Cây dừa 7 ngọn liệt sỹ trồng trước ngày ra trận
Một cây dừa có đến 7 ngọn, trong nhiều năm liền ngọn nào cũng xanh tốt và ra nhiều quả.
Cây dừa có nhiều ngọn này hiện vẫn đang sống xanh tốt trong vườn của gia đình chị Nguyễn Thị Hướng, thôn 2, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa). Sau này gió bão đã quật gãy mất 5 ngọn, sâu bệnh ăn chết 1 ngọn, chỉ còn một ngọn xanh tươi.
Hai ngọn còn lại của cây dừa nối vào thân cây, nỗi năm cây dừa này cho ra nhiều quả và quả rất to, nước dừa rất ngọt
Bà Nguyễn Thị Tân (88 tuổi) là chủ nhân của cây dừa này cho biết: “Cây dừa này trước kia được em trai tôi là Nguyễn Văn Chới trồng vào năm 1952. Trước khi đi lính, em tôi đã trồng cây dừa này và hẹn khi nào dừa ra quả là về. Nhưng đến nay bao nhiêu năm trôi qua, dừa mọc thêm ra nhiều ngọn, mỗi năm ra nhiều quả mà em vẫn chưa về. Nó đã hi sinh ở chiến trường, giờ là liệt sỹ rồi”.
Theo quan sát của PV, cây dừa kỳ lạ này hiện nay cao hơn 10m. Từ dưới mặt đất lên khoảng 5m thì thân cây dừa chia ra hai nhánh và có ngọn khác nhau. Một ngọn thì lá vẫn xanh tốt và cho ra nhiều quả. Nhánh kia thì ngọn đã bị chết nhưng thân vẫn còn gắn chặt vào thân chính của cây dừa.
Các vét sẹo rõ nét nơi về nơi 5 ngọn trước của cây dừa đã bị gãy.
Bà Nguyễn Thị Huệ – con gái bà Tân cho biết: “Khi tôi lớn lên thì đã có cây dừa này rồi. Khi còn nhỏ thì nó cũng phát triển bình thường như những cây dừa khác, nhưng khi cây cao lên được khoảng 5m thì bắt đầu mọc ra nhiều ngọn hơn. Tổng cộng là có đến 7 ngọn trên cây dừa này, ngọn nào cũng đều xanh tốt và cho ra rất nhiều quả”.
Video đang HOT
“Năm 1996 có cơn bão lớn, gió quật mạnh nên đã làm cho hai nhánh có 5 ngọn của cây dừa bị bẻ gãy. Từ đó đến nay nó chỉ còn lại 2 ngọn, tuy nhiên năm ngoái một ngọn cũng bị sâu bệnh mà chết đi, giờ còn lại một ngọn trên cây mà thôi” – bà Huệ cho biết thêm.
Cây dừa có tới 7 ngọn kỳ lạ ở Thanh Hóa, hiện nay chỉ còn lại 2 ngọn, một ngọn vẫn xanh tốt.
Quan sát kĩ có thể thấy được trên thân cây dừa này có 2 vết sẹo rất rõ nét, đây chính là hai vết sẹo do bị gãy cành. Hàng năm tuy cây dừa không được chăm bón gì nhưng vẫn ra rất nhiều quả to. Theo chị Hướng thì cây dừa không chỉ nhiều quả mà nước dừa uống rất ngọt, ít quả bị hư. Đây là cây dừa lạ và gắn với kỉ niệm nên gia đình không muốn chặt bỏ đi.
Anh Nguyễn Nguyên Nghiêm, xã Hợp Thắng cho biết: “Tôi chưa từng thấy có cây dừa nào lại ra nhiều ngọn như cây dừa này. Từ trước đến nay tôi mới chỉ nghe nói có cây dừa 2 ngọn chứ chưa thấy ở đâu có cây dừa có tới 7 ngọn như cây này. Nếu không bị bão bẻ gãy thì có lẽ đây là cây dừa kỳ lạ nhất Việt Nam hiện nay”.
Thái Bá
Theo Dantri
Cầu mục nát "cõng" hàng trăm lượt người mỗi ngày
Những cây cầu được làm tạm từ các cọc gỗ, tre mục nát, buộc lại với nhau bằng những sợi thép, lốp xe đạp. Trên mặt cầu lát bằng những tấm ván, tre, luồng xộc xệch... Nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt người "liều mình" đi qua những cây cầu này.
Cầu Vạn bắc qua sông Hoàng, đoạn chảy qua xã Đông Ninh (huyện Đông Sơn) và xã Tiến Nông (huyện Triệu Sơn) - Thanh Hóa có vẻ ngoài vô cùng già cỗi, mục nát, tạm bợ.
