“Cày” để có Tết
Do thu nhập thấp nên nhiều công nhân phải tranh thủ tăng ca, làm thêm dịp Tết để có thêm tiền chi tiêu, lo cho con cái, gia đình.
Đã 20 giờ nhưng cổng KCX Linh Trung 1 (quận Thủ Đức – TPHCM) vẫn còn nhiều công nhân (CN) ra vào. Đó là lúc những tốp CN tăng ca cuối cùng ra về. Trên từng gương mặt, ai nấy đều lộ vẻ mệt mỏi vì làm việc căng thẳng kéo dài. “Tết nhất đến nơi rồi, em phải cố gắng “cày” để có thêm tiền gửi về quê cho cha mẹ”- CN Nguyễn Hoàng Lan, Công ty TNHH Kollan Việt Nam, tâm sự.
Công nhân KCX Linh Trung ra về sau giờ tăng ca buổi tối – Ảnh: Hồng Nhung
Mệt cũng phải tăng ca
Lan cho biết thu nhập không cao, thưởng Tết lại ít nên cô và nhiều CN khác phải cố gắng tăng ca để có thêm tiền chi tiêu, mua sắm chuẩn bị đón Tết. Những năm trước, Lan không “mặn mà” với việc tăng ca nhưng cuối năm nay, thưởng Tết không tăng trong khi giá cả thị trường lại tăng vùn vụt nên Lan cũng cố gắng làm thêm giờ.
Hằng ngày, tăng ca tới 20 giờ nên tan ca là Lan nhanh chân về nhà trọ tắm rửa, ăn vội rồi ngủ liền để có sức cho ngày làm việc mới. Lan bộc bạch: “Đi làm về người mệt lả, chỉ muốn lên giường ngủ ngay chứ không muốn đi đâu nữa. Thu nhập mỗi tháng được chừng 4 triệu đồng, chẳng thấm vào đâu…”.
Nói chuyện với chúng tôi trên đường về nhà trọ sau giờ tăng ca, chị Lê Thị Oanh, quê Hà Tĩnh, CN Công ty TNHH Freetrend Việt Nam (KCX Linh Trung 1), cho biết vào thời điểm cận Tết, nhiều công ty phải tăng ca để kịp tiến độ.
Những tháng cuối năm, vì muốn gia đình vẫn được ăn Tết sung túc như mọi năm nên chị dồn sức tăng ca, gác lại những thú vui thường ngày. “Cha mẹ ở quê cũng không muốn tôi vất vả nhưng nếu không cố gắng thì năm nay tôi sẽ không có tiền gửi về quê. Vì vậy, mệt mấy tôi cũng ráng” – chị Oanh thổ lộ. Oanh cho biết phần lớn CN công ty chị đều sẵn sàng tăng ca để có thêm thu nhập.
Đụng đâu làm đó
Video đang HOT
Ở những công ty không hoặc ít tăng ca, nhiều CN sau giờ làm việc còn tranh thủ làm thêm để có tiền chuẩn bị cho Tết. Công ty TNHH Việt Nam Paiho (KCN Tân Tạo – TPHCM) quy định làm việc 1 ca/ngày (ca sáng từ 7 đến 14 giờ ca chiều từ 14 đến 22 giờ). Do không tăng ca, thu nhập thấp nên nữ CN Lê Thị Sen tranh thủ đi giúp việc gia đình để có tiền trả dần món nợ hơn 100 triệu đồng sau khi chồng bị bệnh qua đời.
Đã 2 năm nay, ngày nào chị cũng dành ra từ 2 đến 3 giờ để phụ việc nhà cho một gia đình gần khu trọ (50.000 đồng/2 giờ). Nhờ công việc này, mỗi tháng chị có hơn 1 triệu đồng để trả nợ. “Làm việc nhà tuy không cực lắm nhưng sau 8 giờ làm việc tại công ty rồi lại đi làm việc khác nên nhiều đêm đi ngủ mà toàn thân tôi nhức mỏi. Biết là không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn phải cố” – chị tâm sự.
