Cay đắng dâu quê “ở trọ” mẹ chồng
Làm dâu mới được gần 5 năm nhưng chị Lê Thu Hà (Đông Hưng, Thái Bình) không còn nhớ nổi đã bao nhiêu lần vợ chồng chị bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà.
Mẹ chồng chị góa bụa ở tuổi 32 với 4 đứa con lóc nhóc. Bà ở vậy nuôi các con trưởng thành. 2 cô con gái và anh cả, sau khi lập gia đình đều đã ra ở riêng cả, chỉ còn vợ chồng anh chị sống cùng bà trong ngôi nhà 2 tầng khang trang, đẹp đẽ mà bà đã tằn tiện xây nên. Vì thế, hồi mới về làm dâu, làng xóm láng giềng, bè bạn ai cũng bảo số chị Hà sướng vì lấy được chồng công việc ổn định lại nhà cao cửa rộng. Nhưng có ai biết rằng, từ ngày chị về làm vợ anh, chị đã phải chịu bao nhiêu tủi hờn.
Chị Hà kể, làm việc gì chị cũng bị mẹ chồng chê bai, chì chiết “phải làm thế này, phải làm thế kia”. Tất cả chuyện chung chuyện riêng đều phải theo ý của bà cho dù việc đó đúng hay sai. Đến cả việc chăm sóc con cái chị cũng không được theo ý mình bởi lần nào bà cũng nói: “Ngày xưa tao nuôi 4 mặt con chỉ ăn mắm ăn muối mà giờ chúng nó vẫn vương trưởng cả thôi”.
Rồi trong tất cả mọi chuyện, bà đều kiếm cớ để nói chị…
Video đang HOT
Một lần, chị chẳng may làm vỡ cái lọ hoa. Bà từ sân chạy vào trợn mắt quát: “Cái gì, cái gì vỡ thế? Đứa nào vô ý thế này? Chúng mày không sắm ra nên không biết xót có phải không?”. Rồi không để chị thanh minh, bà nói luôn một tràng: “Cái nhà này là tiền của tao. Tao đổ mồ hôi công sức vào đó. Tao thích cho đứa nào ở thì ở, đuổi đứa nào thì đuổi. Tốt thì tao cho ở, không thì chúng mày cút hết. Tao không cần…”. Lúc này chị mới lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con không cố ý”. Bà đáp ngay vào mặt chị: “Lỗi phải gì mày. Làm ăn cầu thả nó quen thân đi. Ở nhà không ai dạy hay sao… Bước hết đi”.
Nghe đến đây chồng chị không chịu nổi nữa nên nói lại mẹ: “Mẹ làm được nhà rồi thì chúng con được hưởng. Đó là phúc phận của chúng con. Còn nếu chưa có thì chúng con cũng không dám oán trách. Của bàn tay mình làm ra mới là đáng quý, chúng con sẽ tự làm. Bố chúng con mất sớm cuộc sống của mẹ con mình rất vất vả. Cho đến ngày hôm nay, cuộc sống đầy đủ hơn chúng con muốn đền đáp công ơn của mẹ, chúng con muốn bù đắp sự thiệt thòi đó cho mẹ mà mẹ lại muốn đuổi chúng con đi hay sao?”.
Chồng chị vừa nói xong, bà đã chỉ thẳng vào mặt anh cho rằng anh chị hùa nhau mà nói bà. Bà bảo anh hèn hạ, nhu nhược chỉ biết nghe vợ mà không biết bênh mẹ, đối xử với mẹ không ra gì. Bà còn cho rằng trước đây dâu con chưa có thì nhà cửa êm ấm còn giờ có thêm con dâu thì nhà cửa loạn.
Thế rồi, ngay sau hôm đó, bà gọi con cái về để họp gia đình. Trước mặt đông đủ các con, bà ngồi khóc lóc kể tội của vợ chồng chị Hà.
Thấy vậy, các chị gái lại xúm vào bênh mẹ và xỉa xói 2 vợ chồng. Lần đó, phần vì giận mẹ, phần vì tự ái, anh chị dọn ra nhà trọ ở. Được vài hôm thì bà lại qua phòng trọ đón anh chị về. Nhưng về rồi thì đâu lại vào đấy, cứ lần nào anh chị làm phật ý bà thì y như rằng lại bị bà đuổi đi.
