Cây điều Bình Phước qua thời thất thế
Sau một thời gian thất thế so với cây cao su, hiện nay cây điều tại Bình Phước được nhiều nông dân lựa chọn do giá bán những vụ gần đây duy trì ở mức cao. Để yên tâm hơn với cây điều, nhiều nông dân trên địa bàn đã tìm cách áp dụng các kỹ thuật mới, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tín hiệu vui từ cải tạo vườn điều
Là một trong những người trồng điều có kinh nghiệm lâu năm, những năm qua vườn điều của ông Trương Minh Lương (xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) luôn đạt năng suất cao. Vào mùa trước chỉ hơn 1ha đất, nhưng ông thu được hơn 3 tấn điều, giá điều lại cao nên gia đình ông vẫn sống khỏe.
Năm nay ông mạnh dạn áp dụng kỹ thuật bón phân mới, sử dụng chế phẩm sinh học thúc điều ra trái sớm. Hiện nay vườn điều nhà ông đang trong quá trình đậu trái với tỷ lệ đậu trái cao. Một chùm bông thường đậu từ 10 đến hơn 20 hạt. Theo ông Lương, năm nay vườn điều nhà ông sẽ cho thu hoạch sớm hơn từ 7 – 10 ngày, khi đó điều bán sẽ rất được giá.
Nhiều nông dân tại Bình Phước vẫn kiên trì bám cây điều vì giá bán khá cao trong những vụ gần đây. Ảnh:Hữu Ký
Nhiều nông dân ở các địa phương khác cũng mạnh dạn cải tạo vườn điều bằng cách ghép chồi. Sau khi hai anh em ông Hoàng Trọng Thủy, Hoàng Văn Tần (xã Long Hà, huyện Phú Riềng) áp dụng thành công phương pháp trên, nhiều người cũng làm theo và đạt năng suất cao hơn 3 tấn/ha.
Bà Phạm Thị Vân (xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú) cho biết, nhà bà có hơn 2,5ha điều, trong năm qua bà đã ghép chồi toàn bộ vườn của mình. Hiện nay điều rất khỏe mạnh, sau một năm các chồi ghép sẽ cho thu hoạch.
Theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Bình Phước, cây điều vẫn là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh sẽ tập trung phát triển các giống điều cho năng suất cao, thích hợp với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Bình Phước sẽ hỗ trợ người dân sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất như: Cải tạo vườn điều; hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV; sử dụng giống mới…
Ông Vũ Đức Bộ – Giám đốc HTX Phước Hưng (HTX sản xuất điều sạch theo tiêu chuẩn FLO) cho biết các xã viên trong HTX cũng đang áp dụng nhiều biện pháp giúp tăng năng suất vườn điều. Ngoài việc cải tạo vườn điều, tại HTX cũng đang thí điểm phương pháp áp dụng kỹ thuật “ép” điều ra quả sớm với sự hỗ trợ của một số nhà khoa học.
Cách này đang mang lại tín hiệu vui cho nông dân khi cây điều rất sung sức, tỷ lệ đậu trái nhiều, ít bị ảnh hưởng bởi sương muối…
“Chưa đến mùa thu hoạch, nhưng nhìn vào bông, trái non trong vườn điều có thể thấy hiệu quả vượt trội so với cách làm thông thường. Dự đoán 1ha năng suất trên 3 tấn là bình thường. Chỉ cần một mẫu cho hơn 3 tấn điều thì nông dân có thể sống được, không cần phải chuyển đổi sang cây trồng khác” – ông Bộ nói.
Video đang HOT
Áp dụng khoa học vào sản xuất
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay hơn 80% diện tích điều trên địa bàn trồng bằng hạt, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất còn hạn chế, vì vậy nhiều vườn điều có năng suất thấp, thậm chí có những nơi chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha. Một cán bộ của Chi cục cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường ứng dụng KHKT cho cây điều, đồng thời chuyển giao tiến bộ KHKT hướng dẫn người trồng điều áp dụng theo quy trình kỹ thuật mới. Bên cạnh đó cũng khuyến khích người dân thực hiện thâm canh, tái canh… để tăng giá trị vườn điều.
Còn ông Võ Đình Khánh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Phước cho biết, thời gian tới trung tâm sẽ đẩy mạnh các hoạt động như: Xây dựng mô hình thâm canh và cải tạo vườn Điều; tổ chức tham quan học tập; tổ chức hội thảo đầu bờ… Đặc biệt trung tâm đang tập trung xây dựng các chuỗi giá trị ngành hàng, từng bước nâng cao giá trị của chuỗi xây dựng và phát triển việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ điều.
