Cay giòn bánh mì tí tẹo
Vị giòn tan của vỏ bánh, vị cay của tương ớt, vị thanh thanh của một loại nhân đi kèm, cùng hình dáng bé xinh, bánh mì tí tẹo cho cảm giác “ăn cả chục ổ cũng không no”.
Mới xuất hiện khoảng 1 tháng nay, nhưng chiếc tủ kính với màu vàng bắt mắt và những ổ bánh mì chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái một chút thu hút khá nhiều người đi ngang đường 3 tháng 2 vào mỗi chiều. Để rồi không ít người tò mò tấp vào hàng mua vài cái hay chục cái cho gia đình, bạn bè ăn thử.. rồi đâm nghiền cái cảm giác cay, giòn ấy.
Mà cái hay là, dù có hẳn một lò chuyên cung cấp bánh mì phía bên trong, nhưng bánh mì tí tẹo chỉ bán từ 14h30 chiều và chỉ phục vụ với một số lượng nhất định. Ai “quen mùi” đến lần thứ hai, thì chỉ cần sau 16h đã nhận được nụ cười cùng câu nói: “Hết bánh rồi ah, mai anh/chị đến ủng hộ nhé” của cô bé bán hàng.
Bánh mì tí tẹo có hình dáng không khác mấy so với bánh mì thông thường nhưng chỉ to khoảng 2 ngón tay và dài non một gang tay. Nếu người nào chưa từng thưởng thức sẽ tự hỏi làm sao có thể bỏ từng ấy nhân vào chiếc bánh bé tẹo ấy. Nhưng nếu “mục sở thị” bạn sẽ thấy điều đó không quá phức tạp. Người bán chỉ đơn giản rạch một đường dài trên thân bánh, rồi quét một lớp pate, một lớp tương ớt, một lớp nhân chính là trứng cút, chả lụa, xúc xích, xíu mại, chà bông, bì… theo yêu cầu của khách.
Vỏ bánh giòn tan, quyện với vị béo, thơm của pate, vị đậm đà của nhân và tương ớt cay xè khiến bạn vừa ăn, vừa hít hà. Nhưng như thế mới ngon, và đúng điệu. Thử nghĩ nếu không có vị giòn tan của bánh mì, cái cay đậm của tương ớt, chắc loại bánh này không thể khiến mọi người ăn tới cái thứ 3, thứ 4 vẫn “thòm thèm” hay “ăn cả chục cái vẫn không thấy đủ no”. Ngoài ra, để giúp món ăn đỡ ngán, sẽ có một phần đồ chua với dưa leo, cà rốt chua chua, giòn ngọt đựng trong bao riêng. Việc để riêng các loại rau này giúp bánh lâu mềm hơn.
Video đang HOT
Chuẩn bị sẵn phòng trường hợp khách đến đông.
Tủ bánh khá sạch và vệ sinh.
Bánh mì tí tẹo nhân xúc xích.
Sự thương quan thấy rõ về kích thước của bánh mì tí tẹo và bánh mì thường.
Với hình dáng nhỏ xinh, bánh mì tí tẹo được khá nhiều điểm công. Đầu tiên là bánh khá vừa miệng, nên nếu có lỡ trang điểm bạn cũng có thể yên tâm nhấm nháp mà không sợ dính hay trôi son. Hay việc thưởng thức nó trong cuộc hẹn với chàng cũng không khiến bạn cảm thấy khó xử vì hình ảnh không được đẹp, cùng món ăn quá bình dân.
Bánh mì tí tẹo được thành lập theo hình thức kinh doanh chuỗi tủ kính. Hiện nay có hai địa điểm, kinh doanh món này tại đường 3.2 (Q.11) và đường Đồng Nai (Q.10). Giá mỗi ổ bánh 3.500 đồng. Các tủ kính kinh doanh đồng loạt từ 14h30 và sẽ ngừng bán khi hết bánh (khoảng 16 – 17h). Ngoài ra, thương hiệu bánh này cũng nhận giao hàng tận nơi trong nội thành (cùng thời gian như trên) với số lượng từ 20 ổ trở lên.
Địa chỉ: 905 đường 3/2, P. 7, Q. 11, TP. HCM.
92 đường Đồng Nai, P.. 15, Q. 10, TP. HCM.
Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đậu phụ nướng - níu tình người Hà Nội
Trong mỗi buổi cơm mai hay cơm chiều, người ta thường chọn đậu phụ làm món chủ đạo cho bữa ăn gia đình. Đậu phụ trong bữa ăn thường là rán, luộc hay kho thịt, rim tiêu... Mỗi món ăn đều có những gia vị và cách chế biến khác nhau làm nên khúc biến tấu đầy sắc màu của thứ quà dân dã và bình dị này.
