Cây đinh ba của Barca thay đổi ra sao trong 10 năm qua?
HLV Pep Guardiola chính thức ngồi vào chiếc ghế HLV trưởng đội 1 Barcelona kể từ mùa giải 2008-2009 và cũng kể từ đó các CĐV của Barca dần làm quen với khái niệm mũi đinh ba trên hàng công thông qua hình hài của sơ đồ 4-3-3.
Messi – Villa – Pedro (2010-2013)
Messi-Villa-Pedro chính là cây đinh ba khởi đầu cho thập kỉ thành công của Barca
Tuy nhiên phải đến mùa giải 2010-11, Barca mới thật sự sở hữu cây đinh ba xuất sắc đầu tiên với 3 cái tên Messi, David Villa và Pedro.
Sự cơ động về vị trí và linh hoạt trong cách chơi của mỗi mũi nhọn mang đến sự đa dạng và biến hóa cho hàng công của Barcelona thời điểm bấy giờ, đóng góp phần quan trọng vào thành công của đội bóng xứ Catalunya.
Messi kéo vào trung lộ để Alves thường xuyên khai thác khoảng trống bị bỏ lại bên cánh phải
Trong cách vận hành lối chơi, Pedro được bố trí đá dạt biên trái và được phát huy điểm mạnh tốc độ. David Villa sở hữu trình độ dứt điểm siêu hạng, kỹ năng di chuyển thông minh và chọn vị trí khôn ngoan đá ở giữa trong khi Messi được bố chơi lệch phải.
Tuy nhiên sự linh hoạt trong cách di chuyển của từng người mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hàng công. Về sau, khi ngày một trưởng thành và vươn đến những đỉnh cao mới, Messi được ông thầy Pep bố trí đá tự do hơn.
M10 thường có xu hướng di chuyển vào giữa để kéo theo sự chú ý của hàng phòng ngự đối phương từ đó mở ra khoảng trống bên hành lang phải cho Dani Alves dâng lên khai thác. Đây là một trong những miếng đòn tủ của Barca dưới thời Pep. Chẳng vậy mà ở Barca khi đó, chỉ có Xavi và Messi là hai cầu thủ có tỉ lệ kiến tạo nhiều hơn hậu vệ người Brazil.
Messi (vàng) lùi sâu thi đấu như một tiền đạo ảo trong khi Villa và Pedro mở rộng để nhận bóng
Không những thế, sự hoán đổi vị trí của bộ ba này cũng khiến cho những bài vở tấn công của Barca đa dạng hơn. Chẳng hạn khi Messi với khả năng cầm bóng thiên tài của mình, lùi vào giữa và thi đấu như một tiền đạo ảo thì Villa và Pedro có thêm cơ hội cùng khoảng trống để di chuyển rộng xâm nhập hàng thủ đối phương.
Tam tấu MVP thi đấu cùng nhau trong màu áo Barca ở 3 mùa giải. Bộ ba này đều đóng góp cho Barca từ 60 bàn trở lên, trong đó riêng mùa giải 2012-2013 thì tổng cộng họ ghi đến 63 bàn tại La Liga. Họ góp công lớn giúp đội bóng vô địch Champions League mùa giải 2010-2011 và 2 chức vô địch La Liga (mùa giải 2010-2011 và 2012-2013) và 1 cúp Nhà vua (2011-2012).
Hè 2013, do suy giảm phong độ nên David Villa đã phải nói lời chia tay với Barca và mũi đinh ba Messi-Villa-Pedro từ đây tan rã.
Video đang HOT
Messi – Suarez – Neymar (2014 – 2017)
Mùa hè 2012, Pep Guardiola rời Barcelona sau chuỗi 4 năm thành công vang dội. Những HLV sau đó ở Barca cũng đều kế thừa và tiếp tục vận hành chiến thuật 4-3-3 cho đến tận bây giờ.
Cây đinh ba MSN ghi tới 90 bàn thắng tại La Liga mùa 2015-16
Mùa giải 2014-2015 khi HLV Luis Enrique nắm quyền và Luis Suarez xuất hiện, Barca lại sở hữu một cây đinh ba khác còn khủng khiếp hơn nhiều: Messi – Suarez – Neymar.
Nhìn chung, về phong cách chơi thì bộ ba này không khác nhiều so với thời kì trước, thậm chí còn có phần dễ đoán định hơn khi Neymar tả xung hữu đột bên hành lang trái, Suarez thi đấu ở trung tâm và có xu hướng lùi xuống nhiều hơn, trong khi đó, Messi vẫn được bố trí bên hành lang phải, vẫn được tự do vào trung lộ. Tuy nhiên thì trên phương diện cá nhân, Neymar vs Suarez rõ ràng xuất sắc hơn Pedro vs David Villa vài phần. Nhờ vậy, bộ ba này còn khiếp đảm hơn nhiều.