Vì vậy, cứ mỗi lần nhắc đến chuyện gia đình, chị lại thở dài: “Cũng là phận làm con mà sao số tôi nó khổ thế. Sống với mẹ chịu bao buồn tủi mà vẫn phải cam chịu. Bị đổ oan cũng không được quyền giãi bày. Ở nhà mình mà như ở trọ, chủ thích đuổi lúc nào thì đuổi. Lại còn mang tiếng là đứa hỗn hào… Tôi chỉ ước có đủ tiền để ra ở riêng mà thôi”.
Theo VNE
Nội tướng cô đơn
Ngoài giờ làm ở công ty, thời gian còn lại vợ dành cho bếp núc nhà cửa. Đôi khi chồng muốn chia sẻ bớt việc lặt vặt nhưng vợ cứ luôn gạt đi, như sợ bị... giành mất phần.
Lý do vợ không thích được phụ giúp là lo chồng con làm không đúng ý mình. Chẳng hạn, ở góc đặt các loại gia vị, lọ to lọ nhỏ được sắp xếp theo một trật tự nào đó chỉ vợ mới hiểu. Thỉnh thoảng chồng cầm lọ tiêu hay chai nước mắm rồi sơ ý đặt lại sai vị trí là y như rằng vợ càu nhàu cả buổi.
Các con hiểu tính mẹ, tuy chẳng còn nhỏ dại song mọi chuyện ăn uống, sinh hoạt chúng đều không chủ động làm lấy. Khi cần gì, hai đứa đều nhờ mẹ giúp để khỏi bị mắng vì tội hậu đậu. Mẹ khéo léo, tháo vát bao nhiêu thì con vụng về, thụ động bấy nhiêu. Chồng lo, vợ gạt đi: "Để em kham hết cho xong. Nhìn con làm không đúng ý, bực lắm".
Cũng bởi sợ người xung quanh "làm không đúng ý" nên quanh năm suốt tháng, chẳng khi nào thấy vợ ngơi tay. Có hôm gần 11g đêm, vợ vẫn một mình loay hoay dọn dẹp. Cuối tuần, nếu không đi siêu thị mua sắm thì vợ cứ như bị "đóng đinh" trong nhà. Nội, ngoại các con ở chung thành phố mà chẳng mấy khi vợ ghé thăm, đơn giản bởi không đủ thời gian.
Có lần nhà ngoại còn trách chồng không biết san sẻ gánh nặng, để vợ khổ. Chồng chẳng biết phải thanh minh làm sao. Đến khi ba má chứng kiến cảnh con gái một mình "độc chiếm" gian bếp trong ngày giỗ mẹ chồng mới hiểu được "sự phức tạp" của vấn đề. Lo xong đám giỗ, "bà chủ nhà" bơ phờ hốc hác thấy rõ.
Những ngày "nội tướng" nằm thiêm thiếp, ba cha con chia nhau việc nhà. Ai cũng lớ ngớ lóng ngóng. Sau "sự cố sức khỏe" lần này, có lẽ vợ sẽ biết cân nhắc chuyện ôm đồm.
Chồng thường thật thật đùa đùa với vợ rằng, là một nội tướng tài ba, nhưng cứ mãi "xông pha" một mình sao được. Ai cũng cần giữ sức khỏe, chăm sóc bản thân và dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để tái tạo sức sống. Chồng không thích vợ chỉ vì muốn cầu toàn mà mãi ôm việc. Năm dài tháng rộng, sao vợ dám chắc có đủ sức khi ngày nào cũng dậy sớm thức khuya?
Thương vợ nhưng chồng chưa biết phải làm sao để xoay chuyển góc nhìn của "nội tướng cô đơn". Chỉ mong vợ nới lỏng sự cầu toàn một chút để các con có cơ hội "luyện" nữ công gia chánh, để chồng cảm thấy mình không là người đàn ông chỉ biết lo kiếm tiền.
Theo VNE
Người đàn ông dành cho em Chỉ riêng mình anh dám nói câu "anh sẽ vẫn lấy em". Bởi thế mà em xa anh. Em không có quyền làm một người tốt như anh phải chịu thiệt thòi. Em đi qua mối tình đầu với đầy những đắng cay và mất mát. Em không như những cô gái khác, yếu đuối, khóc lóc hay muốn quyên sinh. Em luôn...