Cây di sản trăm tuổi chết khô sau khi được vinh danh
Chính quyền địa phương đã nỗ lực cứu hai cây gạo hàng trăm năm tuổi ở Thanh Hóa nhưng bất thành, nguyên nhân được cho là bị bón phân sai quy cách.
Cây gạo gần 400 năm tuổi ở làng Cẩm Bào, xã Vạn Hòa (Nông Cống, Thanh Hóa) được công nhận là Cây di sản khiến người dân địa phương rất tự hào vì đây được coi là biểu tượng văn hóa làng.
Nhà cách cây gạo vài chục mét, cụ Trần Văn Tại cho hay, cây gạo gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân làng Cẩm Bào. Nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa của làng từng diễn ra dưới gốc gạo cổ thụ này. Thời kháng chiến chống Pháp, chính ở vị trí cây gạo tọa lạc là xưởng chế tạo vũ khí, luôn có hàng trăm công nhân làm việc.
Mỗi lần nghe tiếng máy bay, dân làng Cẩm Bào lại cử người trèo lên những cành cao nhất của cây gạo để theo dõi tình hình. “Nhờ những tán gạo xum xuê chằng chịt nên sức sát thương của bom đạn giặc giảm đi rất nhiều. Trải qua vô số lần bị tấn công nhưng hầm chứa vũ khí dưới gốc cây vẫn an toàn”, ông Tại nhớ lại.
Cây gạo hàng trăm tuổi ở làng Cẩm Bào chết khô hiện chỉ còn trơ phần thân. Ảnh:Lê Hoàng.
Tuy nhiên, khi được Hội Thiên nhiên và Bảo vệ môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận Cây di sản vào cuối năm 2012, cây gạo bắt đầu có hiện tượng vàng lá, bong vỏ rồi chết dần. Người dân và chính quyền địa phương đã tìm nhiều cách cứu cây nhưng không thành.
Bà con địa phương cho hay, nguyên nhân cây chết có thể là khi đào đất làm tường rào bao quanh gốc, người ta đã chặt quá sâu vào phần rễ. Ngoài ra, khi chuẩn bị đón bằng công nhận Cây di sản, cây đã được chính quyền cho bón khoảng 400 kg phân lân nên có thể bị “bội thực”, thối rễ mà chết.
Ông Lê Đình Thức, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nông Cống cho biết, đã nhận được thông tin cây gạo chết, còn nguyên nhân thì chưa rõ. “Có thể cây chết do sống cạnh con sông Yên ô nhiễm. Ngoài ra, khi được vinh danh, địa phương đã cho quá nhiều phân lân xuống gốc khiến cây bị chết”, ông Thức nói và khẳng định trách nhiệm thuộc chính quyền xã Vạn Hòa.
Video đang HOT
Cây gạo ở xã Thiệu Lý hiện đã chết khô, nguyên nhân được cho là bị chăm sóc không đúng cách. Ảnh: Tư liệu.
Một cây gạo di sản khác có tuổi đời trên 200 năm ở làng Hổ Đàm, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cũng đã chết sau khi được vinh danh. Theo hồ sơ, cây gạo này cao khoảng 45 m, chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3 m là 7 m. Tháng 4/2012, cây gạo được trao bằng chứng nhận Cây di sản thì đến đầu năm 2014 bắt đầu có biểu hiện héo úa, thân, gốc cây bong vỏ và chết ngay sau đó không lâu. Nguyên nhân cũng được cho là do chăm sóc không đúng cách tương tự cây gạo ở làng Cẩm Bào.
Lê Hoàng
Theo VNE
Người tìm ra hang Sơn Đoòng
Hồ Khanh (47 tuổi, ở thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) là người đạp rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, phát hiện rất nhiều hang động kỳ vĩ; trong đó có hang lớn nhất thế giới Sơn Đoòng. Tuy nhiên, ít ai biết về cuộc đời chìm nổi của anh.
Hồ Khanh và chuyên gia thám hiểm hang động Howard Limbert - Ảnh: Howard Limbert cung cấp
Hồ Khanh khá mệt mỏi sau chuyến đi dài 6 ngày vào vùng lõi rừng nguyên sinh Phong Nha - Kẻ Bàng để phục vụ đoàn làm phim trực tiếp chương trình Good Morning America (Chào buổi sáng nước Mỹ) từ hang động của Đài truyền hình ABC (Mỹ) hôm 13.5.
Đến hang động từ những lần... vỡ nợ
Sau khi hang Sơn Đoòng được đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố lớn nhất thế giới vào năm 2009, Hồ Khanh - người phát hiện ra Sơn Đoòng - càng nổi danh hơn.
Hồ Khanh mồ côi cha từ khi 13 tuổi. Gia đình anh thuộc dạng nghèo khó như bao nhiêu gia đình nghèo khác ở vùng Phong Nha. Nhà đông anh em nên Hồ Khanh chỉ học hết lớp 6. Năm 18 tuổi, anh bắt đầu đi rừng tìm kiếm trầm hương. Từ đấy, bàn chân anh đạp khắp các vùng của Phong Nha - Kẻ Bàng và sang tận cả Lào. Trong những chuyến đi xuyên rừng dài ngày, hang động như là mái nhà và nơi nuôi dưỡng anh khi cung cấp nguồn nước dùng trong lành. Anh phát hiện hang Én từ năm 1986 và Hồ Khanh đã đi xuyên qua nó.