Messi-Suarez-Neymar tỏ ra hiệu quả hơn trong các tình huống phản công
Ngoài ra, thời Pep Guardiola, bí quyết chiến thắng của Barca nằm ở trình độ kiểm soát bóng vượt trội thì Barca của Enrique còn biết tiêu diệt đối thủ bằng những đường phản công.
Theo thống kê, trong giai đoạn này, mỗi trận Blaugrana tổ chức đến 2.98 đường phản công. Nhờ vậy mũi đinh ba M-S-N được phát huy tối đa lợi thế về khả năng xử lý bóng siêu hạng ở tốc độ cao cùng kỹ thuật di chuyển thượng thừa. Khi triển khai phản công, Messi với khả năng xử lý bóng tuyệt vời thường được ưu tiên cầm bóng ở trung lộ, trong khi Neymar cùng Suarez di chuyển rộng ở hai trục dọc giữa hậu vệ cánh và trung vệ của đối thủ.
Điều này khiến hàng phòng ngự đối phương buộc phải đưa ra lựa chọn: Hoặc lao vào ngăn chặn tình huống đi bóng của Messi hoặc chạy theo kèm 2 mũi nhọn còn lại. Dù lựa chọn phương án nào thì cũng khó khăn ngang nhau bởi trình độ cầm và chuyền bóng của Messi đã đạt đến cảnh giới cao nhất.
Messi vẫn chủ động lùi sâu để thu hút và tạo khoảng trống cho riêng mình
So sánh với thời Pep Guardiola, bộ ba Messi-Suárez-Neymar tuy khá tương đồng trong độ rộng ở các tình huống tấn công, tốc độ hay sự linh hoạt giữa các vị trí song độ tinh quái cùng khả năng tạo đột biến cá nhân của Neymar, Suarez và quan trọng là Messi lúc này đã vươn lên tầm siêu sao hàng đầu thế giới nên rõ ràng mũi đinh ba này tỏ ra hoàn toàn vượt trội.
Họ đã khuynh đảo La Liga cũng như châu Âu trong 3 mùa giải từ 2014 cho đến 2017. Trong đó, đáng chú ý, vào mùa giải 2015-2016, tam tấu MSN đóng góp tới 90 bàn thắng cho Barca chỉ tính riêng tại La Liga. Trong giai đoạn này, Barca 2 lần vô địch La Liga (2014-15 & 2015-16), đoạt 3 cúp Nhà vua (2014-15; 2015-16 và 2016-17) và 1 lần đăng quang ở Champions League (2014-15).
Messi – Suarez – Griezmann (2019 – …)
Cây đinh ba MSN tan rã sau sự ra đi của Neymar vào hè 2017. Bởi vậy, Barca đã ra sức kiếm tìm một nhân tố mới đủ sức thay thế cầu thủ người Brazil trên hàng công. Ousmané Dembélé là người đầu tiên được lựa chọn bởi được đánh giá cũng tinh quái và tốc độ chẳng thua gì Neymar. Nhưng tiếc thay chấn thương liên miên khiến Dembele trở thành nỗi thất vọng.
Griezmann là người được chọn thay cho mũi giáp công của Neymar
Kế đến, Coutinho được đưa về từ Liverpool song cũng chẳng khá khẩm hơn bao nhiêu và phải bật bãi khỏi sân Camp Nou chỉ sau 1 mùa. Thay vì tuân thủ đúng đấu pháp được vạch ra (chẳng hạn mở rộng không gian chơi bóng), Coutinho lại thường xuyên đi bóng xộc thẳng trung lộ rồi tung ra cú dứt điểm. Thực ra đây là lối chơi sở trường của tiền vệ người Brazil. Dẫu vậy, nó lại không phù hợp với kim chỉ nam trong phong cách thi đấu của Barca được xây dựng từ thời Guardiola.
Sự kém cỏi của Dembele và Coutinho làm cho HLV khi đó của Barca, Valverde nhiều trận phải sử dụng chiến thuật 4-4-2 với Messi và Suarez thi đấu cao nhất trên hàng công. Mùa hè năm ngoái, tiền đạo người Pháp Antoine Griezmann được đưa về từ Atletico Madrid, tất nhiên với mục đích xây dựng bằng được một đinh ba xuất sắc mới.
