Cây Du sam di sản, địa điểm check in đặc biệt tại Tà Mung
Cây Du sam ở Tà Mung thực sự là 1 trong những cây cổ thụ cô đơn đẹp nhất của Lai Châu mà nhiều các bạn trẻ tìm đến.
Tại khu vực vùng núi cao của xã Tà Mung, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh sừng sững hiên ngang của cây Du sam, giữa những dãy núi hiểm trở hùng vĩ trập trùng, chắc chắn đây sẽ là một địa điểm check in hấp dẫn dành cho bạn.
Cây du sam đứng sừng sững giữa núi rừng hùng vĩ |
Cây Du sam núi đất này đã được công nhận là cây di sản trong dịp đầu tháng 3/2024, cây thuộc xã Tà Mung, là xã vùng cao nằm ở phía nam huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, có độ cao trung bình trên 1300m.
Cây du sam cũng là cây di sản đầu tiên của tỉnh Lai Châu |
Cây Du sam họ thông dầu, thường mọc trên núi với độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển. Gỗ du sam trước đó được xếp vào nhóm IA, thuộc nhóm bị đe dọa tuyệt chủng. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996). Cây du sam ở Tà Mung mọc trên vùng núi đất, nên còn gọi là cây Du sam núi đất.
Người Mông ở Tà Mung gọi cây du sam này là cây pơ mu chua. Cây pơ mu chua duy nhất được tìm thấy và bảo tồn ở Tà Mung bây giờ có tuổi đời khoảng 500 năm tuổi. Cây mọc ở sườn núi dốc phía nam của xã Tà Mung, thuộc địa bàn bản Đán Tọ, trên ta luy của suối Nậm Mở chảy về phía Khoen On, thuộc khoảnh 8 tiểu khu 514 nằm trong lâm phần rừng sản xuất thuộc UBND xã Tà Mung quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Hướng dẫn đi đến cây Du sam di sản
Để đến được địa điểm du lịch cây Du sam di sản trước tiên chuyến hành trình du lịch của bạn phải đến với huyện Than Uyên, Lai Châu .
Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau để đến với Than Uyên. Bạn có thể lựa chọn phương tiện công cộng hoặc di chuyển bằng phương tiện cá nhân để đến Than Uyên đều được
1. Di chuyển đến từ Hà Nội đến với Than Uyên
Từ khu vực Hà Nội di chuyển đến với Than Uyên mất khoảng hơn 7 giờ đồng hồ với khoảng cách từ Hà Nội đến Than Uyên có 3 đường xe khách: theo đường cao tốc, vào lối rẽ Văn Bàn sang Than Uyên khoảng 430km; theo lối qua Sa Pa vào Than Uyên khoảng 500km; Từ Hà Nội lên Than Uyên theo Quốc lộ 32 khoảng 340km.
Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện xe khách giường nằm từ bến xe Mĩ Đình, bến xe Gia Lâm hoặc bằng phương tiện cá nhân đều có thể dễ dàng đến được Than Uyên.
Video đang HOT
Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe ô tô tự lái hoặc xe máy đều có thể tiện lợi dừng chân tại bất kể địa điểm nào mà bạn muốn. Tuy nhiên, nếu di chuyển bằng xe máy bạn cần có kinh nghiệm đi đường xa, phải có tay lái cứng, vì cung đường di chuyển theo cao tốc rẽ lối Sa Pa, lối Văn Bàn hoặc quốc lộ 32 đến Than Uyên tương đối khó khăn, nhiều dốc, nhiều cua tay áo và đèo cao, vực sâu nguy hiểm.
2. Di chuyển từ Than Uyên đến với cây Du sam Tà Mung
Đường di chuyển đến cây Du sam Tà Mung sẽ bắt đầu được di chuyển từ khu vực trung tâm Thị trấn Than Uyên và men theo con đường của quốc lộ 32, đến ngã ba Mường Kim, rẽ trái, di chuyển tiếp khoảng 200m đến cầu bê tông thì rẽ phải vào trung tâm xã Mường Kim, theo đường liên xã đến ngã ba gốc đa (thuộc bản Nà Đình, Mường Kim) rồi rẽ trái tiếp lên núi, bạn đi thẳng là tới trung tâm xã Tà Mung. Từ trung tâm xã Tà Mung bạn có thể theo 2 con đường để tới cây Du sam di sản: Lối thứ nhất theo chân núi Hoàng Liên Sơn đi qua bản Tu San, qua núi đá Nậm Mở, theo con đường hoa đào rừng để đến khu vực đồi chè bản Đán Tọ; Lối thứ hai qua bản Nậm Pắt, qua Cầu Vàng men theo con đường lên nương chè là tới nơi.
Hành trình di chuyển từ trung tâm Thị trấn Than Uyên đến cây Du sam khoảng 29km. Đứng dưới gốc cây Du sam, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn các dãy núi trùng điệp thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nhìn lên núi cao phía nam là bản Hua Đán của xã Khoen On, nhìn lên núi phía đông là những đỉnh núi thuộc địa phận xã Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).
