Cây đổ đè chết học sinh: Hiểm nguy về cây xanh trong trường học
Vụ việc cây phượng trong trường bật gốc khiến một học sinh tử vong tại TP.HCM cho thấy nhiều mối hiểm nguy về cây xanh trong khuôn viên trường khi học sinh đi học vào mùa mưa.
Phụ huynh và học sinh lo lắng cây xanh dễ ngã đổ vào mùa mưa gây nguy hiểm cho học sinh – ẢNH: TẤN ĐẠT
Sáng 26.5, tại sân trường Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM), một cây phượng bất ngờ bật gốc vào thời điểm nhiều học sinh chuẩn bị vào lớp khiến nhiều em bị thương, trong đó 1 học sinh tử vong.
Lời kể của nhân chứng vụ cây phượng bật gốc ngã làm chết 1 học sinh
Tại TP.HCM, hầu như trường nào cũng có cây xanh, thậm chí nhiều cây cao nên nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng khi đi học vào thời điểm mùa hè, dễ có mưa dông khiến cây xanh ngã, đổ
Cây phượng bật gốc đè học sinh: Bác sĩ nói gì về 2 trường hợp bị thương nặng?
N.T.M.V, 16 tuổi, học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, TP.HCM, cho biết khi nghe tin có học sinh bị tử vong vì cây đè trong trường thì rất lo sợ vì em rất hay cùng bạn bè ngồi ghế đá dưới tán cây to để vui đùa mỗi khi ra chơi.
“Chắc từ đây trở về sau em chỉ lẩn quẩn trên lớp khi đến tiết ra chơi. Chứ trường em thì cây cối rất nhiều, mà lại to cao nữa”, M.V cho biết.
Cùng nỗi lo lắng đó, T.T.Y.N, học sinh lớp 9 Trường THCS-THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM, cho biết: “Em hay chạy nhảy vui chơi cùng bạn bè ngoài sân trường. Khi nghe tin này, em cũng sợ nếu lỡ đang chơi mà gió lớn quật nhánh cây rớt trúng đầu thì không biết làm sao!”.
Các nhà trường cần quan tâm chăm sóc cây xanh nhiều hơn trong mùa mưa để đảm bảo an toàn cho học sinh – ẢNH: TẤN ĐẠT
Còn T.V.T, 15 tuổi, học sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Bàng, Q.5, TP.HCM, chia sẻ trồng cây xanh là rất cần thiết nhưng cần phải trang bị phòng ngừa bất trắc, nhất là khi vào mùa mưa. “Tốt nhất nên chặt bớt nhánh cây, có rào xung quanh cây với khoảng cách nhất định, hoặc để bảng hướng dẫn học sinh không đi quá gần, hoặc cho người giám sát cây xanh ở từng phường, từng khu phố mỗi khi mưa quá to để kịp thời phát hiện và xử lý”, V.T đề xuất.
Trong khi đó, chị N.T.G, 40 tuổi, phụ huynh của một học sinh Trường THCS Cách Mạng Tháng 8, Q.10, TP.HCM, cho biết đi học vào mùa mưa có nhiều nguy hiểm. Không chỉ lo cây xanh trong trường mà còn lo nguy hiểm khác trên đường nếu đưa rước con em mình đúng ngay thời điểm mưa to, gió lớn.
1 học sinh tử vong, nhiều học sinh bị thương vì cây phượng trong trường bật gốc ngã
Một số hình ảnh cây xanh trong các trường học.
Một cây phượng tại Trường THCS – THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM. – ẢNH: TẤN ĐẠT
Hầu như trường học nào cũng trồng phượng vĩ – ẢNH: TẤN ĐẠT
Trong khuôn viên trường THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, TP.HCM – ẢNH: TẤN ĐẠT
Hiệu trưởng nhận trách nhiệm vì cây đổ đè học sinh
Ông Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) nhận trách nhiệm về việc cây phượng trong trường đổ, đè 18 học sinh khiến 1 em tử vong.
Chia sẻ tại buổi họp báo thông tin về vụ việc diễn ra chiều nay 26/5, ông Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng cho hay bản thân rất bất ngờ về việc cây phượng bị đổ.
Cây phượng đổ trong Trường THCS Bạch Đằng khiến 1 học sinh tử vong, nhiều học sinh khác bị thương.
Theo ông Phúc, cây phượng được trồng từ năm 1996 - từ đời hiệu trưởng trước. Còn ông mới về trường được 3 năm nay. Hàng năm, trường đều thuê công ty quản lý cây xanh đến chăm sóc và cắt nhánh cây. Trong đợt dịch vừa qua, công ty cây xanh cũng vào chăm sóc cây và cắt nhánh những cây không an toàn.
"Tôi rất bất ngờ bởi tối qua có mưa nhưng sáng nay trời rất tốt. Khi cây phượng đổ đã ngã về phía nhóm học sinh lớp 6/8 đang ngồi ăn sáng gần cổng bảo vệ"- ông Phúc cho hay.
Ông Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) nhận trách nhiệm về việc cây phượng trong trường đổ khiến nhiều học sinh bị thương
Ông Phúc nói: "Cây phượng bị đổ nếu nhìn bên ngoài sẽ không nghĩ là có thể bị đổ. Bởi ở phía ngoài cây rất tươi tốt. Khi cây đổ, chúng tôi đã trích xuất camera và rất bất ngờ việc cây này bị đổ. Nếu nói về trách nhiệm thì tôi xin nhận vì là hiệu trưởng".
Ông Phúc cho rằng, chuyên môn của ngành giáo dục không bao hàm hết chuyện về nông nghiệp và việc xây bồn diễn ra sau khi trồng cây.
Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng cũng thông tin, chiều nay nhà trường cũng đã cho đốn một cây phượng khác nhiều tuổi hơn cây bị đổ sáng nay, để đảm bảo an toàn.
Đối với trường hợp em K. tử vong, ông Phúc cho hay, khi vừa bị cây đè, giáo viên tiếp cận và em vẫn tỉnh táo. "Lúc đó các giáo viên đã lấy nước cho em uống. Sau đó em được đưa đi cấp cứu. Khi xe cấp cứu tới em đã mê man. Các bác sĩ đã hô hấp nhân tạo, cấp cứu và chuyển em vào bệnh viện".
Cây phượng bật gốc đè học sinh đến nay đã 24 năm tuổi.
Theo ông Phúc, sau khi sự việc xảy ra, các học sinh khác vẫn học tập bình thường. Để ổn định tâm lý, nhà trường đã cử giáo viên chăm sóc những học sinh bị ảnh hưởng.
Ông Phúc cho hay, theo quy định học sinh tập trung tới trường từ 6h30. Giáo viên cũng tới trường trước 6h30. Nhóm học sinh lớp 6/8 tới sớm và ngồi ăn sáng trước khi xảy ra vụ việc.
Cây phượng bật gốc: Còn 3 học sinh thương nặng điều trị Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận 8 học sinh gặp tai nạn do phượng bật gốc đè vào sáng 26/5. Hiện, còn 4 em đang nằm tại Khoa Cấp cứu, trong đó có 3 ca thương nặng. Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, lúc 7h ngày 26/5, khoa Cấp cứu đã tiếp nhận 8 học sinh được Trung tâm cấp...