Dù Griezmann rất nhanh nhẹn và linh hoạt, đúng chuẩn tiền đạo mà Barca ao ước song cầu thủ này lại có thói quen đá thấp và bó vào trung lộ. Trong khi đó, chẳng rõ do gánh nặng tuổi tác mà Messi và Suarez ít nhiều đánh mất đi sự nhạy bén và khôn ngoan trong cách di chuyển, khiến các tình huống tấn công của Barca nhiều lúc bị bó hẹp, chậm nhịp do các cầu thủ “giẫm chân nhau”.
Barca đang gặp bế tắc khi hàng công dẫm chân nhau
Phong cách tấn công phóng khoáng dàn trải trên khắp chiều rộng của sân như trước đã không còn được duy trì thường xuyên. Lối đá của Barca hiện tại có phần kém tính sáng tạo và biến hoa như đã từng thể hiện dưới thời Pep Guardiola hay Luis Enrique. Từ đầu mùa 2019/20 tới giờ, cây đinh ba được kì vọng này của Barca mới chỉ ghi được 38 bàn thắng tại La Liga.
Song vẫn còn quá sớm để đánh giá sự thành công của bộ 3 này bởi dẫu sao họ mới chỉ thi đấu bên nhau chưa đầy một mùa giải nhưng với những gì mà họ đang thể hiện, cổ động viên Barca bắt đầu có thể lo lắng cho tương lai của đội bóng xứ Catalunya ngay từ bây giờ.
Kết luận
Barcelona đã vang danh thiên hạ nhờ chiến thuật 4-3-3 và quan trọng hơn là cách vận hành, tổ chức mang bản sắc riêng. Tuy nhiên, hai đời HLV gần nhất (Valverde và bây giờ là Setién) đều phải đối mặt với vô số vấn đề khi kế thừa phong cách này.
Messi đang dần cho thấy anh đã bước sang sườn dốc bên kia của sự nghiệp dù vẫn rất đẳng cấp. Tình hình của Luis Suarez còn trầm trọng hơn và phong độ suy giảm rõ rệt hơn. Trong khi đó, Griezmann vẫn chưa thể hòa nhập hoàn toàn với đội bóng mới.
Trong suốt một thập kỉ vừa qua, Barca đã gặt hái quá nhiều thành công với sơ đồ chiến thuật 4-3-3 cùng sự nổi bật của với những mũi đinh ba trên hàng công. Đặc biệt là tam tấu Messi, Suarez và Neymar. Có lẽ sẽ còn phải rất lâu nữa, người hâm mộ bóng đá thế giới mới có thể chứng kiến một bộ 3 khủng khiếp hơn thế.
Chủ tịch Barca: Trong nỗi ám ảnh quyền lực
Josep Maria Bartomeu - chủ tịch thứ 40 của Barca - đang là trung tâm của cuộc tranh cãi bất tận, khi tạo nên những xung đột khiến 6 quan chức cấp dưới từ chức, cùng rất nhiều bê bối.
Những gì Bartomeu làm trong thời gian qua cho thấy ông bị ám ảnh bởi quyền lực.
Bartomeu muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Messi
Kể từ khi Neymar rời Barca năm 2017, Chủ tịch Bartomeu cũng bước vào cuộc cách mạng bộ mặt của đội bóng xứ Catalunya. Rất nhiều bản hợp đồng được thực hiện vốn không phù hợp với triết lý bóng đá mà CLB theo đuổi, ngoại trừ Frenkie de Jong gần đây. Luis Enrique và Ernesto Valverde - những HLV có thời gian tại vị lâu nhất trong nhiệm kỳ của ông Bartomeu - không có nhiều chất Barca. Chất Barca ở đây là thứ bóng đá "Cruyffista".
Những thay đổi mà ông Bartomeu thực hiện nhằm làm giảm ảnh hưởng của Lionel Messi trong đội hình Barca. Một mặt, vị doanh nhân 57 tuổi này luôn nói về vai trò của Messi, cũng như mong muốn ngôi sao người Argentina kết thúc sự nghiệp ở Camp Nou. Mặt khác, ông tìm cách giảm tiếng nói của Messi trong phòng thay đồ, cũng như ảnh hưởng của anh với nhiều quan chức CLB.
Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2019, hợp đồng Antoine Griezmann chính là để phục vụ cho mục đích này. Bartomeu bỏ qua kế hoạch mua Neymar, người vốn được Messi, Gerard Pique và nhiều trụ cột khác ủng hộ. Bất chấp các cố vấn cảnh báo Griezmann không phù hợp với Barca, Bartomeu vẫn thực hiện việc mua lại hợp đồng của anh với Atletico. Quá trình này khiến Atletico bất mãn, và khiếu nại lên FIFA (Barca may mắn không bị phạt).