Cũng giống như chị Sen, nhiều hôm tan ca, anh Phan Văn Lấn (CN Công ty Cơ khí Lực Kỷ – KCN Sóng Thần, Bình Dương) chỉ kịp về nhà trọ ở phường Linh Xuân (quận Thủ Đức) tắm rửa, ăn vội chén cơm rồi tất bật đi làm bảo vệ cho mấy đoàn ca nhạc.
Anh nói: “Hôm nào không làm bảo vệ, bạn bè kêu làm đâu tôi làm đấy, bốc xếp hay bất kể việc gì, miễn là chính đáng để có thêm thu nhập cho vợ con được nhờ. Tết sắp đến mà con trai lớn của tôi lại mất việc, hai cha con đang tính kiếm việc gì làm trong mấy ngày Tết vì năm nay gia đình không về Trà Vinh, chỉ ráng kiếm thêm ít tiền gửi về quê cho ông bà thôi”.
Vất vả gia đình công nhân
Hơn 18 giờ, chị Nguyễn Thị Điểm, CN Công ty Danu Vina (KCX Linh Trung 1), mới tất tả về phòng trọ ở phường Linh Xuân trông con cho chồng là anh Nguyễn Thành Phú, nhân viên bảo vệ Công ty Hoàng Vương Gia (quận Tân Bình – TPHCM), đi làm. Bảy năm nay, vợ chồng anh chị vất vả làm việc để có tiền lo thuốc thang cho con trai bị khuyết tật. Vì muốn cho con vào trường khuyết tật nên anh chị quyết tâm kiếm tiền để Tết này về Quảng Bình làm giấy tờ cho con nhập học. Nhưng 2 tháng nay, công ty nợ lương nên dự tính về quê của anh chị xa dần.
Theo anh Phú, mỗi người mỗi cảnh nhưng hầu hết các gia đình CN đều rất khó khăn, phải vất vả mưu sinh mới đủ cái ăn, cái mặc cho gia đình.
Theo TNO
Những "mặt đen" bám mãi cuộc sống SV
Hồi học cấp 3, đến cả mơ tôi cũng mong được thử một lần cuộc sống của một SV đại học. Đến khi đạt được rồi, tôi mới biết "đó cũng chỉ là giấc mơ mà thôi". Bởi đẳng sau nó là một "rổ" những câu chuyện "sặc mùi SV".
Dưới đây chỉ là một số mặt trái và khó khăn cứ luôn "đeo bám" sinh viên mãi, khiến nhiều bạn ngao ngán với cuộc sống của một sinh viên.
SV với thời gian "chết" khá nhiều
Dù học ở một trường nào, ở một thành phố nào, thì việc học vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Cuộc sống sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhưng để tận dụng hết quỹ thời gian thừa ấy là điều mà khó ai có thể làm hết được. Rảnh rỗi thì nhiều mà đa số là chơi bời đến khi thi cử mới hoảng loạn tập trung học.
SV không vay mượn thì không phải là SV
Người ta nói không ai giàu bằng SV và cũng không ai khổ bằng sinh viên. Dù có thiếu ăn thiếu mặc nhưng SV vẫn rất ăn chơi, tiền thì không thiếu nhưng nhiều thì không có, chỉ cần một bữa ăn chơi huy hoàng là đã ngốn gần hết tiền trong một tháng để rồi sau đó chạy khắp nơi vay mượn.
Tất nhiên cũng có không ít trường hợp khác đó là phải lo chuyện học hành, nhà cửa, sinh hoạt hàng tháng. Nhưng vì đa số các bạn vẫn chưa làm quen với cuộc sống tự lập, mới trở nên thường xuyên thiếu thốn tiền bạc.