Tại đây, du khách có thể thấy dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ thật gần, ngay trước mắt. Ngoài ra, du khách cũng có thể quan sát phần lớn diện tích nương chè của xã Tà Mung, trong đó có nương chè vân tay và con đường đào rừng hoa nở rực rỡ vào mùa xuân. Bạn cũng có thể thấy hình ảnh thung lũng với những thửa ruộng bậc thang dài nhất Việt Nam ở Tà Mung, vào mùa thu, những dải lúa chín vàng sẽ thực sự khiến bạn không muốn rời bước.
Vẻ đẹp của cây Du sam di sản – Chứng nhân lịch sử của Tà Mung
Cây có chu vi gốc là 4,57m, chiều cao khoảng trên 20m, theo lời kể của bà con ở đây, cây Du sam từng bị sét đánh vào năm 1997 khiến cây bị khô một phần thân, tuy nhiên cây vẫn xanh tốt. Hệ thực vật cộng sinh trên tán cây Du sam khá phong phú. Tán lá rộng chừng khoảng 100 mét vuông. Qua quan sát có thể thấy nhiều loại phong lan, dương xỉ, tầm gửi và rêu bám trên thân cây, cành cây và cả tán lá.
Trong thời kì chiến tranh, Tà Mung là một trong những nơi giặc Pháp ném bom làm cháy hàng ngàn hét ta rừng, hủy diệt nhiều loài thực vật, động vật. Cây Du sam ở đây là một trong những cây hiếm hoi còn tồn tại sau chiến tranh với sức sống mãnh liệt, trở thành một biểu tượng của núi rừng Tà Mung, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Theo truyền thuyết người già ở đây kể lại, Tà Mung có hai cây cổ thụ cô độc gồm: Cây pơ mu chua (cây Du sam) và cây gạo ở khu vực trung tâm xã. Họ cho rằng trong các cây cổ thụ có thần, mỗi cây là một vị thần cai quản một vùng đất riêng biệt và giúp người dân ngăn chặn phong ba bão táp. Hiện tại dưới gốc cây Du sam vẫn còn một giàn thờ nhỏ làm bằng thân cây rừng là dấu tích người dân từ nhiều đời đã đến thắp hương xin thần cây phù hộ. Anh Mùa A Mang, người dân Tà Mung kể rằng: “Cây đã ở đây có lẽ đã cả ngàn năm, từ đời cụ kị anh còn nhỏ đã nhìn thấy. Người dân ở đây thường đến xin thần cây phù hộ khi họ chậm muộn đường con cái, khi bệnh tật ốm đau và đến cầu mưa thuận gió hòa. Các cụ cho là cây thần còn giúp người dân xua đuổi các loài hổ, báo, tà ma, giúp dân ngăn chặn dịch bệnh”. Cây Du sam Tà Mung là chứng nhân của lịch sử vùng đất này với bao biến động, đổi thay, cây tồn tại và chứng kiến cuộc đời của nhiều thế hệ con người đã đến đây khai khẩn đất đai, lập nên làng bản…
Hiện tại, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã quyết định công nhận cây Du sam núi đất này là cây di sản Việt Nam.
Địa điểm check in thú vị
Hiện tại Tà Mung là điểm đến du lịch khá nổi tiếng của huyện Than Uyên, việc đến Tà Mung và checkin với cây Du sam di sản chính là một trong những kỉ niệm đẹp đặc biệt của du khách, vì đây là cây Di sản đầu tiên được công nhận của tỉnh Lai Châu. Bên khe vực suối Nậm Mở sâu hun hút cả mấy trăm mét, bên sườn núi cheo leo, cây Du sam hiên ngang đón gió, sừng sững giữa núi rừng, dưới gốc cây là những thảm cây bụi, những vạt chuối rừng đang nở hoa. Đứng dưới gốc cây, bạn có thể nghe rõ tiếng 2 dòng suối Nậm Mở và Nậm Cha đang chảy. Ngắm nhìn cây Du sam càng khiến du khách thích thú, ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ của cây di sản đầu tiên được công nhận tại Lai Châu.
Du khách có thể dừng chân ở đây để chụp cũng như check in cho mình những bức hình siêu đẹp với vùng đất Tà Mung. Bạn có thể chọn những kiểu trang phục khác nhau để chụp ảnh với cây Du sam, ví dụ như trang phục truyền thống của đồng bào người Mông, người Thái, trang phục dân tộc cách tân hoặc thích hợp nhất là những bộ trang phục thể thao năng động, bởi diện những bộ trang phục này bạn vừa dễ di chuyển ở địa hình đồi núi và dễ phối đồ để có bức hình check in tuyệt vời ở đây.
Một số lưu ý khi đi đến cây Du sam Tà Mung
Giày: Bạn hãy lựa chọn di chuyển bằng những đôi giày thể thao để dễ di chuyển trên địa hình đồi núi, dễ leo trèo ở nương chè hoặc các bờ suối…Không nên đi giày cao gót hoặc dép lê vì sẽ đau chân và dễ tuột trong quá trình di chuyển.