Messi cùng với Neymar và Luis Suarez là những nhân tố chính giúp Barca giành cú "ăn 3" mùa giải 2014-15 (cũng là cú "ăn 3" thứ hai trong lịch sử CLB, sau mùa 2008-09). Chiến tích này đã mang đến quyền lực cho Bartomeu. Từ chỗ kế thừa Sandro Rosell phải từ chức vì những gian lận và trốn thuế, Bartomeu gần như chiến thắng tuyệt đối ở cuộc bầu cử năm 2015 sau mùa giải thành công rực rỡ.
Bartomeu cố gắng thoát khỏi danh tiếng của Messi. Ông muốn xây dựng một Barca hoàn toàn khác, theo quan điểm thể thao của mình. Nói cách khác, Bartomeu muốn chứng tỏ ông đủ khả năng tạo dựng Barca chiến thắng những danh hiệu lớn, mà không để phụ thuộc vào vai trò của Messi. Kết quả thế nào? Chính sách này giúp Barca duy trì sự áp đảo ở La Liga, nhưng thất bại nặng nề trên sân chơi Champions League, trước Roma và Liverpool trong hai mùa gần nhất.
Ám ảnh quyền lực của ông Bartomeu dẫn đến vụ "Barcagate"
Ám ảnh quyền lực
Những gì Bartomeu làm trong thời gian qua thể hiện sự ám ảnh quyền lực. Từng sống trong những cảm xúc đặc biệt trong bầu không khí Berlin năm 2015, ông Bartomeu có tham vọng cùng Barca một lần nữa thống trị châu Âu. Ông làm mọi cách để đạt mục đích, bao gồm cả việc tạo nên vụ "Barcagate" thời gian gần đây. 6 quan chức đồng thời bị ép từ chức (ngoài ra, còn có cố vấn Jaume Masferrer bị sa thải tháng 2/2020), và họ đều là cộng sự đắc lực của Bartomeu.
Ở Tây Ban Nha, thuật ngữ "Cainismo" được giới truyền thông sử dụng để mô tả về Chủ tịch Bartomeu và vụ "Barcagate" ("Cainismo" là thuật ngữ phổ biến ở Tây Ban Nha, dùng để mô tả loại hành vi hung hăng ở một số loài động vật, đặc biệt là các loại chim săn mồi, giết chết chính anh chị em của mình. Thuật ngữ này xuất hiện từ chuyện có trong Kinh thánh, khi Cain giết em trai Abel vì lòng ghen tuông và đố kỵ). Nạn nhân nổi bật của chủ nghĩa "Cainismo" ở Barca hiện tại là Rousaud, người ít ngày trước còn giữ cương vị phó chủ tịch, và là ứng viên cho cuộc bầu cử mùa hè 2021.
Rousaud cùng 5 thành viên khác bị ép từ chức vì họ thỏa hiệp và duy trì môi trường hòa bình với Messi, cũng như các thủ lĩnh khác của Barca. Điều Bartomeu mong muốn không phải là làm hài lòng các cầu thủ trong nỗ lực giảm lương vì Covid-19, mà ban giám đốc phải đứng về ông. Ông Bartomeu cũng muốn điều chỉnh một số khía cạnh trong cuộc bầu cử năm 2021, nhưng không được ủng hộ. Không chỉ vậy, điều mà Bartomeu hướng đến là cuộc chia tay ồn ào vào năm 2021. Ông muốn rời cương vị với hình ảnh của một người chiến thắng, hào nhoáng là một trong những chủ tịch nổi bật nhất lịch sử Barca.
Trước khi vụ "Barcagate" xảy ra khiến 6 quan chức từ chức, trong nhiệm kỳ của mình, Bartomeu đã từng gạt bỏ 5 vị phó chủ tịch khác để củng cố vững chắc quyền lực. Như vậy, trong cơn ám ảnh về quyền lực, Bartomeu đã buộc tổng cộng 7 vị phó chủ tịch phải rời Camp Nou.
Quyền lực làm mờ mắt Bartomeu, và hình ảnh Barca ngày càng trở nên xấu đi.
Ngọc Huy
Không cần mua sắm, Barca vẫn có thể sống khỏe Barca có nhiều nguồn lực chất lượng, nhưng chưa được khai thác. Đó là những cầu thủ đang đá dưới dạng hợp đồng cho mượn, những cầu thủ ở đội Barca B hay một vài tài năng trẻ mới vừa được chiêu mộ. Do đó, ngay cả khi không mua sắm trong phiên chợ Hè 2020, đội bóng xứ Catalunya vẫn có thể...