SV tất bật với việc làm thêm
Môi trường thành phố đâu dễ sống như mình tưởng. Giá cả đắt đỏ, nhiều thứ cần chi tiêu mà trông chờ vô từng đồng tiền ba mẹ gửi lên thì chẳng thể nào đủ được. Trường hợp có khá nhiều SV phải buộc dừng học vì không có tiền nộp học phí. Hay trường hợp khác SV vì quá mãi mê kiếm tiền mà bỏ bê việc học
SV và chuyện tình yêu
Một đề tài muôn thuở và nhiều màu sắc. Chuyện tình yêu của SV bây giờ thật khó mà trong sáng như trước được. Với suy nghĩ thoáng của phương Tây, tình yêu là phải gắng liền với tình dục. Và hệ lụy của nó mà đã có biết bao nhiêu người đã phải từ bỏ giảng đường mà ở nhà nuôi con. Chỉ một phút nông nổi mà đã đánh đổi cả tương lai của mình
SV và chuyện học lại
Quan niệm của SV là đã là SV thì chuyện bị điểm F học lại là chuyện bình thường, chuyện xưa như trái đất. Học kỳ này mình chơi bời thì ráng năm sau cố gắng học lại, học cải thiện môn đó miễn sao ra trường tích lũy đủ tín chỉ thôi. Nghe có vẻ đơn giản thật nhưng vừa học chương trình chính lại còn phải cắp vở đi học lại với mấy em năm dưới. Thời gian bổng chốc trở nên ít ỏi, việc thi cử diễn ra liên tục làm nhiều S cảm thấy choáng váng.
SV với việc thi cử
Ở giảng đường thầy dạy phần thầy, trò học phần trò, đi học chỉ mong được điểm danh nhanh rồi chuồn về. Cho tới lúc thi thì thị trường phao, tài liệu tràn ngập. Với những trường như Kinh tế, Bách khoa ...thì nặng về lý thuyết còn có khả năng tài liệu, chứ những SV Ngoại ngữ nếu không học thì đến lúc thi cử có nước chôn chân tại chỗ, không thể nào mà sử dụng tài liệu được.
SV hoạt động về đêm
Thời điểm hoạt động lý tưởng của S là từ tầm 11h,12h khuya, càng khuya là số lượng SV online càng tăng lên. Mà thực tế thì ít có SV nào thức khuya tới giờ đó mà để học bài cả, hoặc chơi game, hoặc chat chit, hoặc xem phim, facebook suốt cả ngày. Lịch học của SV có thể cho là sáng ngủ, trưa đi học, tối online.
SV và việc chơi theo nhóm
Nhóm ở đây có thể là một nhóm đồng hương với nhau, một nhóm toàn là SV cá biệt, một nhóm toàn là những nhân tài hội tụ, nhóm thích nổi bật, nhóm nhà giàu, nhà nghèo...Vì hoạt động, chơi theo nhóm thế này mà rất ít khi nào cả lớp có thể đi chơi cùng với nhau được. Chiến tranh giữa các nhóm với nhau cứ luôn âm ỉ cháy
Tạm kết
Khi đã là SV rồi thì nhiều bạn luyến tiếc thời gian cấp 3 của mình. Thật sự mà nói thì đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong đời học sinh. Nhiều bạn vẫn thích chơi với những bạn cũ cấp 2, cấp 3 hơn là nững người bạn mới. Và dù là trong môi trường nào thì bản thân chúng ta cũng nên học cách thích nghi. Đừng để bản thân ta trở nên quá mờ nhạt trước mọi người.
Theo TTVN
Nhọc nhằn sinh viên kiếm tiền ngày Tết Mặc dù kì nghỉ Tết dương lịch năm nay kéo dài đến 4 ngày, một cơ hội tốt cho các bạn sinh viên tỉnh lẻ về quê ăn tết, nhưng vì rất nhiều lí do, không ít bạn đã chọn cách ở lại Hà Nội kiếm thêm chút tiền. Hi sinh kì nghỉ kiếm tiền cho mẹ chữa bệnh Công việc những ngày...