Nước và thực phẩm: Bạn hãy chủ động mang theo trong balo một vài chai nước và đồ ăn nhẹ như bánh mì, bánh quy, lương khô… để tránh trường hợp nếu như bạn đói hoặc nếu như bạn cần bổ sung thêm năng lượng cho chuyến đi du lịch của mình.
Máy ảnh, điện thoại, flycam: trong chuyến hành trình du lịch đến với cây Du sam bên vách núi, bạn chắc chắn muốn lưu lại những hình ảnh đẹp, vì vậy cần sạc căng điện cho điện thoại, pin máy ảnh và flycam (nếu có) của mình. Chắc chắn những phút giây lưu lại trong ảnh đầy kỉ niệm sẽ khiến bạn vừa ý. Nhớ chuẩn bị thêm những cục pin dự phòng để luôn sẵn sàng cho những khung hình đặc biệt với cây Du sam Tà Mung bạn nhé !
Đầu năm ghé một trong những thị trấn đẹp nhất thế giới
Thị trấn Hallstatt những ngày đầu năm mới rất lạnh dù không còn nhiều tuyết. Ẩm thực nơi đây không quá đa dạng, song vừa miệng và giá cả phải chăng.
Hallstatt (phía Bắc nước Áo) là một trong những thị trấn lâu đời bậc nhất tại châu Âu. Nơi đây có dân số chưa đến 1.000 người, diện tích gần 60 km2, được bao bọc bởi dãy núi Alps hùng vĩ, tựa lưng vào núi và nhìn ra hồ Hallsttter.
Tháng 5/2023, tạp chí du lịch Mỹ CN Traveller xếp Hallstatt vào danh sách 50 thị trấn đẹp nhất thế giới. Trước đó, vào năm 1997, UNESCO công nhận đây là di sản thế giới. Còn đối với người dân châu Âu, Hallstatt được gọi là "hòn ngọc nước Áo", "thị trấn cổ tích"...
Nhà thờ Giáo xứ Hallstatt được xây dựng từ thế kỷ XVI theo phong cách kiến trúc Gothic với mái vòm nhọn đặc trưng. Trải qua hàng trăm năm, công trình được giữ gìn gần như nguyên vẹn, toát lên vẻ uy nghiêm, cổ kính, là địa điểm check-in yêu thích của nhiều du khách khi đặt chân đến nơi này.
Ở trung tâm thị trấn là Quảng trường Chợ Lịch sử với tượng đài Chúa Ba Ngôi được xây dựng từ năm 1743. Hiện tại, tượng đài đang được tu sửa. Dù vậy quảng trường vẫn rất đông vui vì tập trung nhiều quán ăn, quán cà phê thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Trung tâm thị trấn cũng là nơi tập trung những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi. Mỗi ngôi nhà được người dân sơn một tông màu khác nhau, từ hồng phấn, vàng kem, xanh lá..., đồng thời trang trí bằng hàng chục loại hoa lá khác nhau.
Cho thiên nga ăn là một trong những hoạt động mà du khách thường thực hiện khi đến thị trấn Hallstatt. Thiên nga tại đây quen được cho ăn, vì vậy khi thấy vụn bánh mì rơi xuống nước sẽ ngay lập tức bơi đến. Chỉ bằng một túi vụn bánh mì, khách du lịch có thể "dụ" được đàn thiên nga gần chục con đến gần.
Con đường chính của thị trấn đi qua nhiều công trình tiêu biểu như Quảng trường Chợ lịch sử, Nhà thờ Giáo xứ, Bảo tàng di sản văn hóa... Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa cao điểm du lịch, thị trấn cấm ôtô từ 10h đến 17h nên đi bộ là lựa chọn duy nhất của du khách khi tham quan nơi này. Ghé thăm thị trấn vào mùa đông, không bị cấm xe, nhưng du khách chủ yếu vẫn chọn đi bộ để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây.
Du khách tham quan thị trấn có thể mua quà lưu niệm tại những quầy hàng bán vật phẩm hoặc siêu thị. Tại đây có những chiếc túi xách, tranh ảnh, tượng, đĩa, thú nhồi bông...
Thị trấn nhiều lần được bình chọn là đẹp nhất thế giới. Hàng năm, Hallstatt đón hàng triệu lượt du khách. Vẻ đẹp lãng mạn ở đây cũng thu hút đông đảo khách du lịch là các cặp đôi.
Về ẩm thực, tại Hallstatt, du khách có thể thưởng thức món ăn địa phương tại một nhà hàng ven hồ với món ăn từ cá hồ chiên giòn ăn kèm salad, khoai tây chiên, salad Hy Lạp... Mỗi món có mức giá trung bình 10-20 euro. Địa chỉ này cũng phục vụ các món ăn từ gà, xúc xích, món tráng miệng là các loại bánh kem, kem...
Hấp dẫn du lịch ngoại thành Hà Nội Hà Nội là thành phố có bề dày văn hóa, lịch sử, hệ thống di sản, làng nghề ở cả khu vực nội thành, ngoại thành, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Để khai thác hết tiềm năng vốn có, ngành du lịch thủ đô đang từng bước khai thác tiềm năng du lịch ngoại thành nhằm đa dạng hóa sản...