Theo Danviet
Người sinh Huỳnh Văn Nén lần hai và 15 năm kêu oan
Vừa bước chân ra khỏi trại tạm giam, người tù Huỳnh Văn Nén đã ôm chầm lấy ông Nguyễn Thận nghẹn ngào nói: "Cám ơn thầy, thầy chính là người đã sinh ra con lần thứ hai".
Nhìn cảnh 2 người đàn ông gầy gò, khắc khổ ôm nhau khóc như trẻ con trước cửa trại giam, nhiều người có mặt hôm ấy đã lặng người vì xúc động.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Thận đưa ông Nén đến gặp các cơ quan báo chí, các luật sư để cảm ơn họ đã cùng đồng hành giúp đỡ ông trong hành trình ròng rã 15 năm kêu oan cho Huỳnh Văn Nén.
Ngày 29/11, khi đại diện các cơ quan tố tụng của tỉnh Bình Thuận tổ chức buổi trao quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Huỳnh Văn Nén, ông Thận đã có mặt, chứng kiến giây phút ông Nén chính thức được minh oan, trở lại làm công dân như bao người khác.
Lá đơn tố cáo giữa đêm khuya
Một buổi tối đầu tháng 9 năm 2000, khi ông Nguyễn Thận tranh thủ đọc nốt những trang tài liệu phục vụ cho cuộc họp ở UBND xã vào ngày mai nơi ông đang là chủ tịch UBND thì có tiếng gọi cửa. Nhìn ra, ông Thận nhận thấy bà Lụa người cùng xã. Vốn quen với việc người dân trong xã hay đến nhà nhờ giúp đỡ, ông Thận mở cửa mời bà Lụa vào nhà.
Ông Huỳnh Văn Nén và ông Nguyễn Thận (bên trái) trong ngày ông Nén được tự do..
Chưa kịp rót ly nước thì bà Lụa đưa cho ông một lá đơn của con trai bà là Nguyễn Phúc Thành đang thụ án tù ở trại giam Sông Cái (Phú Yên) gửi cho ông nhờ ông tìm cách minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén vì Thành biết 2 người bạn của Thành mới là người giết bà Năm Tép (Lê Thị Bông) chứ không phải ông Nén.
Từ lá đơn của Thành, ông Thận tìm gặp những người có liên quan, tự mình khảo sát hiện trường vụ án...và nhận thấy những chứng cứ buộc tội mà cơ quan tố tụng đưa ra trong phiên tòa 1 tháng trước đó để kết tội Huỳnh Văn Nén trong vụ án giết bà Lê Thị Bông và cả vụ án giết bà Dương Thị Mỹ (vụ án Vườn Điều) xảy ra 7 năm trước đó ở địa bàn xã Tân Minh có nhiều điểm chưa hợp lý.
Không thể dửng dưng trước hoàn cảnh gia đình ông Nén và 9 gia đình khác mà cơ quan pháp luật đã bắt họ thi hành án tù; với tư cách là chủ tịch rồi bí thư đảng ủy xã, ông Thận đã làm nhiều văn bản và đi gõ cửa các cơ quan bảo vệ pháp luật từ tỉnh đến trung ương, kiến nghị xem xét lại 2 vụ án này. Việc làm này của ông đã bị cấp trên nhắc nhở nhiều lần.
Thấy các kiến nghị có nguy cơ đi vào ngõ cụt, ông Thận quyết định dẫn cha Nén là ông Huỳnh Văn Truyện tìm gặp các luật sư và các cơ quan báo chí để nhờ giúp đỡ. Bị thuyết phục bởi các chứng cứ, đặc biệt là tâm huyết của ông Thận đối với 2 vụ án, nhiều luật sư và báo chí đã vào cuộc.
Tháng 4/2002, bản án sơ thẩm (lần 1) vụ án Vườn Điều bị tuyên hủy để điều tra lại và sau nhiều phiên tòa không kết tội được các bị cáo trong vụ giết bà Dương Thị Mỹ, cơ quan điều tra đã đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can. Các cơ quan tố tụng đã xin lỗi công khai và bồi thường oan sai cho 9 người trong vụ án này (riêng ông Nén chưa được bồi thường vì đang thụ án tù chung thân trong vụ giết bà Bông).