Dẫu vậy, người Hà Nội vẫn nặng lòng với một món cũng làm từ đậu phụ nhưng mang hương vị quen mà lạ: đậu phụ nướng. Ngay từ trong cái tên thô mộc ấy, thực khách đã cảm nhận cả cái ấm nóng, cái vồn vã và bình dân không lẫn vào bất kỳ món ăn nào.
Buổi tối, lang thang trên phố Bạch Mai hay những con hẻm sâu hun hút ở hút làng Mai Động, nghe tiếng từng tốp trai thanh, nữ tú gọi từ một quán nhỏ với vài sập ghế bên vỉa hè cái tên quen "đậu phụ" nhưng đầy lạ lẫm với động từ "nướng". Khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng: "Đậu phụ, sao mà nướng được?" Điều tưởng chừng lạ lẫm ấy tạo nên duyên để níu chân người khách lạ. Đâu đó trên những con phố, ta sẽ bắt gặp hình ảnh thân quen của bà già gánh một bên là cái chậu sành, bên trong nóng ấm với tro bếp và phủ trên là than hoa cháy rực rỡ, còn một bên là cái thùng ngâm đậu phụ sống trong nước. Khi có khách gọi, bà hàng "đậu phụ nướng" dừng bước chân, dỡ trên vai gánh hàng rong đặt nhẹ xuống đất, sắp sắp vài chiếc ghế con xung quanh, mâm ăn đặt trên cái thùng đựng đậu. Trên mâm là bát mắm tôm đã vắt chanh, được quấy sủi bọt thành dạng kem, mềm và xốp, một đĩa nhỏ rau kinh giới đã rửa sạch, vài quả ớt xanh đỏ, cay nồng và không thiếu một đĩa gia vị muối chanh cho những khách không quen ăn đậu phụ với mắm tôm.
Một bếp than hồng nho nhỏ, một bà hàng gầy gầy một bên tay cầm chiếc quạt nan nhè nhẹ làm hồng những hòn than đang ngủ, tay kia trở những bìa đậu cho đến khi vàng, khách gọi thì nhấc ra khỏi vỷ nướng, đặt nhẹ nhàng trên chiếc đĩa sứ trắng tinh. Khách ẩm thực nhìn nhau trầm trồ tán dương cái vị không dễ quên ấy, ấm nóng thấm sâu đến tận con tim. Thú thưởng thức đậu phụ nướng phải dùng tay để bẻ từng miếng đậu, quệt ngang trên mặt bát mắm tôm xinh xinh, rồi tay kia nhón vài cọng kinh giới, cắn một miếng ớt bỏ vào miệng cay nồng, chao ơi, đấy mới là "cực điểm" của cái ngon. Đối với khách là những đấng nam nhi, sẽ thú hơn nếu trước mỗi miếng đậu không quên làm một "tợp"rượu, cái ngất ngây của men say, ấm nóng và cay nồng của ớt, cái thơm, bùi béo của đậu sẽ làm ấm lòng người trong cái lạnh của gió đêm thu hay ngày đông trở mình.
Đậu phụ ngon thường là đậu Mơ - thứ đậu lưỡi mèo đem theo cái tinh khiết của nước giếng chùa. Khu vực làng Mai Động, Hoàng Văn Thụ xưa là xứ "kẻ mơ" thường có thú đãi khách bằng "đậu phụ nướng" và "nước đậu" (đậu tương xay, lọc lấy nước, cho chút muối rồi đun sôi). Những gia đình làm đậu để bán, mỗi sáng tinh mơ đi chợ, các bà đều không quên để lại cho chồng một vài bìa đậu bắt mắt nhất, ngâm trong nước đun sôi để cho cánh đàn ông nướng nhắm rượu và cũng không quên để phần một bát nước "đậu xay" để làm giã rượu và thỏa mãn cái thú ẩm thực bình dân.
Món quà dân dã ấy gởi lại trong lòng người Hà Nội bao điều nhung nhớ mỗi tiết thu hay khoảnh khắc sang đông. Một thứ quà dân dã làm ấm tình nhau... để rồi khi chân bước qua những con phố như Hoàng Văn Thụ, Bạch Mai, Hai Bà Trưng..., lòng lại thầm gọi tên "đậu phụ nướng".
Theo tapchomonngon
Quán chè 'như một thói quen' Không có quá nhiều nét đặc biệt nhưng quán chè bưởi, tàu hũ trên phố Bà Triệu vẫn nườm nượp khách tới ăn. Chè được múc sẵn ra cốc thủy tinh kiểu Liên Xô. Với nhiều người Hà Nội, từ khi học cấp ba, đại học tới khi ra trường, có gia đình, quán chè nhỏ trên phố Bà Triệu đã trở thành...