Cây hẹ chữa nhiều bệnh
Lá hẹ làm gia vị và là bài thuốc chữa ho, giảm đau bụng do lạnh. Hạt hẹ chữa són tiểu, rễ sắc uống trị giun kim.
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, cho biết cây hẹ còn gọi là cửu thái, nén tàu, hom xe lép (Thái), phắc kép (Tày). Hẹ tên khoa học là Allium odorum, thuộc họ Hành Liliaceae. Cây trồng lấy lá làm rau ăn và làm gia vị. Hoa cũng ăn được. Lá, thân và hạt đều dùng làm thuốc. Trong 86 g hẹ chứa 1,9 g protid, 5,1g glucid và 25 calo.
Trong Đông y, hẹ vị cay, hơi chua, tính ấm, hạt ngọt, tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, khỏi đau bụng do lạnh.
Ăn hẹ bổ thận, mạnh dương, ấm khỏe lưng gối. Hẹ luộc xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm, lúc đói chữa chứng ợ hơi. Hạt hẹ chữa di mộng tinh, són tiểu.
Người bị ho do lạnh, dùng một nắm lá hẹ, thái nhỏ chưng với đường phèn để ăn. Để chữa tiêu chảy và lạnh bụng, lấy một nắm lá hẹ, nửa nắm hành trắng, một nắm gạo nấu với hai chén nước, sau đó thêm một ít vỏ quýt, hạt tiêu, gừng và muối, ăn lúc đói. Dùng lá hẹ sắc uống trị cơn suyễn nguy cấp.
Video đang HOT
Giã 100 g cây hẹ, vắt lấy nước cốt hòa Đồng tiện (nước tiểu của trẻ nhỏ) uống chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch hoặc bị thương ứ máu, tiểu ra máu, ra máu cam.
Người lên cơn co giật, nôn ra nước xanh sau đẻ, giã nhuyễn lá hẹ, vắt lấy nước cốt hòa với nước cốt gừng uống mỗi ngày. Hoặc, giã nhuyễn hẹ, vắt lấy nước cốt uống chữa bụng dưới đau nhói hoặc ngộ độc thức ăn.
Hẹ còn có thể chữa bạch đới ở phụ nữ và viêm tiền liệt tuyến ở nam giới.
Ngoài ra, hẹ có tác dụng trị tinh yếu do hư lao. Bài thuốc gồm 16 g hạt hẹ, 24 g phúc bồn tử, 6 g xà sàng tử, 24 g thỏ tỵ tử, 6 g phá cố tử, 16 g kim anh tử, 16 g thạch liên tử, 24 g cây kỷ tử, 6 g ngũ vị tử 6 g, 24 g dâm dương hoắc, 48 g hoài sơn, 48 g thục địa. Sắc một thang mỗi ngày, chia 3 lần, uống liên tiếp 5 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó uống lặp lại hai liệu trình nữa.
Lá hẹ làm rau hoặc làm thuốc trị ho, giải cảm hiệu quả. Ảnh: YouMed
Chủ quan vì không có vết thương hở sau tại nạn, người đàn ông vỡ bàng quang nguy kịch
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng vừa phẫu thuật nội soi thành công, cứu sống một trường hợp bệnh nhân bị vỡ bàng quang vào ổ bụng do tai nạn giao thông.
Bệnh nhân nam 30 tuổi, ở Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng sau khi uống bia đã tự đâm vào đằng sau của một xe ô tô trên đường về nhà. Tai nạn bất ngờ nhưng bệnh nhân không bị vết thương hở ra máu và nghĩ đây chỉ là một va chạm nhẹ nên tiếp tục về nhà.
Tuy nhiên, tình trạng đau bụng ngày càng tăng và tiểu ra máu khiến người bệnh phải đến khám tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng.
Qua thăm khám lâm sàng và hình ảnh siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị chấn thương bụng kín, vỡ bàng quang trong phúc mạc gây xuất huyết và nước tiểu vào trong ổ bụng. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu để ngăn chặn nguy cơ viêm phúc mạc diễn tiến nặng dẫn tới nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ekip thực hiện đã lấy hết máu cục trong bàng quang và ổ bụng, làm sạch ổ bụng, khâu nội soi vùng bàng quang bị rách, kiểm tra các tạng khác không bất thường. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định.
Theo các bác sĩ, vỡ bàng quang trong phúc mạc làm nước tiểu ngấm vào khoang bụng, nếu không được chẩn đoán và phẫu thuật sớm, người bệnh sẽ viêm phúc mạc, rối loạn điện giải và tử vong. Vỡ bàng quang ở người lớn thường là do hậu quả của một va chạm với lực mạnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng hạ vị khi bàng quang đang căng đầy.
Mẹ đẻ thường hãy nhớ làm 3 hành động này để rút ngắn quá trình chuyển dạ và giảm đau khi sinh nở Những hành động dưới đây sẽ giúp mẹ sinh con thuận lợi hơn. 1. Tích cực dạng chân ra nhiều nhất có thể Để em bé chào đời thuận lợi, mẹ bầu đừng vì ngại ngùng mà không dạng chân ra khi nằm trên bàn đẻ. Với tư thế này, em bé sẽ dễ tìm đường ra dễ dàng hơn. 2. Thực hiện...