"Năm 1994, cưới vợ xong, tôi tập trung làm nông nghiệp nhưng dân vùng này nghèo quá, họ nợ nên tôi bể nợ rồi bán máy móc luôn. Năm 1999, tôi lập trang trại tại khu hành chính Ban quản lý vườn bây giờ rồi sau đó có quyết định đình chỉ để giải tỏa. Họ đền bù không thỏa đáng, vốn bỏ ra nhiều mà đền ít nên lại vỡ nợ. Năm 2002, tôi vay mở quán cà phê, tự làm trang trí cho quán với tên Hồ Trên Núi nhưng thu chẳng được mấy vì vắng khách. Mãi đến 2005 mới quyết định làm hang động với vợ chồng ông bà Howard Limbert".
Bước ngoặt Sơn Đoòng
Cảnh đẹp trong hang Sơn Đoòng - Ảnh: Howard Limbert cung cấp
Năm 1990, Hồ Khanh đi xuyên qua khu vực hang Én, đến chiều thì gặp hang Sơn Đoòng. Anh nhớ lại: "Lần đầu tiên tôi xuống độ sâu 100 m trong hang Sơn Đoòng; trong đó có suối lớn, suối chảy ầm ầm, phải người có bản lĩnh mới xuống được. Tôi xuống múc nước uống. Biết là hang lớn nhưng chỉ nghĩ lớn so với trong khu vực chứ không nghĩ là lớn nhất thế giới. Lúc đó chỉ gọi là hang Đoòng vì người dân địa phương gọi vùng đất đó là Đoòng. Sau này khi khám phá ra mới có thêm chữ Sơn. Tôi sống với vùng này quá lâu, nên khi quay lại mình biết nằm gần hang Én".
Hồ Khanh kể tiếp, năm 2005, anh đi cùng vợ chồng ông bà Howard Limbert khám phá hang động. Một tối nằm nghỉ trong hang Én, anh mới kể lại với ông bà rằng anh đã từng gặp một hang kỳ lạ nằm gần hang này. Ông Howard Limbert hỏi lại vì sao lạ? Hồ Khanh trả lời, vì có luồng gió lớn ở trong thổi ra, thấy hơi nước như mây mù, gió lớn lắm. Howard Limbert phán đoán đó là một hang lớn. Những năm 2006 - 2007, Hồ Khanh vào khu vực đó tiếp nhưng chưa thể nhớ ra vị trí chính xác của Sơn Đoòng.
Đến năm 2008, Hồ Khanh đi một chuyến 3 ngày và lần này anh đã tìm ra tung tích Sơn Đoòng. Sau đó, Hồ Khanh gọi điện cho người của Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội thông báo kết quả. Năm 2009, vợ chồng ông Howard Limbert sang VN. "Ngày đầu tiên đến hang Én, ngày thứ hai đến hang Sơn Đoòng, tối trở ra thì đoàn nói ngay hang này có thể lớn nhất thế giới. Và họ hỏi: Anh có mừng không? Tôi miễn cưỡng trả lời mừng, vì nghĩ cả đời ai tới đó lại làm gì. Sau đó 1 tháng họ quay lại hang cùng người của Khoa Địa chất của Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và một nhà địa chất người Mỹ đo đạc chính thức để công bố".
"Ông đã trở thành người huyền thoại"
Hiện Hồ Khanh làm nhiệm vụ quản lý sắp xếp các porter (nhân viên khuân vác) tại Công ty Oxalis để đảm bảo tour khám phá Sơn Đoòng hay các đài nước ngoài đến làm phim. Anh làm hợp đồng thời vụ từ tháng 1 - 8, vào mùa mưa lũ thì làm việc khác. Anh không tiết lộ thu nhập từ công việc này. Tuy nhiên, có thể hiểu đó là một khoản thu không hề nhỏ mà trước đây anh chưa bao giờ tưởng tượng ra.
Năm 2012, anh vay mượn thêm vào số tiền tích cóp để làm nhà nghỉ sát bờ sông theo mô hình homestay. Từ 3 phòng gỗ, nay thêm 3 phòng xây đầy đủ tiện nghi với tổng vốn đầu tư 1,8 tỉ đồng. Dù lượng khách chưa lớn nhưng vẫn có khách đặt chỗ đến năm 2016. Nó mang thêm nguồn thu cho gia đình anh; tạo việc làm cho vợ anh và 3 người cháu (mỗi người hưởng lương hơn 2 triệu đồng/tháng). Vợ Hồ Khanh quản lý nhà nghỉ và quán cà phê. Chị có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh với người nước ngoài.
"Không phải riêng bản thân tôi mà những người tham gia đó (các porter) cũng có cuộc sống đỡ hơn, công việc ổn định. Sau khi công bố Sơn Đoòng thì lượng khách đến khá đông nên cuộc sống ở đây có nhiều thay đổi, tạo được việc làm cho thanh niên vùng này; bình quân mỗi porter được 6 triệu/tháng và chỉ làm chừng 10 ngày", Hồ Khanh nói.
Hồ Khanh nhớ như in hình ảnh Phó thủ tướng Vũ Đức Đam xuống máy bay tại hang Én. "Lúc đó, qua sự giới thiệu của anh Nguyễn Châu Á (Giám đốc Công ty Oxalis), Phó thủ tướng đã bắt tay tôi và nói: Ông đã trở thành người huyền thoại", Hồ Khanh kể lại.
Vì những cống hiến của mình, 2 lần Hồ Khanh được các Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng bằng khen. Thông tin mới nhất qua báo chí thì anh cũng vừa được quyết định tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Trương Quang Nam
Theo Thanhnien
Mất 13 năm để tìm ra hang Sơn Đoòng Phát hiện dòng nước hang Khe Ry và hang Én gặp nhau ở một điểm, rồi đột ngột biến mất giữa rừng, Howard Limbert tin chắc có một hang động lớn ở quanh đây. Nhưng phải 13 năm sau ông và Hồ Khanh mới phát hiện ra Sơn Đoòng. Giữa trưa hè oi ả ở Quảng Bình, ông Howard Limbert (57 tuổi) vui...