Cây cầu Vạn có thời gian sử dụng gần 10 năm nay đang bị xuống cấp hư hỏng đe dọa đến tính mạng người khi qua đây.
Đoạn sông Hoàng chảy qua đây chỉ chưa đầy 500m mà đã có tới 2 cây cầu tạm do người dân dựng lên để thu phí. Cầu Vạn bắc qua hai bên bờ sông Hoàng, một bên là làng Thành Huy, xã Đông Ninh (Đông Sơn) còn bên kia là làng Nga, xã Tiến Nông (Triệu Sơn). Cây cầu có chiều dài gần 80m, rộng hơn 1m được làm từ những cọc gỗ, cọc tre cắm xuống lòng sông. Phần thân cầu được nối lại với nhau từ những thân cây luồng buộc bằng sợi dây thép, lốp xe đạp. Trên mặt cầu lót gỗ, tre, nứa đã bị hư hỏng.
Được biết, đây là một trong những cây cầu "huyết mạch" giao thông nối liền giữa các địa phương quanh đây. Nhiều năm qua, người dân hai bên bờ sông mong muốn có được một cây cầu kiên cố để thuận tiện giao thông qua lại nhưng đến nay vẫn chưa có được.
Thấy cầu hư hỏng mục nát, ông Lê Văn Thành buộc lại những mối thép bị bong ra.
Cầu Vạn nằm ở vị trí nối liền giữa bên ngoài với khu vực quần thể di tích Phủ Vạn, đảo Cò nên có rất nhiều người qua lại. Mặc dù chỉ là cầu tạm, không đảm bảo an toàn nhưng hàng ngày có đến hàng trăm lượt người qua lại trên cây cầu này. Do thời gian sử dụng lâu, khiến cho cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, các cột gỗ, tre, luồng cùng những mảnh ván ở mặt cầu đã bị mục nát. Những ngày gần đây, người dân đấu thầu tại cây cầu này đang tiến hành sửa chữa lại toàn bộ cây cầu. Tuy nhiên do kinh phí ít nên cũng chỉ là sửa chữa lại mặt cầu, lát thêm một số phên tre luồng vào các chỗ gỗ bị mục nát.
Mỗi khi có người đi qua đây, cây cầu lại rung lên rất nguy hiểm. Cầu hẹp lại không có lan can hai bên thành cầu, mặt cầu được lát bằng nhiều tấm gỗ, tre, nứa khác nhau khiến cho mặt cầu không bằng phẳng.
Những tấm gỗ trên mặt cầy đã bị mục nát.
Ông Lê Văn Thành (53 tuổi) làng Thành Huy, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn cho biết: "Trước đây, người dân hai bên bờ muốn qua sông phải đi đò ngang. Vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao nên đò không thể hoạt động được. Năm 2006, được sự đồng ý của cấp chính quyền hai xã bên bờ sông, nhân dân đã tiến hành làm chiếc cầu tạm bắc qua sông để thuận tiện cho việc qua lại".
Từ đó cho đến nay, mỗi năm cây cầu này được những người thầu cầu đứng ra thu phí và lấy số tiền trên để tu sửa cầu. Cách cây cầu Vạn khoảng 500m còn có một cây cầu tạm làm bằng tre luồng do người dân tự làm và đứng ra thu phí. Mỗi lượt qua đây, phí xe máy là 2.000 đồng, xe đạp 500 - 1.000 đồng...
Được biết, năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới cầu Vạn và giao cho UBND huyện Triệu Sơn làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, đến năm 2012 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng để đảm bảo an toàn cho người dân. Tuy nhiên, đến nay cầu vẫn chưa được triển khai xây dựng. Trong khi cầu mới không hiểu vì lí do gì chưa được tiến hành xây dựng, người dân hàng ngày vẫn phải đóng phí để được đi qua những cây cầu đầy nguy hiểm này.
Những mố cầu được buộc bằng dây thép mềm đang bị bong ra, cầu có thể sập bất cứ lúc nào.
Thái Bá
Theo Dantri
Hàng chục hộ dân "trốn chạy" khỏi làng sinh thái Cuộc sống tại môi trường mới quá khắc nghiệt khiến cho hàng chục hộ dân không thể "bám trụ" được ở làng sinh thái. Gác lại giấc mơ đổi đời trên cát trắng, họ đành quay trở về nơi ở cũ an phận mưu sinh. Trước khi đến vùng đất mới, họ đã từng hy vọng bằng niềm tin, sức lực, sự dẻo...