Ông Nguyễn Thận, người 15 năm gửi đơn kêu oan cho người tù Huỳnh Văn Nén
Vụ án Vườn Điều đã khép lại, nhiều người được minh oan, nhưng ông Thận vẫn hết sức day rứt khi vụ án giết bà Bông chưa được xem xét.
Năm 2006, ông Nguyễn Thận cùng nhóm nhà báo và các luật sư gửi đơn đến các cấp có thẩm quyền ở Trung ương, kiến nghị xem xét lại vụ án này. Năm 2007, ông Thận cùng cụ Huỳnh Văn Truyện, cha ông Nén và anh Huỳnh Trung Nghĩa, anh rể ông Nén mang đơn kêu oan ra Hà Nội. Nhưng các kiến nghị, đơn kêu oan bị bỏ qua.
Niềm tin mãnh liệt vào công lý
Khi được hỏi trong hành trình 15 năm đi tìm công lý cho Huỳnh Văn Nén, có lúc nào ông cảm thấy mệt mỏi, áp lực và muốn bỏ cuộc không? Ông Thận chia sẻ, tháng 11/2000, khi đang nằm điều trị bệnh tại TPHCM, ông nhận được hung tin 15 ha mía giống của gia đình bị cháy rụi. Việc này đã đẩy gia đình ông rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn về kinh tế. Rồi truyền đơn rải đầy khắp xã phao tin, anh em nhà Nguyễn Thận có cha làm quận trưởng chế độ Sài Gòn bị cách mạng xử tử tại Quảng Trị...
Không lâu sau đó ông Thận bị thanh tra về quản lý tài chính rồi chuyển sang điều tra ròng rã 26 tháng trời mới có kết luận Nguyễn Thận không tham ô tham nhũng, nhưng lúc này, ông đã bị cách chức bí thư đảng ủy xã.
Giây phút xúc động của người tù và người thân
Ông Thận bộc bạch: "Có lúc tôi rất nản, muốn bỏ cuộc do không nhận được phản hồi của cơ quan chức năng, sức khỏe ngày càng yếu vì bệnh tim cộng với điều kiện về kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, cuối năm 2013, biết tin ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan, rồi cụ Huỳnh Văn Truyện, đã gần 90 tuổi, lặn lội từ Cà Mau ra gặp, cầm tay rưng rưng nói: nếu thầy không giúp lần này thì sẽ không còn có lần nào để cứu Nén nữa...làm tôi có động lực, quyết tâm trở lại"
Sau đó ông Thận làm đơn xin phép nghỉ đi TPHCM khám bệnh nhưng lại lên xe cùng những người trong gia đình ông Nén đi chuyến cuối cùng ra Hà Nội, gửi đơn đến TAND tối cao và VKSND tối cao tiếp tục kêu oan...
Cũng từ chuyến đi đó đơn của họ đã được 2 cơ quan trên tiếp nhận; vài tháng sau đoàn cán bộ của VKSND tối cao đã vào gặp gỡ các nhân chứng xác minh, sau đó có quyết định kháng nghị hủy án và giao lại cho cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Thuận điều tra lại...
Đến ngày 20/10, ông Huỳnh Văn Nén được tại ngoại để điều trị bệnh và đúng 38 ngày sau các cơ quan tố tụng của tỉnh Bình Thuận công bố quyết định chính thức minh oan cho Huỳnh Văn Nén.
Ông Thận nói: "Tôi chỉ mong sao cuộc sống tới đây của Nén sẽ tốt lên, trở thành một công dân tốt để không phụ lòng của nhiều người. Điều tôi cảm thấy hạnh phúc nhất là công lý đã được thực thi dù muộn màng. Qua vụ việc này tôi mong sao đất nước mình không còn những trường hợp oan sau như Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn nữa".
Theo Vietnamnet
Vụ án vườn điều: Ông Huỳnh Văn Nén được tạm tha Lúc 17h15 ngày 22/10, ông Huỳnh Văn Nén, người bị kết án tù chung thân và đã bị giam 17 năm 5 tháng rưỡi do bị kết tội giết người, đã được gia đình đón ra khỏi Trại tạm giam Công an tỉnh Bình Thuận. Sáng 22/10, vợ chồng bà Huỳnh Thị Kim Ngân, chị ruột ông Huỳnh Văn Nén, làm đơn gửi...