bến xe rồi mua luôn, ai ngờ hết vé. Giờ cũng không biết làm sao, chiều mà không có vé thì phải đành đi chuyến sáng mai", Hải cười xòa.
Ghi nhận của Zing.vn đến 16h cùng ngày, lượng người ngồi chờ vẫn chật kín Bến xe Miền Đông.
Theo danviet.vn
Rau mất giá 500 đồng/kg, nông dân mất Tết Tại các địa phương ở miền Trung, vụ rau Tết năm nay, nông dân chưa kịp mừng vì rau được mùa thì lại lo lắng khi giá rau xuống thấp. Điệp khúc "được mùa, mất giá" một lần nữa khiến người nông dân mất vui trong dịp Tết năm nay. Đang vào cao điểm thu hoạch nhưng tại nhiều cánh đồng rau xanh...